Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ hành chính công và sự hài lòng của người dân tại UBND thành phố nha trang (Trang 45 - 47)

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3.1 Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha

phải lúc nào tất cả các biến quan sát chúng ta đưa ra để đo lường cho một nhân tố đều hợp lý, đều phản ánh được khái niệm, tính chất của nhân tố đó. Do vậy cần phải có một công cụ giúp kiểm tra xem biến quan sát nào phù hợp, biến nào không phù hợp để đưa vào thang đo. Công cụ đó là kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha. Như vậy dữ liệu nghiên cứu sẽ được kiểm định để đảm bảo các nhân tố sẽ đủ điều kiện cho phân tích nhân tố khám phá.

Theo Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), mức giá trị Cronbach’s alpha gồm:

Từ 0,8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt

Từ 0,7 đến gần bằng 0,8: thang đo lường sử dụng tốt Từ 0,6 trở lên: thang đo đủ điều kiện

Theo Nguyễn Đình Thọ (2009), hệ số Cronbach’s Alpha chỉ đo lường độ tin cậy của thang đo (bao gồm từ 03 biến quan sát trở lên) chứ không tính được độ tin cậy cho từng biến quan sát. Hệ số Cronbach Alpha có độ biến thiên trong đoạn [0,1]. Về lý thuyết hệ số này càng cao càng tốt (thang đo có độ tin cậy cao). Tuy nhiên điều này không hoàn toàn chính xác. Hệ số thang đo quá lớn (từ 0.95 trở lên) cho thấy nhiều biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau, hiện tượng này gọi là trùng lắp thang đo nên không chấp nhận được.

Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng Corrected Item - Total Correlation lớn hơn hoặc bằng 0,3 thì đạt yêu cầu. Đây là hệ số tương quan của 1 biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao, sự tương quan của biến với các biến khác trong nhóm càng cao. Các biến có hệ số tương quan tổng nhỏ hơn 0,3 được coi là không hợp lệ và bị loại khỏi thang đo. Tuy nhiên sau khi loại biến một số

thông tin liên quan sẽ bị mất đi vì vậy cần chú ý đến nội dung của thang đo trước khi loại biến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ hành chính công và sự hài lòng của người dân tại UBND thành phố nha trang (Trang 45 - 47)