Những kết quả đạt được trong côngtác quản lý tài sảncông của Sở Giáo Dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài sản công ở các trường trung học phổ thông trực thuộc sở giáo dục và đào tạo quảng trị min (Trang 79)

5. Kết cấu của luận văn

2.4.2. Những kết quả đạt được trong côngtác quản lý tài sảncông của Sở Giáo Dục

Một là, hầu hết các trường đã tuân thủ và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trong khu vực hành chính sự nghiệp, thực hiện việc đầu tư, mua sắm bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước theo đúng quyđịnh, chấp hành các chế độ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quy chế mua sắm tài sản hiện hành bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước góp phần thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng cơ sở vật chất tại đơn vị. Việc đầu tư xây dựng và mua sắm tài sản được thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch, định mức, tiêu chuẩn và được xác định trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm. Đồng thời, để phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định an sinh xã hội.

Hai là, các trường đã thực hiện việc báo cáo thống kê hàng năm, việc quản lý, theo dõi, ghi chép trên sổ sách, tính giá trị hao mòn tài sản theo quy định, quy trình quản lý, theo dõi và xử lý tài sản cố định theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Nhìn chung, không có hiện tượng vượt tiêu chuẩn, định mức... dùng tài sản cho thuê, cho mượn hoặc liên doanh liên kết để thu tiền riêng cho đơn vị.

Ba là, các trường đã chủ động thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với ĐVSN công lập theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP được chính phủ ban hành ngày 14/02/2016. Đã ban hành quy chế chi tiêu nội bộ gắn với tình hình tài chính của đơn vị nhằm chủ động trong chi tiêu tài chính đạt hiệu quả cao nhất.

Bên cạnh đó, một số trường đã ban hành quy chế, quy định quy trình mua sắm, đầu tư trang bị, cấp phát cơ sở vật chất và quản lý sử dụng TSC của đơn vị mình.

Bốn là, Bộ Giáo dục và Đào tạo , Sở Giáo dục và Đào tạoQuảng Trị đã thực hiện việc phân cấp, phân quyền quyết định đầu tư cho các trường, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các trường cân đối nguồn tài chính của đơn vị mình để đầu tư, trang bị, cấp phát cơ sở vật chất nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu phục vụ Đào tạo và nghiên cứu khoa học của các đơn vị.

Năm là, việc phân bổ trang bị, cấp phát trang thiết bị, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất được thực hiện theo nhu cầu thực tế của các đơn vị, vừa tiết kiệm được nguồn ngân sách, vừa đáp ứng nhu cầu dạy và học của học sinh và giáo viên. Việc đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản tập trung, thực hiện việc mua sắm, trang bị theo quy định của Nhà nước, quan tâm tính toán hiệu quả sau đầu tư. Gắn quản lý tài sản với lập dự toán, cấp phát và thanh quyết toán kinh phí về đầu tư, mua sắm, sửa chữa, tôn tạo tài sản.

2.4.3. Một số hạn chế trong công tác quản lý tài sản công đối với các trường trung học phổthông trực thuộc SởGiáo dục và Đào tạo Quảng Trị

Thứ nhất, việc đầu tư xây dựng, mua sắm và quản l , sử dụng tài sản công

- Việc quản lý, sử dụng các tài sản vẫn dựa trên các biện pháp hành chính chưa sử dụng các biện pháp kinh tế để thúc đẩy mọi tổ chức, cá nhân sử dụng tài sản có hiệu quả và tiết kiệm. Cụ thể tài sản trong các trường mới chỉ dừng ở việc tính hao mòn hàng năm, vấn đề thanh lý được Nhà nước phân cấp cho các Bộ, ngành và bán thu tiền nộp vào ngân sách nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và được giữ lại để tái đầu tư mua sắm tài sản. Chưa có quy chế chung về quản lý và sử dụng tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước và tài sản phục vụ cho hoạt động sản suất kinh doanh, dịch vụ cần thu hồi vốn đầu tư tài sản qua trích khấu hao, nộp tiền sử dụng vốn. Đặc biệt nghĩa vụ tài chính của người sử dụng tài sản quá nhỏ, từ đó họ quản lý, sử dụng tài sản kém hiệu quả và lãng phí.

- Việc thực hiện quyết toán dự án hoàn thành được quy định theo thông tư 19/QĐ-BTC tối đã là 6 tháng kể từ ngày bàn giao dự án đưa vào sử dụng. Nhưng

việc thực hiện quyết toán còn quá chậm. Điều này là do công tác thực hiện quyết toán của các trường còn chậm, thiếu cán bộ có chuyên môn để thực hiện quyết toán. Ngoài ra, về phía các đơn vị liên quan như Kho bạc nhà nước, Sở Tài chính côngtác phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành vẫn đang diễn ra rất chậm, không tuân thủ quy định của Nhà nước về quyết toán dự án hoànthành.

- Hoạt động kết thúc thanh lý tài sản còn chưa được kiểm tra chặt chẽ về số lượng, chất lượng, đánh giá giá trị còn lại của tài sản không dựa trên hình thái thực tế của tài sản mà được đánh đồng chung theo từngloại.

Thứ hai, việc xây dựng tiêu chuẩn, định mức sử dụng các loại tài sản:

- Tiêu chuẩn, định mức, chế độ sử dụng các loại tài sản chủ yếu và phổ biến còn chưa sát với thực tế, mới chỉ thực hiện theo đúng tiêu chuẩn định mức quy định của Nhà nước, chưa xây dựng thống nhất định mức chi tiết, cụ thể trong việc sử dụng tài sản dùng chung; chưa xây dựng được các chỉ tiêu tính toán hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng tài sản nhà nước nên còn lãng phí và chưa đem lại hiệu quả trong quản lý.

- Quy định về chi đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định thực sự chưa đúng bản chất của công tác Đào tạo. Theo Nghị định số: 16/2015/NĐ-CP, số tiền chi đầu tư xây dựng, mua một số tài sản cố định phục vụ giảng dạy, thực hành, thực tập trong năm không được tính là chi phí thường xuyên, không dùng nguồn học phí để chi, làm cho việc đầu tư, nua sắm trong năm báo cáo gặp khó khăn, phức tạp.

Thứ ba, về tình hình báo cáo kê khai, báo cáo tình hình quản l , sử dụng tài

sản nhà nước

- Mới dừng ở việc báo cáo thống kê hàng năm, việc quản lý, theo dõi và xử lý tài sản cố định theo quy định của Nhà nước, song chưa đầy đủ nội dung. Đặc biệt công tác quản lý hồ sơ, lưu trữ chi tiết tài sản tại các đơn vị trực thuộc còn yếu,chưa theo dõi chi tiết lý lịch tài sản, nguồn kinh phí mua sắm, vị trí tài sản và trách nhiệm quản lý tài sản cá nhân, bộ phận. Đặc biệt là quá trình sử dụng tài sản, do vậy gây

nhiều khó khăn trongviệc tổng hợp số liệu, và những căn cứ xác thực để xử lý, mua sắm mới tài sản.

- Việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo còn thiếu chặt chẽ, chậm hiện đại hoá công nghệ quản lý... dẫn đến tình trạng các cơ quan quản lý chưa nắm vững được số lượng, khối lượng tài sản, thực tế tnh h nh quản lư và sử dụng tài sản; do đó việc quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản của một số đơn vị còn chưa phù hợp, nơi dư thừa, nơi thiếu.

Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thời gian nêutrên có nhiều, song có thể rút ra một số nguyên nhân chính sau đây:

- Trình độ của cán bộ quản lý TSC của các đơn vị còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng tài sản hiện nay.

- Thiếu sự quan tâm, giám sát, kiểm tra của cấp trên.

- Mặc dù các trường đã thực hiện thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với ĐVSN công lập theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP được chính phủ ban hành ngày 14/02/2016. Tuy nhiên, quyền tự chủ vẫn chưa cao, bị quánhiều ràng buột nên các trường vẫn không thể thực hiện tốt được việc quản lý và sử dụng TSC một cách có hiệu quả được.

CHƯƠNGIII. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG ỞCÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔTHÔNG

TRỰC THUỘC SỞGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có nhiều biến động phức tạp, nền kinh tế Việt Nam cũng phải đối mặt vớinhiều khó khăn, thách thức, thiên tai, dịch bệnh, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn diễn ra ở nhiều nơi. Một bộ phận cán bộ, công chức suy thoái về tư tưởng, đạo đức, chính trị, lối sống.

Trong thời gian qua, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta phấn đấu nỗ lực thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Sự nghiệp đổi mới của đất nước ta đã đem lại những thành tựuquan trọng, đó là: nền kinh tế tiếp tục phát triển duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối cao, chính trị ổn định, an ninh quốc phòngđược đảm bảo, quan hệ đối ngoại được mở rộng, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện.

Xu thế hiện nay của các nước ta là thúc đẩy mạnh mẽ việc hoàn thiện cơ chế quản lý TSC tại các ĐVSN nói chung và các trường trung học phổ thông nói riêng, với các lý do sau:

Xét ở góc độ vật chất, TSC ở các ĐVSN là một phần của cải của xã hội dưới hình thức hiện vật, được nhà nước giao cho khu vực công quản lý, sử dụng.

Nếu việc quản lý TSC hiệu quả, tiết kiệm, đáp ứng được đòi hỏi hợp lý của các quy luật kinh tế khách quan sẽ là động lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ngược lại, nếu việc quản lý TSC tại các ĐVSN không hiệu quả, không thích ứng với bối cảnh mới thì sẽ là lực cản cho quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Hoàn thiện cơ chế quản lý TSC tại các ĐVSN là một bộ phận của cải cách tài chính công, đây là xu hướng phổ biến của các nước có liên quan mật thiết với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và là yêu cầu bắt buộc đối với các nước khi tham gia vào các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế.

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ U CẦU HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRỰC THUỘC SỞGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ.

Quản lý tài sản công tốt sẽ góp phần phát huy hiệu quả sử dụng mang lại từ tài sản, phòng chống lãng phí, tiêu cực, thất thoát, tham nhũng, ổn định ngân sách.

Sau nhiều năm triển khai thực hiện Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008 và các văn bản pháp luật liên quan, để đáp ứng yêu cầu đổi mới của công tác quản lý, ngày 21/6/2017 Quốc hội đã ban hành, thay thế và đổi tên Luật Quản lý tài sản Nhà nước thành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực thi hành từ 01/01/2018.

Tiếp đó ngày 26/12/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2017/NĐ- CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Ngày 31/12/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 167/2017/NĐ- CP quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công thay thế cho Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007.

Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 về tiêu chuẩn định mức sử dụng máy móc, thiết bị thay thế Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 sau 2 năm triển khai thực hiện.

Về cơ bản, các văn bản pháp luật mới đều được ban hành vào cuối năm 2017, thay thế cho các văn bản cũ hết hiệu lực, để triển khai thực hiện đúng các vãn bản pháp luật trên cũng như ổn định, nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài sản công trong các Trường THPT trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị.

3.1.1. Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại các trường THPT trực thuộc SởGiáo dục và Đào tạo Quảng Trị.

Trên cơ sở các mục tiêu và thực tế nêu trên, đề tài đã đề xuất các phương hướng hoàn thiện công tác quản lý TSC tại các trường trung học phổ thông trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạoQuảng Trịcơ bản như sau:

- Đổi mới vai trò lãnh đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo đối với công tác quản lý tài sản công tại các trường THPT trực thuộc dựa trên những quy định về phân cấp quản lý tài sản công.

- Tiếp tục thực hiện nghiêm các văn bản về công tác quản lý tài sản công, chú trọng đến những nội dung mới ban hành, sửa đổi.

- Phảiđổi mới hệ thống cơ chế quản lý TSC tại các ĐVSN đảm bảo yêu cầu tăng cường quản lý TSC trên cơ sở pháp luật của nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của cơ chế quản lý TSC tại các ĐVSN.

- Đẩy mạnh phân định rõ phân cấp, phân quyền, gắn với trách nhiệm của cơ quan quản lý và cơ quan, đơn vị được giao sử dụng TSC. NhưngChính phủ vẫn thống nhất quản lý, đảm bảo sử dụng TSC tại các ĐVSN hiệu quả, tiết kiệm.

- Đổi mới cơ chế quản lý TSC tại các ĐVSN phải gắn với quá trình cải cách cơ chế quản lý hành chính theo nguyên tắc kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Chấp hành nghiêm quy định pháp luật công khai minh bạch các vấn đề về đầu tư xây dựng, mua sắm, điều chuyển thanh lý tài sản, bảo trì sửa chữa trụ sở....

- Tiếp tục tăng cường, đổi mởi công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý sử dụng tài sản công tại các đơn vị thuộc phạm vi quản lý đồng thời xử lý nghiêm các sai phạm.

- Đổi mới, triển khai áp dụng khoa học công nghệ vào quản lý tài sản công.

3.1.2. êu cầu hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại các trường THPT trực thuộc SởGiáo dục và Đào tạo Quảng Trị

Để thực hiện yêu cầu đổi mới của Đảng, Nhà nước, phục vụ sự nghiệp giáo dục của nước ta, khắc phục những tồn tại trong việc quản lý TSC tại các trường trung học phổ thông thời gian qua, việc hoàn thiện cơ chế quản lý TSC tại các trường trong thời gian tới phải đảm bảo các yêu cầu sau:

-Phân định rõ cơ chế quản lý tài sản nhà nước của cơ quan nhà nước với các trường THPT công lập, đảm bảo sự tách biệt giữa mô hình quản lý nhà nước với các trường trung học phổ thôngcông lập.

-Đổi mới cơ chế quản lý khấu hao tài sản cố định tại ĐVSN công lập. Về lâu dài, đối với các trường trung học phổ thông công lập cần thống nhất cơ chế khấu hao tài sản cố định và đưa vào hạch toán chi tiết cụ thể để việc theo dõi được chính xác hơn. Đổi mới tổ chức, hoạt động, nâng cao quyềntự chủ cho các đơn vị.

-Đổi mới chính sách và phương thức quản lý tài chính của các đơn vị.

-Đề xuất nghiên cứu, ban hành và hoàn thiện quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng TSC theo hướng có sự phân biệt giữa các trường trung học phổ thông công lập và cơ quan quản lý nhà nước đó là: Quy định “thoáng” hơn về việc sử dụng nguồn thu sự nghiệp để đầu tư, mua sắm tài sản; Phân cấp mạnh hơn cho các trường trung học phổ thông trong việc quyết định đầu tư, mua sắm, xử lý TSC.

-Đổi mới cơ chế quản lý đất đai. Hiện nay, hầu hết các Trường trung học phổ thôngnói riêng và các ĐVSN công lập nói chung hiện tại đang được Nhà nước “bao cấp” về đất đai, sử dụng đất nhưng không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; dẫn đến còn trình trạng sử dụng đất chưa thực sự hiệu quả và còn lãng phí.

-Tăngcường công tác quản lý, gồm: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các sai phạm trong việc sử dụng TSC tại các trường THPT.

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG ỞCÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔTHÔNG TRỰC THUỘC SỞ GIÁO DỤC CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔTHÔNG TRỰC THUỘC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ

Qua quá trình nghiên cứu, tác giả đề xuất có bốn nhóm giải pháp chính nhằm hoàn thiện nâng cao công tác quản lý TSC tại các trường trung học phổ thông trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạoQuảng Trị.

3.2.1. Hoàn thiện và ban hành quy chế quản lý, sử dụng tài sản công.

Hoàn thiện, bổ sung các tiêu chuẩn định mức sử dụng tài sản nhà nước tại các trường trung học phổ thôngcông lập đối với các tàisản là nhà làm việc, phương tiện đi lại, phương tiện thông tin và các thiết bị văn phòng phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng đơn vị. Việc thực hiện đầu tư xây dựng, mua sắm TSC được gắn

với tiêu chuẩn, định mức. Năng lực tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp nói chung và của ngành giáo dục nói riêng đã tăng đáng kể, đáp ứng yêu cầu của công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài sản công ở các trường trung học phổ thông trực thuộc sở giáo dục và đào tạo quảng trị min (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)