5. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Thực trạng tài sảncôn gở các trường THPT trựcthuộc sở Giáo dục vàĐào
Đào tạo Quảng Trị
Trong quá trình xây dựng và phát triển của các trường THPT trực thuộc Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Quảng Trị từ năm 1989 đến nay, TSC của các trường THPT quản lý đã không ngừng được đầu tư, phát triển cả vềsố lượng và giá trị, với nguồn hình thành hết sức đa dạng: Nhà nước giao quản lý, bàn giao từ Sở Tài chính, nguồn NSNN, quỹ phát triển hoạtđộng sự nghiệp và các nguồn quỹ hợp pháp khác, ngoài ra còn có một bộ phận tài sản được hình thành từ các dự án, nguồn tài trợ, viện trợ của một số Chính phủ, tổ chức nước ngoài. Theo số liệu tổng hợp từ các đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản thì tổng giá trị TSC do các trường THPT đang quản lý, sử dụng (tính đến thời điểm 31/12/2018) là: 220.001,7 triệu đồng, được giao cho 34 đơn vị dự toán (trường THPT) trực thuộc trực tiếp quản lý, sử dụng (tỷ trọng từng loại tài sản thể hiện qua Hình 2.1), trongđó: tài sản là đất chiếm tỉ trọng cao nhất là 77,59% (giá trị 170.693,1 triệu đồng), tiếp theo là giá trị tài sản là nhà chiếm 16,30% (35.865,9 triệu đồng), giá trị tài sản là phương tiện vận chuyển (xe ô tô) chiếm 2,98% (6565,2 triệu đồng) và các tài sản khác có giá trị trên 500 triệu đồng/1 đơn vị tài sản chiếm 3,13% (6.877,5 triệu đồng).
Bảng 2.1 Giá trị tài sản công các trường THPT trực thuộc sở Giáo dục và Đào tạo QuảngTrị 2016 2017 2018 Giá trị ( triệu đồng ) Cơ cấu ( % ) Giá trị ( triệu đồng ) Cơ cấu ( % ) Giá trị ( triệu đồng ) Cơ cấu ( % ) Tài sản công là đất 150.588,5 80,90 160.566,0 80,49 170.693,1 79,97 Tài sản công là nhà 29.586,6 15,90 32.569,5 16,33 35.865,9 16,80
Tài sản khác 5.955,9 3,20 6.358,5 3,19 6.877,5 3,22
Tổng tài sản 186.131,0 100 199.494,0 100 213.436,5 100
Nguồn Sở Giáo dục và Đào tạotỉnh Quảng Trị
2.2.2.1. Tài sản công là đất
Tổng diện tích đất các trường THPT được giao quản lý là 783.539,90 m2, gồm 35 cơ sở đất trụ sở ở 9 huyện, thành phố, thị xã và được giao cho 35 đơn vịdự toán trực thuộc trực tiếp quản lý, sử dụng, gồm:
- Các trường THPT trên địa bàn thành phố Đông Hà: Được giao quản lý, sử dụng 60.283,80 m2 đất (chiếm tỉ lệ 7,69% tổng quỹ đất của Các trường THPT quản lý), nguyên giá 72.036,0 triệu đồng.
- Các trường THPT thị xã Quảng Trị: Được giao quản lý, sử dụng 142.135,70 m2 đất chiếm tỉ lệ 18,14% tổng quỹ đất của Các trường THPT quản lý), nguyên giá 28.428.0 triệu đồng .
- Các trường THPT trên địa bàn huyện Triệu Phong: Được giao quản lý, sử dụng 167.054,80 m2 đất (chiếm tỉ lệ 21,32% tổng quỹ đất của Các trường THPT quản lý), nguyên giá 7.982,7 triệu đồng.
Các trường THPT trên địa bàn Huyện Hải Lăng,: Được giao quản lý, sử dụng 67.917 m2 đất (chiếm tỉ lệ 8,67% tổng quỹ đất của Các trường THPT quản lý), nguyên giá 18.957,6 triệu đồng.
Các trường THPT trên địa bàn Huyện Cam Lộ: Được giao quản lý, sử dụng 130.428m2 đất (chiếm tỉ lệ 16,65% tổng quỹ đất của Các trường THPT quản lý). Phần diện tích đất này chưa được bố trí đủ ngân sách để trả huyện nên chưa được xác định nguyên giá đất để hạch toán.
Các trường THPT trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, Gio Linh: Được giao quản lý, sử dụng 56.239,20m2 đất (chiếm tỉ lệ 7,18% tổng quỹ đất của Các trường THPT quản lý), nguyên giá 29.075,2 triệu đồng .
Các trường THPT trên địa bàn huyện Hướng Hóa và Đa Krông: Được giao quản lý, sử dụng 159.481,40m2 đất (chiếm tỉ lệ 20,35% tổng quỹ đất của Các trường THPT quản lý), nguyên giá tài sản là 14.213,6 triệu đồng.
Theo mục đích sử dụng thì TSC là đất do Các trường THPT quản lý được sử dụngcho các mục đích sau:
+ Diện tích đất được sử dụng cho hoạt động sự nghiệp (Đào tạo , nghiên cứu khoa học) là 761.313,35 m2 (chiếm 97,16% quỹ đất của Các trường THPT).
+ Đất được sử dụng làm nhà công vụ hoặc đã phân chia cho cán bộ từ những thời kỳ trước đây nhưng chưa làm thủ tục tách, chuyển về địa phương quản lý là 2.085,77 m2 đất (chiếm tỉ lệ 0,27% tổng quỹ đất Các trường THPT quản lý).
+ Diện tích đất sử dụng cho mục đích cho thuê, liên doanh, liên kết là 17.495,10 m2 (chiếm tỉ lệ 2,23% tổng quỹ đất của Các trường THPT).
+ Diện tích đất bị lấn chiếm: 2.645,68 m2 (chiếm tỉ lệ 0,34% tổng quỹ đất của Các trường THPT).
Qua số liệu có thể rút ra một số nhận xét sau:
Một là, TSC là đất do Các trường THPT quản lý, sử dụng có trên địa bàn nhiều huyện, thành phố, thị xã. Nguyên giá đất là mức giá được hạch toán trên sổ sách kế toán của đơn vị sử dụng tài sản, tính theo Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh (nơi có có sở nhà đất của Các trường THPT) ban hành theo quy định, nguyên giá đất đó có giá trị nhỏ hơn nhiều so với giá đất trên thị trường (thường chỉ bằng từ 50% đến 60% giá thị trường) và giá trị hạch toán nguyên giá đất của các đơn vị quản lý, sử dụng đất có vấn đề bất cập.
Hai là, một số diện tích đất của Các trường THPT sử dụng chưa đúng mục
đích khi được giao đất (cho thuê, làm nhà cho cán bộ ở) hoặc có tồn tại chưa được xử lý dứt điểm theo quy định (bị lấn chiếm, đất đã phân chia cho cá nhân nhưng chưa làm thủ tục ghi giảm sổ sách kế toán).
Ba là, một số đơn vị chưa tách được số liệu nguyên giá đối với các cơ sở đất
được giao quản lý hoặc chưa hạch toán được nguyên giá đất đối với một số cơ sở đất được giao quản lý, chứng tỏ số liệu về giá trị TSC của Các trường THPT chưa được cập nhật đầy đủ và công tác hạch toán kế toán đối với TSC của các đơn vị này chưa tốt, cần có sự rà soát và hoàn thiện.
2.2.2.2. Tài sản công là nhà
Các trường THPT đang quản lý, sử dụng 261 tài sản là nhà với diện tích sử dụng 260.266 m2, nguyên giá là 35.865,9 triệu đồng và GTCL 16.445,9 triệu đồng.
Trong cơ cấu TSC là nhà tại Các trường THPT có:
- 16 nhà cấp 1, chiếm tỉ lệ 6,13% trong tổng số nhà Các trường THPT đang quản lý, sử dụng.
- 47 nhà cấp 2, chiếm tỉ lệ 18,01% trong tổng số nhà Các trường THPT đang quản lý, sử dụng.
- 74 nhà cấp 3, chiếm tỉ lệ 28,35% trong tổng số nhà Các trường THPT đang quản lý, sử dụng.
- 124 nhà cấp 4, chiếm tỉ lệ 47,51% trong tổng số nhà Các trường THPT đang quản lý, sử dụng.
Chiếm tỉ trọng lớn là các toà nhà được xây dựng từ những năm 1990 hoặc các công trình tiếp nhận lại từ chế độ cũ, xây dựng từ trước năm 1990nên hầu hết đã xuống cấp và được quy hoạch, thiết kế không phù hợp với một cơ sở Đào tạo như Các trường THPT Cam Lộ, THPT Gio Linh, THPT Hướng Hóa; cán bộ, giáo viên chưa có đủ chỗ làm việc, nghiên cứu theo tiêu chuẩn, gây khó khăn cho công tác quản lý và bố trí các trang thiết bị văn phòng để làm việc.
Trong thời gian một vài năm trở lại đây, các trường THPT đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, tài sản là nhà, trụ sở nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, tuy nhiên qua trình triển khai thực hiện gặp rất nhiều khó khăn do số lượng tài sản là nhà, trụ sở đã xuống cấp quá nhiều, các công trình đầu tư mới lại đòi hỏi nhu cầu vốn lớn trong khi điều kiện nguồn lực tài chính từ NSNN được đầu tư hàng năm hết sức hạn chế và do đặc thù hoạt động của mình nên các trường THPT hết sức khó khăn trong việc huy động các nguồn lực tài chính ngoài NSNN như các ĐVSN khác (nguồn thu, xã hộihóa đầu tư…).
Qua số liệu tại có thể rút ra một số nhận xét như sau:
Một là, TSC là nhà của Các trường THPT có nhiều công trình đã cũ, tổng GTCL chỉ bằng 45,85% tổng nguyên giá, có thể dẫn đến kinh phí cần thiết để duy tu, bảo dưỡng, cải tạo sửa chữa, tài sản lớn và cần xem xét hiệu quả kinh tế giữa đầu
tư cải tạo tài sản để tiếp tục sử dụng các công trình đã quá cũ, xuống cấp với việc đầu tư xây mới để thay thế.
Hai là, tỉ lệ nhà cấp 4 của Các trường THPT khá cao (chiếm tới 47% trong tổng số), cóđơn vị nhà cấp 4 chiếm tới 58,62% số lượng nhà đang quản lý, sử dụng (HVBC), thậm chí tới 60% (HVHC) phần nào phản ánh mức độ quan tâm đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất của Các trường THPT chưa được cao. Mặt khác, hạn chế này cũng gây khó khăn cho việc khai thác, sử dụng (bố trí chỗ làm việc cho cán bộ) và đầu tư, hiện đại hóa các TSC khác là trang thiết bị.
Ba là, TSC là nhà chủ yếu được đầu tư từ nguồn NSNN, tỉ lệ đầu tư từ nguồn vốn khác hết sức hạn chế (chỉ chiếm 0,55%) phản ánh cơ chế huy động các nguồn lực phát triển TSC là nhà của Các trường THPT còn chưa linh hoạt, hiệu quả, chủ yếu phụ thuộc vào NSNN. Trong điều kiện khó khăn về NSNN thì Các trường THPT cần nghiên cứu cơ chế huy động các nguồn lực khác ngoài NSNN cho đầu tư để khắc phục tình trạng thiếu vốn so với nhu cầu như hiện nay.
2.2.2.3. Tài sản công có giá trị 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản
Số lượng TSC có nguyên giá 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản do Các trường THPT đang quản lý là 10 tài sản, với nguyên giá 6.877,5 triệu đồng, GTCL 2.344,5 triệu đồng (bằng 34 % nguyên giá).
Từ đó có thể rút ra một số nhận xét như sau:
Một là, số lượng tài sản loại này không nhiều do Các trường THPT là một cơ sở Đào tạo , nên tài sản là trang thiết bị chủ yếu là các tài sản phục vụ quản lý, chuyên môn, có giá trị 1 đơn vị tài sản không lớn: máy tính, máy in, máy photo, máy chiếu… tài sản có giá trị trên 500 triệu/1 đơn vị tài sản chủ yếu là máy móc kỹ thuật để vận hành cơ sở vật chất hoặc các công trình hạ tầng, kiến trúc: máy phát điện, đường nội bộ, vườn hoa cây cảnh.
Hai là, toàn bộ tài sản khác (ngoài nhà, đất, xe ô tô) có nguyên giá 500 triệu trở lên đều được đầu tư từ nguồn NSNN. Do tính đặc thù trong chức năng, nhiệm vụ và hoạt động nên nguồn thu của Các trường THPT hết sức hạn chế, chủ yếu là
NSNN cấp để hoạt động, vì vậy các tài sản có giá trị lớn, từ 500 triệu trở lên/1đơn vị tài sản đều được Các trường THPT chủ trương đầu tư từ NSNN.
Ba là, GTCL của các tài sản có nguyên giá trên 500 triệu đồng khá thấp. Giá trị còn lại trên nguyên giá tài sản của tài sản có giá trị trên 500 triệu đồng còn lại cao nhất là 53, 26%; thấp nhất là tài sản là 6,97% thể hiện hiện trạng loại tài sản tài sản này đã rất cũ do được đầu tư từ những năm trước và trong những năm gần đây hầu như không được đầu tư, cần có sự quan tâm đánh giá lại mức độ đáp ứng được yêu cầu sử dụng của tài sản đề có phương án thay thế, bổ sung cho phù hợp.
2.3. TỔ CHỨC QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ
2.3.1. Tổ chức quản lý tài sản công của SởGiáo dục và Đào tạo Quảng Trị
2.3.1.1. Đặc điểm phân cấp quản lý tài sản công tại các trường Trung học phổ thông trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị
Công tác phân cấp quản lý tài chính được thực hiện chủ yếu ở 2 cấp:
* Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị Là đơn vị dự toán cấp 2, thực hiện
tổng hợp dự toán và chỉ tiêu kế hoạch Đào tạo của các đơn vị, trình UBND tỉnh Quảng Trị và thực hiện phân bổ lại cho các đơn vị thành viên. Quản lý, điềuhành, cân đối tài chính trong phạm vi toàn Sở phù hợp với nguồn lực tài chính và nhiệm vụ hàng năm của đơn vị. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ tài chính theo quy định hiện hành, thẩm tra và xét duyệt quyết toán cho các đơn vị trực thuộc. Đồng thời thực hiện công tác tổng kiểm kê và hàng năm phải báo cáo tình hình sử dụng tài sản của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị với UBND tỉnh Quảng Trị và Sở Tài Chính Quảng Trị. TSC của Sở Giáo dục và Đào tạoQuảng Trị được hình thành qua các nguồn đầu tý trực tiếp sau:
+ Về Nguồn Ngân sách Nhà nước cấp: Kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp cho xây dựng cơ bản; đầu tý chống xuống cấp các công trình của Sở Giáo dục và Đào tạoQuảng Trị; kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia phục vụ mua sắm, sửa chữa tài sản.
+ Về nguồn thu từ các đề tài dự án, các chương trình viện trợ: Các khoảnviện
* Các trường Trung học phổ thôngtrực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạoQuảng Trị: Là các đơn vị dự toán cấp 3, được giao quyền tự chủ về tài chính theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2016 của Chính phủ, có quy chế chi tiêu nội bộ riêng. Các trường Trung học phổ thông trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị có trách nhiệm lập dự toán thu chi tài chính định kỳ, trực tiếp sử dụng các nguồn lực tài chính được phân bổ và nguồn thu tại đơn vị để thực hiện nhiệm vụ được giao. Việc quản lý, đầu tưTSC của các trường trực tiếp từ các nguồn sau:
+ Về nguồn Ngân sách Nhà nước cấp: Nguồn kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp hàng năm chỉ được phục vụ cho công tác cải tạo, sửa chữa nhỏ cũng nhý mua sắm trang bị, cấp phát thiết bị có giá trị dưới 100 triệu đồng/năm. Việc đầu tý xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị phục vụ Đào tạo thì không được phẩn bổ trong danh sách chi thường xuyên của các đơn vị mà được phân bổ vào nguồn kinh phí không tự chủ, chi tiết theo từng hạng mục đầu tư mà các trường đã đề xuất từ cuối năm trước. Đây là nhiệm vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị, Sở sẽ căn cứ theo nguồn kinh phí của Tỉnh cấp về và tình hình thực tế tại các trường học để ưu tiên cho hạng mục nào được thi công trước và giá trị công trình.
+ Về nguồn thu sự nghiệp: Nguồn thu học phí của học sinh, thực hiện mức thu theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021;
+ Về nguồn kinh phí khác: Nguồn thu dịch vụ cho thuê tại các các trường, nguồn dạy thêm học thêm, thanh lý tài sản và dự án nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước (nếu có).
+ Đối với các công trình đầu tư xây dựng lớn: như đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà cửa, nguồn kinh phí xây dựng sẽ được cấp trực tiếp từ UBND tỉnh, các trường Trung học phổ thông và Sở giáo dục và Đào tạokhông được quản lý nguồn vốn này mà Ban đầu tư xây dựng tỉnh sẽ quản lý.
2.3.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý TSC tại các trườngTrung học phổ thông trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị
Bộ máy quản lý TSC tại các trường Trung học phổ thông trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạoQuảng Trị gồm: phòng Kế hoạch Tài chính Sở Giáo dục và Đào tạo , phòng Kế toán tại các trường Trung học phổ thôngtrực thuộc.
* Phòng Kế hoạch tài ch nh SởGiáo dục và Đào tạo Quảng Trị
Phòng Kế hoạch tài chính Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị có chức năng tham mưu giúp cho Giám đốc Sở về công tác kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư cơ sở vật chất của các đơn vị trực thuộc;thực hiện chức năng thẩm định, kiểm tra và trình Giám đốc Sở ban hành các quyết định đầu tư và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư của các trường trung học phổ thông
Tiến hành thẩm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ về việc sử dụng nguồn vốn đầu tư cở vật chất của các trường trung học phổ thôngtrực thuộc.
Ban hành các chuẩn mực, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn các trường thực hiện trong quá trình đầu tư, quản lý TSC theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Thực hiện tổng kiểm kê tài sản và báo cáo định kỳ cho UBND tỉnhvà Sở Tài chính Tỉnh Quảng Trị.
* Phòng kế toán tại các trường trung học ph thôngtrực thuộc tỉnh Quảng Trị
Các đơn vị dự toán cấp 3 (đơn vị trực thuộc) tùy vào tình hình thực tế về hoạt động quản lý tài chính, tài sản của đơn vị có phòng Kế toán, gồm 1 kế toán và thủ quỹ. Kế toán được trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên môn về quản lý tài sản phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Ngoài ra, một số trường còn phân công nhiệm