Trong sử dụng phần mềm SPSS, sau khi sử dụng các phân tích như hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích ma trận tương quan để loại
-39-
các biến không phù hợp và sắp xếp các biến độc lập thỏa mãn điều kiện hồi quy, chúng ta sẽ tiến hành hồi quy để xác định trọng số của các nhân tố độc lập tác động lên nhân tố phụ thuộc.
Kết quả của phương pháp hồi quy sẽ giúp chúng ta đưa ra được phương trình hồi quy của bài nghiên cứu, trong đó thể hiện được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố độc lập đến nhân tố phụ thuộc.
Trong hồi quy đa biến chúng ta cần chú ý đến các giá trị sau:
+ Hệ số xác định R2 và R2 hiệu chỉnh được dùng để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình, nó phản ánh mức độ biến độc lập được giải thích bởi biến phụ thuộc.
+ Giá trị sig của kiểm định F nhỏ hơn 0,05 là điều kiện để xác định mô hình hồi quy phù hợp tập dữ liệu, có thể sử dụng.
+ Giá trị sig của kiểm định t của biến độc lập nhỏ hơn 0,05 thì biến đó có tác động đến biến phụ thuộc. Mỗi biến độc lập sẽ có giá trị kiểm định t riêng.
+ Hệ số phóng đại phương sai VIF được xem xét để đánh giá có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra không. Hệ số VIF lớn hơn 10 sẽ xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, tuy nhiên theo Nguyễn Đình Thọ (2011) thì VIF lớn hơn 2 thì khả năng có thể xảy ra đa cộng tuyến.
+ Sau khi xem xét các hệ số để đánh giá mô hình, chúng ta sẽ dựa vào các hệ số tác động Coefficients để đưa ra phương trình hồi quy cũng như so sánh mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc.
TÓM TẮT CHƢƠNG 3
Trong chương 3, tác giả trình bày về phương pháp nghiên cứu của luận văn gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Trong đó dựa vào các nghiên cứu trước cũng như phỏng vấn chuyên sâu để thiết kế thang đo cũng như điều chỉnh thang đo. Từ thang đo này tác giả lựa chọn khảo sát ngẫu nhiên với mẫu có kích thước là 150 đơn vị. Bên cạnh đó tác giả cũng trình bày về các phương pháp phân tích sẽ được sử dụng đối với dữ liệu khảo sát thông qua phần mềm SPSS 20.
-40-
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong chương 4, luận văn sẽ trình bày kết quả nghiên cứu. Nội dung chính của kết quả nghiên cứu gồm có: đặc điểm mẫu nghiên cứu, kết quả kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích EFA của các thang đo, đánh giá mô hình đo lường, đánh giá mô hình yếu tố phân cấp, và đánh giá mô hình cấu trúc. Cuối cùng, luận văn thảo luận kết quả nghiên cứu (so sánh kết quả của luận văn với lý thuyết nền, nghiên cứu trước, trình bày kết quả mới được phát hiện từ nghiên cứu của luận văn).