Phân tích và mô tả chung về mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ hành chính công và sự hài lòng của người dân tại UBND thành phố nha trang (Trang 55 - 58)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Phân tích và mô tả chung về mẫu nghiên cứu

Để kết quả nghiên cứu phù hợp với bối cảnh nghiên cứu và mang tính chính xác thì phương pháp chọn mẫu rất quan trọng. Do vậy, tác giả đã sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện và phỏng vấn trực tiếp người dân đến sử dụng dịch vụ công tại UBND thành phố Nha Trang. Thời gian thực hiện thu thập dữ liệu nghiên cứu chính thức diễn ra bắt đầu từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 11 năm 2020.

Tổng số bảng câu hỏi đã phát ra là 280 mẫu và thu về phù hợp để phân tích là 239 mẫu. Nguyên nhân các mẫu bị loại do người dân đã không điền đầy đủ thông tin trong bảng câu hỏi hoặc trả lời các câu hỏi như nhau. Kết quả thu về hợp lý cho thấy mẫu nghiên cứu có những số đặc điểm sau:

Bảng 4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) Nam 116 48,5 Nữ 123 51,5 Giới tính Tổng cộng 239 100 Từ 18 đến dưới 20 28 11,7 Từ 20 đến 30 39 16,3 Độ tuổi

Từ 41 đến 50 34 14,2

Từ 51 đến 60 60 25,1

Trên 60 3 1,3

Tổng cộng 239 100

Phổ thông trung học hoặc thấp

hơn 106 44,4

Cao đẳng, đại học 85 35,5

Sau đại học 48 20,1

Trình độ

Tổng cộng 239 100

Quản lý, chuyên gia 10 4,2

Chuyên viên lĩnh vực dịch vụ 72 30,1

Nhân viên văn phòng, kinh

doanh 90 37,7

Nông lâm, thủy sản 38 15,9

Xây dựng, khai thác, bảo trì,

bảo dưỡng 6 2,5 Khác 23 9,6 Nghề nghiệp Tổng cộng 239 100 Nguồn: Kết quả tổng hợp (2020)

Nhìn chung, kết quả điều tra khá phù hợp. Cụ thể: Về giới tính đối tượng điều tra, 48,5% đối tượng nam tham gia trả lời câu hỏi và 51,5% là nữ. Về độ tuổi có tỷ lệ chiếm cao nhất trong nghiên cứu là từ 31 - 40, chiếm tỷ lệ 31,7%. Về trình độ học vấn chủ yếu người dân có trình độ phổ thông trung học và thấp hơn chiếm tỷ lệ 44,4%. Về nghề nghiệp, chủ yếu là nhân viên văn phòng và kinh doanh chiếm 37,7% - cao nhất trong nhóm.

Theo kết quả điều tra, lứa tuổi tham gia trả lời câu hỏi nhiều nhất từ 31 đến 40 tuổi chiếm 35,6%, lứa tuổi từ 20 đến 30 chiếm 25,8%, từ 41 đến 50 chiếm 17,4%, từ 51 đến 60 tuổi chiếm 8,7%, từ 18 đến 20 tuổi chiếm 6,8% và 5,7% còn lại là lứa tuổi trên 60.

Kết quả điều tra về trình độ học vấn thì trình độ học vấn trong nghiên cứu này khá đa dạng. Có khảng 106 người dân tham gia khảo sát có trình độ học vấn từ phổ thông trung học hoặc thấp hơn (chiếm 44,4%), trình độ cao đẳng và đại học là 85 người (chiếm 35,5%), còn lại 48 người dân có trình độ từ sau đại học (chiếm 20,1%).

Dựa theo kết quả nghiên cứu về nghề nghiệp cho thấy chủ yếu là chuyên viên, nhân viên Văn phòng và chuyên viên lĩnh vực dịch vụ. Cụ thể: khoảng 90 đáp viên tham gia khảo sát (chiếm 37,7%), khoảng 72 đáp viên là chuyên viên lĩnh vực dịch vụ (chiếm 30,1%), còn lại là các ngành nghề khác.

Về đối tượng khảo sát trong nghiên cứu này là khá hợp lý so với môi trường nghiên cứu tại thành phố Nha Trang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ hành chính công và sự hài lòng của người dân tại UBND thành phố nha trang (Trang 55 - 58)