Tổchức quản lý tài sảncông của Sở Giáo dục vàĐào tạo Quảng Trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài sản công ở các trường trung học phổ thông trực thuộc sở giáo dục và đào tạo quảng trị min (Trang 63)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Tổchức quản lý tài sảncông của Sở Giáo dục vàĐào tạo Quảng Trị

2.3.1.1. Đặc điểm phân cấp quản lý tài sản công tại các trường Trung học phổ thông trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị

Công tác phân cấp quản lý tài chính được thực hiện chủ yếu ở 2 cấp:

* Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị Là đơn vị dự toán cấp 2, thực hiện

tổng hợp dự toán và chỉ tiêu kế hoạch Đào tạo của các đơn vị, trình UBND tỉnh Quảng Trị và thực hiện phân bổ lại cho các đơn vị thành viên. Quản lý, điềuhành, cân đối tài chính trong phạm vi toàn Sở phù hợp với nguồn lực tài chính và nhiệm vụ hàng năm của đơn vị. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ tài chính theo quy định hiện hành, thẩm tra và xét duyệt quyết toán cho các đơn vị trực thuộc. Đồng thời thực hiện công tác tổng kiểm kê và hàng năm phải báo cáo tình hình sử dụng tài sản của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị với UBND tỉnh Quảng Trị và Sở Tài Chính Quảng Trị. TSC của Sở Giáo dục và Đào tạoQuảng Trị được hình thành qua các nguồn đầu tý trực tiếp sau:

+ Về Nguồn Ngân sách Nhà nước cấp: Kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp cho xây dựng cơ bản; đầu tý chống xuống cấp các công trình của Sở Giáo dục và Đào tạoQuảng Trị; kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia phục vụ mua sắm, sửa chữa tài sản.

+ Về nguồn thu từ các đề tài dự án, các chương trình viện trợ: Các khoảnviện

* Các trường Trung học phổ thôngtrực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạoQuảng Trị: Là các đơn vị dự toán cấp 3, được giao quyền tự chủ về tài chính theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2016 của Chính phủ, có quy chế chi tiêu nội bộ riêng. Các trường Trung học phổ thông trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị có trách nhiệm lập dự toán thu chi tài chính định kỳ, trực tiếp sử dụng các nguồn lực tài chính được phân bổ và nguồn thu tại đơn vị để thực hiện nhiệm vụ được giao. Việc quản lý, đầu tưTSC của các trường trực tiếp từ các nguồn sau:

+ Về nguồn Ngân sách Nhà nước cấp: Nguồn kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp hàng năm chỉ được phục vụ cho công tác cải tạo, sửa chữa nhỏ cũng nhý mua sắm trang bị, cấp phát thiết bị có giá trị dưới 100 triệu đồng/năm. Việc đầu tý xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị phục vụ Đào tạo thì không được phẩn bổ trong danh sách chi thường xuyên của các đơn vị mà được phân bổ vào nguồn kinh phí không tự chủ, chi tiết theo từng hạng mục đầu tư mà các trường đã đề xuất từ cuối năm trước. Đây là nhiệm vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị, Sở sẽ căn cứ theo nguồn kinh phí của Tỉnh cấp về và tình hình thực tế tại các trường học để ưu tiên cho hạng mục nào được thi công trước và giá trị công trình.

+ Về nguồn thu sự nghiệp: Nguồn thu học phí của học sinh, thực hiện mức thu theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021;

+ Về nguồn kinh phí khác: Nguồn thu dịch vụ cho thuê tại các các trường, nguồn dạy thêm học thêm, thanh lý tài sản và dự án nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước (nếu có).

+ Đối với các công trình đầu tư xây dựng lớn: như đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà cửa, nguồn kinh phí xây dựng sẽ được cấp trực tiếp từ UBND tỉnh, các trường Trung học phổ thông và Sở giáo dục và Đào tạokhông được quản lý nguồn vốn này mà Ban đầu tư xây dựng tỉnh sẽ quản lý.

2.3.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý TSC tại các trườngTrung học phổ thông trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị

Bộ máy quản lý TSC tại các trường Trung học phổ thông trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạoQuảng Trị gồm: phòng Kế hoạch Tài chính Sở Giáo dục và Đào tạo , phòng Kế toán tại các trường Trung học phổ thôngtrực thuộc.

* Phòng Kế hoạch tài ch nh SởGiáo dục và Đào tạo Quảng Trị

Phòng Kế hoạch tài chính Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị có chức năng tham mưu giúp cho Giám đốc Sở về công tác kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư cơ sở vật chất của các đơn vị trực thuộc;thực hiện chức năng thẩm định, kiểm tra và trình Giám đốc Sở ban hành các quyết định đầu tư và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư của các trường trung học phổ thông

Tiến hành thẩm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ về việc sử dụng nguồn vốn đầu tư cở vật chất của các trường trung học phổ thôngtrực thuộc.

Ban hành các chuẩn mực, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn các trường thực hiện trong quá trình đầu tư, quản lý TSC theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Thực hiện tổng kiểm kê tài sản và báo cáo định kỳ cho UBND tỉnhvà Sở Tài chính Tỉnh Quảng Trị.

* Phòng kế toán tại các trường trung học ph thôngtrực thuộc tỉnh Quảng Trị

Các đơn vị dự toán cấp 3 (đơn vị trực thuộc) tùy vào tình hình thực tế về hoạt động quản lý tài chính, tài sản của đơn vị có phòng Kế toán, gồm 1 kế toán và thủ quỹ. Kế toán được trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên môn về quản lý tài sản phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Ngoài ra, một số trường còn phân công nhiệm vụ theo dõi quản lý TSC tại đơn vị mình cho phó hiệu trường chuyên trách. Người này sẽ theo dõi, giám sát tất cả các hoạt động, nghiệp vụ liên quan đến tài sản của đơn vị. Phê duyệt đề xuất của các bộ phận về đầu tư, sữa chửa hay mua sắm mới tài sản, thiết bị trước khi trình lên kế toán và thủ trưởng đơn vị.

Bộ máy quản lý TSC tại các trường trung học phổ thông trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị hoạt động tương đối tốt, Sở quản lý thống nhất về tài

chính và phân cấp cho các đơn vị trực thuộc thực hiện và chịu trách nhiệm trước Sở, tạo điều kiện cho công tác quản lý, điều hành nguồn tài chính và nâng cao trách nhiệm của từng đơn vị. Tuy vậy, một số đơn vị trực thuộc chưa phân cấp cụ thể trách nhiệm giữa bộ phận kế toán và cán bộ quản lý tài sản nên chồng chéo nhiệm vụ làm giảm hiệu quả quản lý tài sản của đơn vị.

2.3.1.3. Công tác quản lý TSC tại các trườngTrung học phổ thông trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị

Trong giai đoạn từ năm 2015-2017, các trường trung học phổ thông đã được Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị quan tâm sâu sắc trong việc đầu tý xây dựng cơ sở hạ tầng, trang bị, cấp phát trang thiết bị dạy học, phục vụ cho hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh.

Giá trị nguyên giá tài sản không ngừng được tăng lên, cụ thể: năm 2016 tổng giá trị tài sản tăng lên so với năm 2012 là 116.091 triệu đồng (tương ứng tăng 22.9%). (phụ lục 02)

Tài sản cố định là nhà cửa, vật kiến trúc chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị tài sản của các trường. Tài sản cố định vô hình có giá trị rất nhỏ, nguyên nhân do các trường chỉ mới được trang bị, cấp phát phần mềm kế toán, phầm mềm thư viện với giá trị chỉ khoảng 2 đến 3 triệu đồng cho 1 phần mềm.

Năm 2015 – 2017, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành rà soát và trang bị, cấp phát thiết bị dạy học thiết yếu cho các trường, các đơn vị còn thiếu. Do đó, ta có thể thấy được, giá trị tài sản cố định là máy móc thiết bị có sự biến động tăng rất lớn trong sự tăng lên của nguyên giá tài sản cố định.

Là trường chuyên duy nhất của Tỉnh, Trường Trung học phổ thông Chuyên Quảng Trị rất được Sở Giáo dục và Đào tạo chú trọng phát triển và đầu tư. Trong giai đoạn 2015-2017, trường đã được đầu tư nhiều gói thiết bị dạy chuyên lên đến 15 tỷ đồng.

2.3.2. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản

Hiện nay công tác đầu tư xây dựng cơ bản tại các trường Trung học phổ thông được phân cấp quản lý theo thông tư 08/2012/TT-BGDĐT và Quyết định

Thẩm quyền quyết định việc đầu tư xây dựng mới trụ sở làm việc và các công trình gắn liền với đất thuộc trụ sở làm việc từ nguồn vốn ngân sách đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị: thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý đầu tư xây dựng các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.

Đối với các công trình xây dựng mới cơ sở vật chất có giá trị trên 1 tỷ đồng, UBND tỉnh Quảng Trị sẽ rót vốn cho Ban đầu tư xây dựng Tỉnh Quảng Trị đứng ra làm chủ đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạokhông quản lý nguồn vốn này. Các trường trực thuộc được đầu tư xây dựng sẽ được tham gia vào ban giámsát công trình.

Đối với các công trình xây dựng, sửa chữa lớn, tăng cường cơ sở vật chất có giá trị dưới 1 tỷ đồng. Căn cứ theo nhu cầu đề xuất của các trường. Phòng kế hoạch Tài chính Sở Giáo Dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị tổng hợp, xin ngân sách từ tỉnh và điều phối ngân sách cho các đơn vị theo nguồn kinh phí không tự chủ. Các trường đứng ra làm chủ đầu tư và giám sát công trình của mình.

Trong 5 năm qua, tốc độ đầu tư về xây dựng cơ bản, tăng cường cơ sở vật chất của Sở giáo dục và Đào tạo cho các trường Trung học phổ thôngkhông ngừng tăng lên, nhưng không đáng kể. Tính đến năm 2017 tổng mức đầu tư cho tăng cường cơ sở vật chất là 8.983 triệu đồng, tăng 16% so với năm 2015 (tương đương tăng 1.259 triệu đồng. Trong đó nguồn ngân sách tăng 19% và nguồn đối ứng cho đầu tư xây dựng giảm 18%. Mức đầu tư cho tăng cường vật chất năm 2017 giảm 689 triệu đồng so với năm 2016 (tương đương giảm 7%).

Dưới đây là số liệu đầu tư tăng mới cơ sở vật chất của các trường Trung học phổ thông được Sở giáo dục và Đào tạo Quảng Trị phân bổ. Nguồn xây dựng cơ bản được hình thành từ 2 nguồn chính sau: Nguồn ngân sách không tự chủ và nguồn đối ứng (học phí, quỹ đầu tư phát triển tại các đơn vị).

Bảng 2.2 Bảng tổng hợp số liệu tăng cường cơ sở vật chất ở các trường Trung học phổ thôngtrực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạoQuảng Trị giai đoạn 2015-2017

ĐVT triệu đồng

Năm Năm Năm So sánh So sánh

+/- % +/- %

1 Nguồn ngân sách 8.134 9.000 8.471 866 10,6 -529 -6,2 2

Nguồn đối ứng (học phí, quỹđầu tư phát

triển đơn vị)

545 672 512 127 23,3 -160 -31,2

(Nguồn: SởGiáo dục và Đào tạo Quảng Trị)

Biến động của nguồn vốn đầu tư xây dựng tăng cường cơ sở vật chất một phần là do nhu cầu sữa chữa, đầu tư mà các trường đề xuất và nguồn ngân sách mà UBND tỉnh phân bổ cho Sở Giáo dục. Từ đó, cán bộ chuyên quản của Phòng Tài chính Kế hoạch Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp đưa ra số vốn đối ứng cần có để bổ sung vào nguồn đầu tư, trình Giám đốc phê duyệt và phân bổ về cho các đơn vị thông qua quyết định phân bổ ngân sách hàng năm.

* Công tác quản lý đầu tư trang bị, cấp phát, quản lý và sử dụng tài sản thiết bị máy móc

Thẩm quyền quyết định mua sắm tài công tại các trường trung học phổ thông trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạoQuảng Trị:

- UBND tỉnh quyết định mua sắm sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Thường trực HĐND tỉnh đối với các loại tài sản sau:

(i) Trụ sở làm việc gắn liền với quyền sử dụng đất. (ii) Xe ô tô phục vụ công tác, xe ôtô chuyên dùng. [38]

(iii)Đối với tài sản là phương tiện giao thông vận tải, máy móc, trang thiết bị làm việc, tài sản cố định khác, phần mềm, thẩm quyền quyết định mua sắm được qui định như sau:

(iv)UBND tỉnh quyết định phê duyệt kế hoạch, danh mục mua sắm tài sản hàng hóa, dịch vụ hàng năm đối với tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.

(v) Giám đốc các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã Quảng Trị và Thành phố Đông Hà (gọi chung là UBND cấp huyện) phê duyệt kế hoạch, danh mục mua sắm tài sản hàng hóa, dịch vụ hàng năm đối với tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 500triệu đồng.

(vi)Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ dự toán ngân sách được giao, quyết định trang cấp các tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng. [38]

-Việc mua sắm tài sản không phải là trụ sở làm việc, xe ô tô từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, từ nguồn vốn huy động theo chế độ quy định để phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp hoặc sản xuất kinh doanh, dịch vụ của cácđơn vị sự nghiệp công lập, thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ vào kế hoạch, dự toán, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tiêu chuẩn định mức sử dụng và nhu cầu cần thiết phục vụ hoạt động của đơn vị để quyết định việc mua sắm cho phù hợp, bảo đảm tiết kiệm và hiệuquả.

Trong 3 năm qua, Sở Giáo dục và Đào tạoQuảng Trị vẫn luôn chú trọng đầu tư trang bị, cấp phát cơ sở vật chất, hạ tầng kỷ thuật, máy móc thiết bị phục vụ cho công tác Đào tạo , giảng dạy của các trường theo tình hình thực tế và nhu cầu của các trường. Tổng giá trị tài sản năm 2017giảm 1.597 triệu đồng so với năm 2015 tương ứng giảm 9.6%, và số kinh phí đầu tư trang thiết bị tài sản cố định giảm trong 3 năm gần đây, điều này được thể hiện qua bảng 2.6.

Nguyên nhân là do vào năm 2014, Sở Giáo dục và Đào tạo đã trang bị, cấp phát riêng cho trường THPT Chuyên Quảng Trị một gói thiết bị dạy học trường chuyên lên đến 8.3 tỷ đồng. Đồng thời, giai đoạn năm 2015-2017, Sở giáo dục Đào tạo đã tiến hành rà soát và bổ sung các thiết bị máy móc thiết yếu cho các trường, những năm sau chỉ đầu tư thay thế hoặc tăng cường nếu có nhu cầu phát sinh.

Thực trạng công tác quản lý tài sản của Các trường trung học phổ thôngtrực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị còn nhiều bất cập, manh mún, thiếu tính chuyên nghiệp và vẫn chưa tuân thủ đúng các quy định hiện hành của nhà nước. Điều này được thể hiện như sau:

Thứ nhất, do nguồn kinh phí của các đơn vị là không đồng đều và thường là không cao vì vậy các đơn vị khi lập dự toán đầu năm thường đề xuất phân bổ nhiều hơn nhu cầu thực tế, hoặc có những tài sản đơn vị không có nhu cầu sử dụng nhưng vẫn được phân bổ về để thực hiện một chức năng nào đó. Có những tài sảntừ lúc mua sắm về cho đến lúc thanh lý vẫn chưa được sử dụng bao giờ, cũng có những tài sản đã hư hỏng khá nặng những vẫn phải tận dụng tối đa để sử dụng do không được đầu tư mới.

chuyên môn nghiệp vụ kế toán vì vậy khi thực hiện kiểm kê, tính khấu hao tà sản thường không đúng theo quy định của Bộ tài chính ban hành. Công tác tính khấu hao tài sản mới chỉ mang tính hình thức, chưa thể hiện hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng TSC.

Thứ ba, do đơn vị thường không thực hiện đánh giá lại chất lượng tài sản của đơn vị cũng như không thực hiện duy tu, bảo dưỡng tài sản định kỳ vì vậy để xảy ra hiện tượng tài sản ngày một kém phẩm chất, khả năng sử dụng thấp.

Thứ tư, công tác thực hiện báo cáo công khai, báo cáo tình hình sử dụng tài sản không đúng quy định, Các trường trung học phổ thông trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạoQuảng Trị thiếu sự kiểm tra, giám sát một cách thường xuyên vì vậy có hiện tượng thất thoát TSC nhưng không bị xử lý.

2.3.2.3 Công tác quản lý thanh lý tài sản công

Sau mỗi đợt kiểm kê tài sản cuối năm, các đơn vị tổng hợp tài sản cần đươc thanh lý do hư hỏng hoặc hết thời hạn sử dụng gởi Phòng Kế hoạch Tài Chính– Sở Giáo dục và Đào tạoQuảng Trị.

Sau thời gian 30 ngày, Sở Giáo dục và Đào tạo , Sở Tài chính, Sở Khoa học và công nghệ sẽ đến từng đơn vị để thẩm định, đánh giá giá trị còn lại của tài sản cần thanh lý.

Sau khi xác định được giá trị còn lại, lập biên bản thống nhất giữa đơn vị quản lý tài sản và đơn vị sử dụng tài sản về giá trị, số lượng của tài sản, đơn vị sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài sản công ở các trường trung học phổ thông trực thuộc sở giáo dục và đào tạo quảng trị min (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)