3.3.1. Thiết kế thang đo
Thang đo được tác giả sử dụng để thực hiện nghiên cứu được xây dựng trên thang đo của một số nghiên cứu tiêu biểu của Hackman & Oldham (1976), Kovach (1987), Tech-Hong & Waheed (2011),... ngoài ra có sự bổ sung một số thang đo của các nghiên cứu trong nước để đảm bảo sự phù hợp với thực tiễn nghiên cứu đối với khu vực công tại Việt Nam.
Từ hệ thống thang đo tổng hợp từ các nghiên cứu trước, tác giả phỏng vấn trực tiếp đến 10 cá nhân gồm các lãnh đạo các Đội thuế và các cán bộ, công chức công tác trên 10 năm tại Chi cục Thuế TP Nha Trang để đánh giá sự phù hợp cũng như điều chỉnh thang đo. Tác giả đã xây dựng thang đo cho 6 yếu tố tác động đến ĐLLV của công chức tại Chi cục Thuế TP Nha Trang như sau:
Bảng 3.2: Thang đo các yếu tố ảnh hƣởng
Ký hiệu Tên biến quan sát Nguồn
LT Tiền lƣơng - thƣởng
LT1 Tổ chức của anh/chị có chế độ phúc lợi tốt Trần Kim Dung (2012) LT2 Tiền lương, thưởng anh/chị được trả tương
xứng với kết quả đóng góp Netemeyer (1997) LT3 Anh/chị có thể sống dựa trên thu nhập từ Netemeyer (1997)
-33-
Ký hiệu Tên biến quan sát Nguồn
lương, thưởng của cơ quan
LT4 Tiền lương, thưởng được phân phối công
bằng Netemeyer (1997)
CV Đặc điểm công việc
CV1 Công việc phù hợp với tính cách và năng
lực chuyên môn Simon & Enz (1995)
CV2 Anh/chị có thể cân bằng giữa cuộc sống cá
nhân và công việc Trần Văn Huynh (2016)
CV3 Anh/chị không lo lắng về việc sa thải khi
làm việc tại Chi cục Thuế Kovach (1987) CV4 Anh/chị được giao quyền hạn phù hợp với
trách nhiệm công việc đảm trách
Hackman & Oldham (1976)
CV5 Anh/chị cảm thấy thú vị với công việc,
nhiệm vụ được giao Kovach (1987)
ĐG Sự công nhận kết quả đóng góp
ĐG1 Lãnh đạo đánh giá đúng năng lực của anh/chị
Trần Kim Dung & Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011)
ĐG2
Lãnh đạo cơ quan ghi nhận, khen thưởng chính xác, kịp thời kết quả, thành tích tốt của anh/chị trong công việc được giao
Lindner (1998) Tech- Hong & Waheed (2011)
ĐG3 Kết quả công việc của anh/chị được các
-34-
Ký hiệu Tên biến quan sát Nguồn
ĐG4 Chính sách khen thưởng rõ ràng, công bằng và công khai
Trần Kim Dung & Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011)
TT Cơ hội thăng tiến
TT1 Cơ hội thăng tiến công bằng cho cấp dưới Drafke & Kossen (2002) TT2 Anh/chị có nhiều cơ hội để thăng tiến trong
tổ chức
Thomson, Dunlevy & Bruce (2002)
TT3 Anh/chị hiểu rõ điều kiện để thăng tiến Trần Văn Huynh (2016) TT4 Thăng tiến là vấn đề được quan tâm trong
cơ quan Trần Văn Huynh (2016)
ĐN Đồng nghiệp
ĐN1 Các anh/chị phối hợp làm việc tốt với đồng nghiệp trong cơ quan
Tech-Hong & Waheed (2011)
ĐN2 Đồng nghiệp thường giúp đỡ anh/chị khi cần thiết
Chami và FullenKamp (2002)
ĐN3 Anh/chị cảm thấy có động lực trao đổi chuyên môn khi làm việc với đồng nghiệp
Vũ Quốc Hưng & Cao Thi Hào (2009)
ĐN4 Đồng nghiệp là những người đáng tin cậy Chami & FullenKamp (2002)
LĐ Mối quan hệ với cấp trên
LĐ1 Phong cách của cấp trên giúp anh/chị có động lực làm việc tốt hơn
Tech-Hong & Waheed (2011)
-35-
Ký hiệu Tên biến quan sát Nguồn
công việc (2011)
LĐ3 Cấp trên tôn trọng, tin cậy anh/chị trong công việc
Tech-Hong & Waheed (2011)
LĐ4 Cấp trên dễ dàng giao tiếp Ehlers (2003)
ĐL Động lực làm việc
ĐL1 Anh/chị cảm thấy hứng thú khi làm việc Tech-Hong & Waheed (2011)
ĐL2 Anh/chị được động viên khi làm việc Tech-Hong & Waheed (2011)
ĐL3 Anh/chị thường làm việc với tâm trạng tốt Tech-Hong & Waheed (2011)
Tất cả biến quan sát của các yếu tố sẽ được đo lường thông qua thang đo Likert với 5 mức độ tưong ứng gồm:
Mức 1: Hoàn toàn không đồng ý; Mức 2: Không đồng ý;
Mức 3: Bình thường; Mức 4: Đồng ý;
Mức 5: Hoàn toàn đồng ý.
3.3.2. Phƣơng pháp chọn mẫu
Các đối tượng được tiến hành khảo sát là các cán bộ công chức đang làm việc tại các đội thuế thuộc Chi cục Thuế TP Nha Trang theo phương pháp phi xác suất, theo nghiên cứu của Hair và cộng sự (2006), để đảm bảo kích thước mẫu đáp ứng phù
-36-
hợp cho phân tích nhân tố EFA, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt gấp 5 lần số biến quan sát. Dựa trên bảng tổng hợp thang đo của nghiên cứu, có 28 biến quan sát, vì vậy tác giả tiến hành khảo sát đến khi đạt mức tối thiểu 150 bảng khảo sát hợp lệ.
Các thông tin cần thu thập thông qua bảng khảo sát gồm:
+ Thông tin đánh giá của mỗi cá nhân (công chức tại Chi cục Thuế TP Nha Trang) về yếu tố ảnh hưởng đến ĐLLV thông qua thang đo của 7 yếu tố: Tiền lương - thưởng; Đặc điểm công việc; Sự công nhận kết quả đóng góp; Cơ hội thăng tiến; Đồng nghiệp; Mối quan hệ với cấp trên; Động lực làm việc.
+ Thông tin cá nhân của người thực hiện khảo sát, gồm: Giới tính, Độ tuổi, Trình độ học vấn, Thâm niên công tác.
Tiến hành khảo sát thực tế, tác giả chọn phương thức khảo sát bằng bản giấy và gửi trực tiếp đến các cá nhân đang làm việc tại các Đội thuế. Đối với các bảng khảo sát không hợp lệ do chọn nhiều đáp án hoặc bị bỏ trống, tác giả sẽ tiến hành gửi bảng khảo sát lại, hoặc bổ sung bằng cách khảo sát cá nhân mới khác để đảm bảo đủ 150 mẫu nghiên cứu.
3.4. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu 3.4.1. Đánh giá sơbộ 3.4.1. Đánh giá sơbộ
Để đánh giá phân tích độ tin cậy của thang đo, chúng ta sử dụng phương pháp kiểm định thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. “Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả‖ (Nguyễn Đình Thọ &
Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). “Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không; nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến –(trừ) tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo‖ (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng
-37-
Theo nhiều nghiên cứu trước cũng đồng tình cho rằng với mức giá trị Alpha trên 0,8 là thang đo tốt, từ 0,6 trở lên là sử dụng được. Giá trị Alpha càng cao thì độ tin cậy càng cao, tuy nhiên nếu giá trị quá lớn (>0,95) sẽ làm xuất hiện tình trạng đa cộng tuyến, nhiều biến trong thang đo không khác biệt. Ngoài ra, các biến có hệ số tương quan biến-tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại bỏ.
3.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi sử dụng phương pháp Cronbach Alpha dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo, chúng ta tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) giúp đánh giá hai loại giá trị quan trọng là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Phương pháp phân tích nhân tố EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau, nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau. Chúng ta sử dụng các chỉ số sau:
+ Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0,05): dùng để xem xét giả thuyết các biến có tương quan với nhau không. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0,05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.
+ Kiểm định KMO (Kaiser - Meyer - Olkin): dùng để so sánh độ lớn của hệ số tương quan giữa 2 biến Xi và Xj với hệ số tương quan riêng phần của chúng.
Để sử dụng phân tích nhân tố EFA thì hệ số KMO phải lớn hơn 0,5, nếu KMO nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu đang nghiên cứu. Theo Kaiser (1974) đề nghị, KMO >= 0,9 rất tốt; 0,8 <= KMO < 0,9 tốt; 0,7 <= KMO <0,8 được; 0,6 <= KMO <0,7 tạm được; 0,5 <= KMO <0,6 xấu; KMO <0,5 không chấp nhận.
+ Trị số Eigenvalue là một tiêu chí dùng để xác định số nhân tố giữ lại trong mô hình phân tích EFA. Chỉ những nhân tố có Eigenvalue > 1 mới được giữ lại trong phân tích.
+ Tổng phương sai trích >50%: Thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát. Nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu %.
-38-
+ Hệ số tải nhân tố (Factor loading) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA, giá trị này biểu thị mối quan hệ giữa biến quan sát với nhân tố với hệ số càng cao thì tương quan càng lớn và ngược lại. Hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu, lớn hơn 0,4 được xem là quan trọng và trên 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Tuy nhiên hệ số này còn phụ thuộc vào số lượng mẫu quan sát (kích thước mẫu), từng kích thước mẫu khác nhau sẽ có mức trọng số nhân tố khác nhau để biến quan sát có ý nghĩa thống kê. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng dữ liệu có 150 mẫu quan sát nên sẽ chọn mức hệ số tải nhân tố là 0,5.
3.4.3. Phân tích ma trận tƣơng quan (Pearson)
Sau khi tiến hành kiểm định phân tích EFA, bước tiếp theo chính là tạo biến đại diện cho mỗi nhóm nhân tố và tiến hành phân tích tương quan (correlation), hồi quy (regression).
Trước khi thực hiện kiểm tra hồi quy mô hình thì cần tiến hành phân tích tương quan giữa các nhân tố độc lập với nhân tố phụ thuộc. Từ đó chúng ta sẽ chọn những nhân tố độc lập thực sự có tương quan với nhân tố phụ thuộc và đưa những nhân tố đó vào hồi quy.
Hệ số tương quan Pearson đo lường mức độ tương quan tuyến tính giữa hai biến, về nguyên tắc, tương quan Pearson sẽ tìm ra một đường thẳng phù hợp nhất với mối quan hệ tuyến tính của 2 biến. Hệ số tương quan Pearson (r) sẽ nhận giá trị từ +1 đến -1. Điều kiện để tương quan có ý nghĩa là giá trị sig. <0,05
+ r < 0 cho biết một sự tương quan nghịch giữa hai biến, nghĩa là nếu giá trị của biến này tăng thì sẽ làm giảm giá trị của biến kia.
+ r = 0 cho thấy không có sự tương quan.
+ r > 0 cho biết một sự tương quan thuận giữa hai biến, nghĩa là nếu giá trị của biến này tăng thì sẽ làm tăng giá trị của biến kia.
3.4.4. Hồi quy đa biến
Trong sử dụng phần mềm SPSS, sau khi sử dụng các phân tích như hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích ma trận tương quan để loại
-39-
các biến không phù hợp và sắp xếp các biến độc lập thỏa mãn điều kiện hồi quy, chúng ta sẽ tiến hành hồi quy để xác định trọng số của các nhân tố độc lập tác động lên nhân tố phụ thuộc.
Kết quả của phương pháp hồi quy sẽ giúp chúng ta đưa ra được phương trình hồi quy của bài nghiên cứu, trong đó thể hiện được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố độc lập đến nhân tố phụ thuộc.
Trong hồi quy đa biến chúng ta cần chú ý đến các giá trị sau:
+ Hệ số xác định R2 và R2 hiệu chỉnh được dùng để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình, nó phản ánh mức độ biến độc lập được giải thích bởi biến phụ thuộc.
+ Giá trị sig của kiểm định F nhỏ hơn 0,05 là điều kiện để xác định mô hình hồi quy phù hợp tập dữ liệu, có thể sử dụng.
+ Giá trị sig của kiểm định t của biến độc lập nhỏ hơn 0,05 thì biến đó có tác động đến biến phụ thuộc. Mỗi biến độc lập sẽ có giá trị kiểm định t riêng.
+ Hệ số phóng đại phương sai VIF được xem xét để đánh giá có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra không. Hệ số VIF lớn hơn 10 sẽ xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, tuy nhiên theo Nguyễn Đình Thọ (2011) thì VIF lớn hơn 2 thì khả năng có thể xảy ra đa cộng tuyến.
+ Sau khi xem xét các hệ số để đánh giá mô hình, chúng ta sẽ dựa vào các hệ số tác động Coefficients để đưa ra phương trình hồi quy cũng như so sánh mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc.
TÓM TẮT CHƢƠNG 3
Trong chương 3, tác giả trình bày về phương pháp nghiên cứu của luận văn gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Trong đó dựa vào các nghiên cứu trước cũng như phỏng vấn chuyên sâu để thiết kế thang đo cũng như điều chỉnh thang đo. Từ thang đo này tác giả lựa chọn khảo sát ngẫu nhiên với mẫu có kích thước là 150 đơn vị. Bên cạnh đó tác giả cũng trình bày về các phương pháp phân tích sẽ được sử dụng đối với dữ liệu khảo sát thông qua phần mềm SPSS 20.
-40-
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong chương 4, luận văn sẽ trình bày kết quả nghiên cứu. Nội dung chính của kết quả nghiên cứu gồm có: đặc điểm mẫu nghiên cứu, kết quả kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích EFA của các thang đo, đánh giá mô hình đo lường, đánh giá mô hình yếu tố phân cấp, và đánh giá mô hình cấu trúc. Cuối cùng, luận văn thảo luận kết quả nghiên cứu (so sánh kết quả của luận văn với lý thuyết nền, nghiên cứu trước, trình bày kết quả mới được phát hiện từ nghiên cứu của luận văn).
4.1. Giới thiệu chung về Chi cục Thuế TP Nha Trang
Chi cục Thuế TP.Nha Trang trực thuộc Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa được thành lập từ ngày 01/10/1990 theo Quyết định số 315/QDD-BTC-TCCB ngày 21/8/1990 của Bộ Tài chính cùng với việc thành lập Hệ thống thuế Nhà Nước trực thuộc Bộ Tài chính thống nhất trong cả nước để quản lý công tác thu thuế và các khoản thu khác ngân sách theo chương trình cải cách Hệ thống thuế Việt Nam.
Kể từ khi thành lập đến nay với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ, sự đóng góp công sức của nhiều thế hệ lãnh đạo, cán bộ, công chức và người lao động qua các thời kỳ, Chi cục Thuế TP.Nha Trang đã 30 năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của ngành Thuế.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Thuế thành phố Nha Trang được thực hiện theo Quyết định số 110/QDD-BTC ngày 14 tháng 01 năm 2019 của Bộ Tài chính quy định cơ cấu tổ chức Chi cục Thuế quận, huyện, Chi cục Thuế khu vực.
Tổng biên chế công chức và người lao động theo Nghị định 68/NĐ-CP của Chi cục Thuế thành phố Nha Trang tính đến thời điểm 31/12/2019 là 161 công chức biên chế và 08 hợp đồng lao động, trong đó bao gồm 17 Đội Thuế,
-41-
trong đó có 10 Đội Thuế chức năng tại Văn phòng Chi cục Thuế và 07 Đội Quản lý Thuế xã, phường.
Hình 4.1: Sơ đồ Cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế thành phố Nha Trang
(Nguồn: Chi cục Thuế TP.Nha Trang 2020)
Cùng với sự phát triển chung của TP Nha Trang, Chi cục Thuế TP Nha Trang khắc phục các khó khăn (biên chế không tăng, NNT không ngừng tăng về số lượng và quy mô ngành nghề kinh doanh) để hàng năm hoàn thành thu NSNN vượt mức kế hoạch được giao trong giai đoạn 5 năm 2015 đến 2019 đã tăng 300% so với giai đoạn 2010-2014. Vì vậy để duy trì thành quả này cần có những nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực để có thể nâng cao năng suất, hiệu quả lao động của cán bộ công chức Chi cục Thuế để từ đó đáp ứng được