Bảng 5.1: Thống kê mô tả thang đo Tiền lƣơng – Thƣởng Số quan sát Gía trị trung bình Độ lệch chuẩn
LT1 150 3.37 .908
LT2 150 3.31 .802
LT3 150 3.53 .872
LT4 150 3.41 625
Valid N 150
-67-
Yếu tố ―Tiền lương – Thưởng‖ là yếu tố có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất đến động lực làm việc của công chức (β=0,423) và giá trị trung bình được đánh giá ở mức trung bình khá (mean = 3,405), cần thực hiện một số hàm ý chính sách như sau:
Dù thực tiễn cho thấy công chức hiện nay hiểu rõ cách thức chi trả tiền lương theo hệ, bậc gắn liền với thâm niên công tác nhưng trong suy nghĩ người lao động vẫn thể hiện rõ tâm lý sẽ nỗ lực cao hơn, toàn tâm toàn ý cho công việc khi có được thu nhập cao hơn. Thu nhập vẫn là yếu tố tác động mạnh nhất đến ĐLLV của công chức, do đó người lãnh đạo đơn vị cần có những chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề này.
Đối với chính sách tiền lương: Cần xác định chính xác những đóng góp, sự cống hiến của từng công chức một cách khách quan nhằm phát huy được năng lực, khả năng của từng công chức trong đơn vị. Đồng thời, đề cao được tinh thần trách nhiệm trong công việc khi thực hiện nhiệm vụ của cấp trên giao. Theo đó, căn cứ Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban chấp hành trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lãnh đạo trong doanh nghiệp quy định về mức lương cụ thể đối với công chức ở từng vị trí việc làm để tiến tới thực hiện quy định các chức danh lãnh đạo và mức lương của từng chức danh. Tạo điều kiện thuận lợi và là động lực cho công chức phấn đấu, phát huy hết năng lực cũng như khả năng của bản thân để được bố trí vào những vị trí cao hơn. Thực hiện xếp lương ngạch, bậc theo vị trí việc làm, tạo thuận lợi cho việc điều động, luân chuyển cán bộ trong hệ thống chính trị đúng với năng lực của họ. Thực hiện nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức; nâng ngạch công chức theo nguyên tắc bình đẳng và hiệu quả công việc.
-68-