Quản lý tài sảncông trong trường học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài sản công ở các trường trung học phổ thông trực thuộc sở giáo dục và đào tạo quảng trị min (Trang 31 - 35)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.4. Quản lý tài sảncông trong trường học

1.2.4.1. Khái niệm quản lý tài sản công trong trường học

Quản l c sở vật chất trường học là tác động có mục đ ch của người quản l nhằm xây dựng, phát triển, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hệ thống c sở vật

chất trường học phục vụ đẳc lực cho công tác giáo dục và Đào tạo .

Kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ rõ: cơ sở vật chất trường học chỉ phát huy tác dụng tốt trong giáo dục và Đào tạo khi được quản lý tốt. Chính vì vậy, đi đôi với việc đầu tư trang bị, phải đặc biệt chú trọng đến việc bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất trường học một cách hợp lý. Cơ sở vật chất trường học là một lĩnh vực vừa mang tính kinh tế - giáo dục vừa mang tính khoa học giáo dục. Cho nên trong quản lý, một mặt phải tuân thủ theo các yêu cầu chung về quản lý kinh tế và quản lý khoa học, mặt khác, cần phải tuân thủ theo các yêu cầuquản lý chuyên ngành giáo dục.

Quản lý cơ sở vật chất trường học là một trong những nhiệm vụ của nhà quản lý giáo dục. Quản lý tốt cơ sở vật chất sẽ góp phần nâng cao từng bước chất lượng dạy học, làm cho mỗi học sinh có ý thức trong việc bảo quản cơ sở vật chất, từng bước tiến tới việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

êu cầu chung của quản lý cơ sở vật chất trường học:

Để quản lý cơ sở vật chất trường học, nhà quản lý cần nhận thức rõ và nắm vững các yêu cầu sau:

- Cơ sởlýluận vàthực tiễn về lĩnh vực quản lý chung và quản lý chuyên ngành.

- Các chức năng và nội dung quản lý, biết phân lập và phối hợp các nội dung quản lý, các mặt quản lý.

- Hiểu rõ yêu cầu của chương trình giáo dục và những điều kiện cơ sở vật chất trường họccần phải có để thực hiện chương trình.

- Có ý tưởng đối mới quản lý và quyết tâm thực hiện ý tưởng bằng một kế hoạch có tính khả thi.

- Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động mọi tiềm năng có thể của môi trường bên trong và môi trường bên ngoài ngành giáo dục và Đào tạo để phục vụ cho công tác giáo

- Có biện pháp tập trung mọi tiềm năng vật chất vào việc đảm bảo cơ sở vật chất trường học để nâng cao chất lượng giáo dục.

Các nguyên tắc quản lý cơ sở vật chất trường học:

Trang bị đầy đủ và đồng bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật cho việc dạy học và giáo dục. Nguyên tắc này được nêu ở Điều 44 của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thôngcó nhiều cấp học, quy định cụ thể cho các khối công trình như phòng học, phòng bộ môn, nhà tập đa năng, thư viện, khối hành chính - quản trị, khu sân chơi bãi tập, khu vệ sinh và hệ thống cấp thoát nước.

Bố trí hợp lý các yếu tố của cơ sở vật chất trong khu vực nhà trường; bố trí hợp lý địa điếm của nhà trường trong khu vực dân cư, các khối công trình trong nhà trường, làm cho quá trình dạy và học diễn ra đồng bộ có hiệu quả, tiết kiệm thời gian và sức lực.

Tạo ra toàn bộ môi trường vật chất mang tính sư phạm, các điều kiện về vệ sinh sức khoẻ, điều kiện an toàn, điều kiện thấm mỹ, làm cho nhà trường có bộ mặt sạch đẹp, yên tĩnh, trong sáng, cần thiết cho một cơ sở giáo dục.

Bố trí sử dụng tối ưu các thiết bị dạy học, thư viện trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục, không đế cho các thiết bị dạy học nằm trong kho chứa. Đồng thời làm cho mọi thành viên trong Hội đồng Sư phạm, đặc biệt là học sinh trong nhà trường được hưởng thụ chất lượng nhận thức do các phương tiện đó mang lại.

Tổ chức tốt việc bảo vệ, bảo quản cơ sở vật chất nhà trường, bảo trì các phương tiện vật chất - kỹ thuật của từng trường vì nó là tài sản xã hội phục vụ tốt cho sự nghiệp giáo dục của từng địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

Mỗi năm vào đầu năm học mới các trường phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, đế huy động sức người, sức của phục vụ cho việc tu bố, sửa chữa nhỏ cơ sởvật chất phục vụ năm học mới.

1.2.4.2. Nội dung quản lý cơ sở vật chất trường học

Nội dung quản lý cơ sở vật chất trường học gồm các nội dung công tác quản lý như: quản lý trường lớp, quản lý thiết bị dạy học và quản lý thư viện. Cụ thể:

Trường, lớp:

Trường,lớp là một bộ phận quan trọng hàng đầu trong toàn bộ cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục và Đào tạo . Trường lớp gồm hệ thống nhiều công trình được bố trí với các chức năng sử dụng khác nhau, ở đó hoạt động giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh diễn ra một cách có tố chức và khoa học, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục.

Trường lớplà bộ phận “vật chất hóa”, là một trong những điều kiện vật chất để thực hiện nguyên lý giáo dục.

Yêu cầu của trường lớp:

Theo thông tư số 12/2011/TT – BGDĐT ban hành ngày 28/03/2011 Tại điều 43 của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thôngcó nhiều cấp học nêu rõ:

Địa điểm địa điểm đặt trường phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

Trường học là một khu riêng được đặt trong môi trường thuận lợi cho giáo dục. Trường phải có tường bao quanh, có cổng trường và biển trường;

Đảm bảo cho học sinh đi lại thuận tiện và an toàn, đế huy động hết số học sinh trong độ tuổi và trong địa bàn đến lóp. Trường học nằm riêng biệt, có không gian yên tĩnh, tạo thuận lợi cho việc giảng dạy, học tập và sinh hoạt của thầy và trò.

Nội dung quản lý trường sở

Trong quản lý trường sở, các cấp quản lý giáo dục phải tuân thủ các chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Điều lệ trường trung học cơ sở. Bao gồm: kế hoạch xây dựng hoặc nâng cấp trường sở theo từng giai đoạn: từng năm hoặc vài năm nhằm đạt mục tiêu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục và Đào tạo

Đối với những trường xây dựng mới cần có bản quy hoạch và thiết kế trường học đáp ứng yêu cầu của sự phát triển giáo dục trong giai đoạn mới. Trường sở phải xây dựng theo đúng quy chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo . Phần lớn các trường là tận dụng trường sởcó sẵn, do đó phải cải tạo, nâng cấp dần để trường ra trường, lóp ra lớp. Trường sở đòi hỏi thường xuyên được cải tạo, nâng cấp.

Trường sở là một bộ phận quan trọng của cơ sở vật chất trường học. Để xây dựng trường sở phải tốn nhiều kinh phí của Nhà nước. Vì vậy, phải có kế hoạch sử dụng, bảo quản tốt để có thể sử dụng lâu dài.

Để sử dụng có hiệu quả trường sở, khi xây dựng phải chú ý đến các yêu cầu về mặt sư phạm, kinh tế, kỹ thuật, thấm mỹ, vệ sinh. Việc sử dụng trường sở cần phát huy hết hiệu suất và đúng tính chất của trường sở. Phòng học được dùng để dạyhọc, không dùng phòng học làm nhà ở, nhà kho. Phòng thí nghiệm với các thiết bị, bàn ghế đặc trưng, trang bị nguồn điện, nước không thể chuyển sang làm chức năng khác; không tùy tiện thay đổi, xê dịch.

Để sử dụng tốt và hiệu quả cơ sở vật chất, cần có sự phân công cho từng cá nhân hoặc tập thể phụ trách việc sử dụng và bảo quản trường sở. Ngay từ đầu năm học, phải kiểm kê thực trạng các phòng học, các khối công trình, có biên bản bàn giao và giao trách nhiệm cho giáo viên và học sinh bảo quản cơ sở vật chất trong suốt năm học. Có nội quy sử dụng và bảo quản được công bố đến học sinh và giáo viên. Có chế độ khen thưởng kịp thời đối với cá nhân và tập thế có ý thức bảo quản tốt, đồng thời xử lý nghiêm những tập thế, cá nhân thực hiện không tốt nội quy sử dụng, bảo quản trường sở. cần có kế hoạch kiểm kê định kỳ (nửa năm, một năm) kịp thời phát hiện hư hỏng Để sửa chữa kịp thời. Ngoài ra, mỗi trường cần có một bộ phậnchuyên trách bảo vệ trường sở.

* Quản lý thiết bị dạy học:

Thiết bị dạy học và cơ sở vật chất trường học nói chung là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục, góp phần vào chất lượng của nhà trường.

Để quản lý thiết bị dạy học cần:

Quán triệt các văn bản chỉ đạo của Nhà nước về công tác thiết bị như văn

quản và sử dụng đồ dùng dạy học. Phải có kế hoạch mua sắm trang bị, tu bổ, bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học.

Tố chức bồi dưỡng cho giáo viên, nhân viên về thức và kỹ năng sử dụng

thiết bị dạy học. Chỉ trên cơsởtrình độ chuyên môn vững vàng, sử dụng thành thạo

thiết bị dạy học người giáo viên mới dạy tốt và đáp ứng được yêu cầu đổi mói phương pháp dạy học. Do đó, giáo viên cần được bồi dưỡng kỹ năng sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học.

T chức khai thác, sử dụng: các cấp quản lý giáo dục cần có cơ chế khuyến

khích, động viên giáo viên sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học hiện có và tự làm để bài học sinh động và thực tiễn hơn đối với học sinh.

Giữ gìn, bảo quản thiết bị dạy học Thiết bị dạy học rất đa dạng và có những

yêu cầu khác nhau, phức tạp về sử dụng và bảo quản. Để giữ gìn và bảo quản tốt thiết bị dạy học, ngoài những quy định chung của Bộ GD&ĐT nhà trường cần có nội quy sử dụng rõ ràng đối với giáo viên và học sinh theo tình hình thực tế của trường. Tạo các điều kiện vật chất cần thiết để giữ gìn, bảo quản thiết bị dạy học; mồi trường trung học cơ sở phải có một cán bộ chuyên trách công việc này.

Thực hiện chế độ kiếm kê thiết bị dạy học theo định kỳ và kiểm tra đột xuất. Các kỳ kiếm kê phải xác định được danh mục các thiết bị đang có với hai thông tin cơ bản là số lượng và tình trạng. Từ đó đối chiếu với yêu cầu và tiêu chuẩn để xác định danh mục các đồ dùng còn thiếu, những đồ dùng chưa đạt yêu cầu, những đồ dùng cần thanh lý.

Kiểm tra, đánh giá Trêncơsở kiếm tra, đánh giá phát hiện những đơn vị và

cá nhân có thành tích về trang bị, tự làm, bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học. Đồng thời phát hiện và ngăn chặn những tiêu cực và lãng phí trong công tác quản lý thiết bị dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài sản công ở các trường trung học phổ thông trực thuộc sở giáo dục và đào tạo quảng trị min (Trang 31 - 35)