Nghiên cứu này có ý nghĩa nhất định đối với các nhà quản lý của Huyện Đất Đỏ. Kết quả khảo sát đối với 154 CBCCVC cho thấy rằng mức độ hài lòng trung bình 3.7159 là khá cao tuy nhiên cũng cần tiếp tục nỗ lực cải thiện hơn nữa bởi trong môi trường cạnh tranh nhân lực ngày càng tăng giữa các địa phương trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cũng như giữa khu vực tư nhân và nhà nước, đặc biệt khi có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư trên địa bàn Huyện Đất Đỏ và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thì việc giữ chân CBCCVC, đặc biệt là các CBCCVC giỏi đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh của Huyện Đất Đỏ nói riêng và Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung. Do vậy, Lãnh Đạo Huyện Đất Đỏ cần phải nỗ lực thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao sự hài lòng trong công việc của CBCCVC. Bởi lẽ, khi có sự hài lòng trong công việc cao người lao động sẽ làm việc hiệu quả hơn và gắn bó lâu dài với đơn vị. Từ kết quả của phân tích hồi quy bội cho thấy rằng các thành phần ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của CBCCVC Huyện Đất Đỏ gồm khen thưởng, bản chất công việc, quan hệ với cấp trên, thu nhập và quan hệ với đồng nghiệp. Mức độ ảnh hưởng của các thành phần này được thể hiện thông qua hệ số hồi quy sẽ giúp cho các nhà quản lý của Huyện Đất Đỏ thấy được là nên tập trung nguồn lực để tác động vào thành phần nào để thúc đẩy nhanh hơn sự hài lòng trong công việc của CBCCVC.
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đo lường các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu. Khi đó giá trị khoảng cách sẽ là = (5-1)/5 = 0.8. với các mức ý nghĩa như sau:
1.00 – 1.80: Rất không đồng ý/ Rất không hài lòng/ Rất không quan trọng…
1.81 – 2.60: Không đồng ý/ Không hài lòng/ Không quan trọng… 2.61 – 3.40: Không ý kiến/ Trung bình…
3.41 – 4.20: Đồng ý/ Hài lòng/ Quan trọng…
4.21 – 5.00: Rất đồng ý/ Rất hài lòng/ Rất quan trọng…