Nguyễn Thành Trung (2006) thực nghiên cứu về “Nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm của Bảo Việt Việt Nam” tại thị trường Long An và chỉ ra 7 thành phần ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ bảo hiểm là: Sản phẩm bảo hiểm, phí bảo hiểm, công tác giám định bồi thường, chất lượng nhân viên/đại lý bảo hiểm, kênh phân phối, chính sách khách hàng và công tác tuyên truyền, quảng cáo. Đề tài này hướng đến nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm và phân tích sự hài lòng của khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ, tuy nhiên có một số thang đo chưa phù hợp.
Nghiên cứu của Trần Thị Thùy Dương (2012) cũng chọn lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ để nghiên cứu khi làm luận văn thạc sĩ với đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Nguyễn Văn Trọng (2014) nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng khi tham gia bảo hiểm tự nguyện. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng 6 nhân tố trên thật sự có tác động đến sự hài lòng của khách hàng (tổ chức, người dân) theo thứ tự quan trọng đó là: (1) Cơ sở vật chất; (2) Năng lực phục vụ của nhân viên; (3) Quy trình thủ tục hành chính; (4) Sự tin cậy; (5) Thái độ phục vụ của nhân viên; (6) Sự đồng cảm của nhân viên.
Nghiên cứu của Lê Kim Phượng (2016) nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về bảo hiểm nhân thọ Bảo Việt. Kết quả của các mô hình đo lường cho thấy các thang đo đều đạt độ tin cậy và giá trị cho phép. Trong
đó, mô hình sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bảo hiểm nhân thọ bao gồm 5 thành phần, đó là: (1) Năng lực phục vụ và đáp ứng khách hàng, (2) Sự hữu hình, (3) Sự tin cậy, (4) Chất lượng sản phẩm bảo hiểm, (5) Hình ảnh doanh nghiệp.