5. Kết cấu của đề tài
2.1.2. Đặc điểm Kinh tế-Xã hội
2.1.2.1. Nguồn lao động và dân s
Đakrông là một huyện có nhiều dân tộc cùng định cư và canh tác nên đặc điểm dân số, lao động, việc làm có những nét chính sau:
Bảng 2.1: Tình hình dân số, lao động của huyệnnăm 2018
Chỉ tiêu Số hộ Sốnhân khẩu (ngƣời) Số lao động Tổng số Nữ Tổng số Nữ 1 2 3 4 5 6 Năm 2018 9.511 44.047 22.009 26.901 13.164 Chia theo xã 1.Thị trấn Krông Klang 1.042 4.276 2.141 2.826 1.425 2. Ba Nang 562 3.491 1.721 1.559 761 3. A Vao 598 3.091 1.620 1.771 818 4. A Bung 632 2.649 1.344 1.520 735 5. A Ngo 726 3.337 1.674 2.033 905 6. Tà Rụt 1.085 4.647 2.373 2.392 1.220 7. Húc Nghì 370 1.739 857 871 437 8. Tà Long 719 3.675 1.809 2.184 1.160 9. Đakrông 1.178 5.894 2.904 2.775 1.358 10. Mò Ó 437 1.837 919 1.267 594 11. Hướng Hiệp 1.084 5.031 2.512 4.621 2.357 12. Triệu Nguyên 290 1.225 581 808 403 13. Ba Lòng 643 2.504 1.222 1.820 812 14. Hải Phúc 145 651 332 454 179
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đakrông)
Tính đến thời điểm hiện tại (31/12/2018) dân số huyện Đakrông là 44.047 người trên 9.511 hộ, đạt 4,63người/hộ; điều này chứng tỏ bình quân các hộ gia đình tương đối đông con; số người trong độ tuổi lao động là 26.091 người chiếm tỷ lệ
61% dân sốchứng tỏ nguồn nhân lực dồi dào huyện cần có chính sách thích hợp để
không lãng phí nguồn lực. Lao động nữ 13.164 người chiếm 48,9% chứng tỏ lao động nữ ở huyện tương đồng với lao động nam.
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
2.1.2.2. Tình hình cơ sở hạ tầng huyện Đakrông
Huyện Đakrông có đường huyện dài 169,462km. Đến năm 2018 có 14/14 xã
có đường ô tô về đến trung tâm xã với loại đường nhựa thâm nhập. Đường liên thôn, nội thôn đã và đang được xây dựng ở tất các các xã. Đến nay các xã đã được đầu tư lưới điện quốc gia đến trung tâm, người dân ở các xã đặc biệt là các xã A Ngo, A Vao, A Bung đều đã có điện để sử dụng. Các công trình thủy điện quy mô
vừa và nhỏ được xây dựng, có 05 công trình thủy điện ở huyện Đakrông trong đó có 03 công trình đã đi vào hoạt động và 02 công trình thủy điện ở La Tó-Húc Nghì và
Thuỷ điện Ba Nangđang được gấp rút hoàn thành.
Cấp nước sinh hoạt: Huyện có 01 nhà máy nước ở thị trấn Krông Klang (công suất 3000m3/ngày đêm), cung cấp nước sạch chủ yếu cho các cơ quan, hộ gia đình ở khu vực thị trấn.
Nước sinh hoạt: Hiện nay, trên địa bàn huyện có tổng số 60 công trình cấp nước sinh hoạt, trong đó: có 33 công trình đang sử dụng (tuy nhiên phần lớn các công trình bị bồi lấp đập đầu nguồn, các bể chứa tập trung hầu hết bị hỏng các van đóng mở do đó làm giảm công năng sử dụng), 27 công trình đã bị hư hỏng không còn sử dụng.
Bệnh viện, trạm xá: Huyện có 01 Trung tâm y tế tại thị trấn KrôngKLang, 01 phòng khám đa khoa khu vực tại trung tâm cụm xã Tà Rụt (TTCX), 14/14 xã có
trạm y tế.
Trường học: Huyện có 45 trường học (mầm non: 15 trường, Tiểu học: 12 trường; Trung học cơ sở: 12 trường, 2 trường phổ thông trung học, 01 Trung tâm GDNN- GDTX và 01 Trường phổ thông trung học nội trú) với 620 lớp học và 12.178 học sinh, 796 giáo viên.
Chợ: Toàn huyện chỉ có 02 chợ: Chợ trung tâm huyện ; TTCX Tà Rụt.
Mạng lưới đô thị: Hệ thống đô thị của huyện gồm 01 thị trấn Krông Klang và 01 thị tứ Tà Rụt.
2.1.2.3. Tình hình kinh tế xã hội
Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo giá trị sản xuất (GO) tăng 18,08% so
với năm 2017, đạt 101,7%. Trong đó: Nông - Lâm - Ngư nghiệp tăng 12,41%; Công TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
nghiệp - TTCN - Xây dựng tăng 21,49%; Thương mại - Dịch vụ tăng 20,64 %. Tổng vốn đầu tư phát triển là 223,52 tỷ đồng, đạt 111,7% kế hoạch, ước tổng thu ngân sách Nhà nước là 440,281 tỷ đồng. Trong đó: Thu trên địa bàn 27,964 tỷ đồng, đạt 150,2%
kế hoạch huyện phấn đấu. GRDP bình quân đầu người 20,9 trđ(KH 19,5 trđ).
- Diện tích gieo trồng cây hàng năm 7.210 ha, đạt 100% kế hoạch. Trong đó: Lúa nước 966,5 ha, đạt 96,65% kế hoạch.
- Tổng sản lượng lương thực có hạt 9.545,8 tấn, đạt 100,5% kế hoạch; (tăng
340,6 tấn, đạt 103,7% so vớinăm 2017).
- Chăn nuôi: Trâu 7.035 con (97,71% kế hoạch), bò 6.920 con (103,3% kế hoạch), lợn 8.950 con (85,21% kế hoạch); Tổng đàn dê 7.300 và gia cầm 90.000
con (94,56% kế hoạch).
- Trọng lượng thịt hơi xuất chuồng 1.100 tấn, đạt 114% kế hoạch (tăng 150 tấn so với năm 2017).
- Lâm Nghiệp: Tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng cao so với năm trước ước đạt 61,12 tỷ đồng, tăng 20,48% so với năm 2017 (theo giá so sánh năm 2010 đạt 106% kế hoạch)
Về văn hóa xã hội: Tổng số hộ nghèo toàn huyện 4.077 hộ, chiếm 40,06%,
giảm 5,58% so với năm 2017 (kế hoạch 5%); tổng số hộ cận nghèo là 846 hộ, chiếm
8,31%; tỷ suất sinhcuối nămđạt 26,25 ‰, tăng 2,78 ‰ so với năm 2017; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 2,14 % (kế hoạch 1,72%), tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng
(theo cân nặng) 1,53% (kế hoạch 1,5%), đào tạo, giải quyết việc làm cho 1.154 lao
động(KH 800 LĐ), đạt 144%, xuất khẩu 50 lao động(KH 30 lao động) đạt 166% - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn 319 lao động (kế hoạch300 lao động). - Công nhận văn hóa 28 thôn, khóm, đơn vị (kế hoạch: 20-25 làng, cơ quan đơn vị).
- Xây dựng xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế: 01 xã (kế hoạch 2 xã).
- Xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia: 09 trườngtrong đó (Mầm non 04, tiểu học 04, THCS 01) .
- Xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi: 4 xã (kế hoạch 8 xã).
(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội huyện đakrông năm 2018)
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế