Kinh nghiệm quản lý tài sảncông của tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài sản công ở các trường trung học phổ thông trực thuộc sở giáo dục và đào tạo quảng trị min (Trang 43 - 46)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Kinh nghiệm quản lý tài sảncông của tỉnh Thừa Thiên Huế

Trong bối cảnh nhu cầu về vốn đầu tư phát triển ngày càng lớn, trong khi đầu tư từ ngân sách của Nhà nước có giới hạn và mô hình quản lý, sử dụng TSC để cung cấp dịch vụ công tại một số đơn vị chưa hiệu quả, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đi tiên phong trong cả nước đối với việc xã hội hóa đầu tư thông qua thực hiện mô hình đầu tư và quản lý theo hình thức đối tác công - tư (PPP) với 3 mô hình “Lãnh đạo công - Quản trị tư”, “Đầu tư công - Quản lý tư” và “Đầu tư tư - Quản trị công”. Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ banhành văn bản chính thức đầu tiên liên quan đến hình thức đối tác công - tư (Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 9/11/2010 về việc ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư), từ năm 2011 Thừa Thiên Huế đã có chủ trương triển khai thực hiện và tổ chức xây dựng quy trình, hệ thống văn bản pháp lý để triển khai các dự án PPP đảm bảo trình tự, thủ tục và hiệu quả: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 10- NQ/TU chỉ đạo các cấp ủy lãnh đạo thí điểm áp dụng PPP, trên cơ sở đó Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành danh mục 64 công trình áp dụng thí điểm triển khai PPP và

giao nhiệm vụ đầu mối thực hiện cho 14 huyện, thị xã, thành phố và 12 sở, ban, ngành. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư PPP, để khuyến khích đầu tư, Hội đồng nhân dân tỉnhđã ban hành Nghị quyết và Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các Quyết định về một số ưu đãi và hỗ trợ đầu tư thực hiện dự án mới, dự án mở rộng trong lĩnh vực xã hội hoá tại các đơn vị vùng khó khăn, chính sách miễn tiền thuê đất đối với các cơ sở xã hội hoá sử dụng đất tại đô thị đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường, giám định tư pháp; đồng thời Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 3456/2015/QĐ-UBND quy định chi tiết về trình tự, thủ tục thực hiện, quản lý dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước và dự án đầu tư theo mô hình PPP trên địa bàn tỉnh. Việc quyết định đầu tư và quyết định mô hình quản lý của các dự án được thực hiện theo nguyên tắc nếu phát sinh kinh phí từ ngân sách thì địa phương tự cân đối; hạn chế tối đa việc đầu tư xây mới công trình bằng nguồn ngân sách; đối với các công trình mà hiện nay Nhà nước đang quản lý, nếu chuyển sang mô hình tư nhân quản lý thì phải đảm bảo nguyên tắc không làm ảnh hưởng đến hoạt độngbình thường, không tăng chi phí.

Mặc dù có nhiều khó khăn, vướng mắc khi triển khai thực hiện thí điểm hình thức đầu tư PPP do đây là một cơ chế đầu tư mới, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan còn đang trong quá trình hoàn thiện; ngân sách đầu tư công để bố trí chuẩn bị đầu tư, vốn đối ứng cho các dự án bị hạn chế; cán bộ, công chức còn thiếu kinh nghiệm và chưa được Đào tạo sâu, bài bản để triển khai mô hình đầu tư theo hình thức này… nhưng qua đánh giá việc thực hiện thí điểm ban đầu của tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy PPP đã giảm áp lực đáng kể cho ngân sách nhà nước chi đầu tư phát triển: tính đến 31/6/2016, toàn tỉnh đã triển khai thực hiện 36 dự án theo mô hình PPP với tổng mức đầu tư lên đến trên 32.500 tỷ đồng (trong đó có 11 dự án được đầu tư theo mô hình “Lãnh đạo công - Quản trị tư” với tổng mức đầu tư 28.607 tỷ đồng, 20 dự án được đầu tư theo mô hình “Đầu tư công - Quản trị tư” với tổng mức đầu tư 2.576 tỷ đồng và 5 dự án được đầu tư theo mô hình “Đầu tư tư - Sử dụng công” với tổng mức đầu tư 1.378 tỷ đồng).

Một trong ví dụ điển hình trong việc phát triển nguồn lực TSC từ đầu tư theo mô hình hợp tác công - tư là Dự án đầu tư xây dựng tòa nhà liên cơ quan số 4 (tại phường Hồng Hà, Thành phố Hạ Long) với mục đích sử dụng là trụ sở làm việc của khối cơ quan, ban Đảng, đoàn thể thuộc tỉnh. Dự án có tổng mức đầu tư 310 tỷ đồng, diện tích đất xây dựng dự án 7.500m2, diện tích xây dựng công trình 19.871m2, công trình cao 14 tầng (trong đó: 12 tầng nổi, 2 tầng hầm); diện tích sử dụng 19.871m2. Công trình được thực hiện theo mô hình “đầu tư tư - sử dụng công”, theo đó tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ bố trí quỹ đất, giải phóng mặt bằng, chi phí các khoản về công tác chuẩn bị đầu tư, nhà đầu tư (Công ty Cổ phần tập đoàn Hoàng Hà) sử dụng vốn của mình để đầu tư xây dựng công trình, sau khi công trình hoàn thành, tỉnh sẽ thuê lại trong 30 năm để bố trí văn phòng làm việc cho các cơ quan của tỉnh (mức giá thuê được Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt), nhà đầu tư được khai thác, kinh doanh một số diện tích, chức năng khác phục vụ hoạt động chung tòa nhà. Sau 30 năm, toàn bộ công trình sẽ thuộc tài sản Nhà nước, từ năm thứ 31 trở đi có thể đưa ra đấu thầu quản trị khai thác, hoặc tiếp tục gia hạn quyền quản trị khai thác với nhà đầu tư (chu kỳ 5 năm). Quy trình đầu tư xây dựng công trình, thanh quyết toán và đưa vào khai thác sử dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật đầu tư xây dựng, đảm bảo công khai, minh bạch như các dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác. Thực hiện phương thức đầu tư này, tỉnh không phải bố trí vốn để đầu tư, không phải thành lập bộ máy vận hành, quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa công trình mà vẫn có trụ sở làm việc cho các cơ quan rất khang trang, hiện đại, hiệu quả và kịp thời (theo tiến độ thì công trình chỉ đầu tư trong 2 năm là hoàn thành, đưa vào sử dụng; trong khi đó nếu đầu tư từ ngân sách nhà nước thì công trình này cần thời gian tối thiểu là 4 năm để hoàn thành).

Qua kết quả đạt được trong thực hiện mô hình đầu tư và quản lý theo hình thức đối tác công - tư tại Thừa Thiên Huế cho thấy đây là giải pháp hết sức hiệu quả để huy động các nguồn lực xã hội và những ưu việt, năng động về chuyên môn, quản lý từ khu vực tư nhân nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả đầu tư và mô hình này cần được xem xét, nhânrộng triển khai trong cả

nước để phát triển nguồn lực tài sản công, nâng cao năng lực quản lý trong điều kiện nguồn lực ngân sách có hạn và năng lực quản lý của một số lĩnh vực công còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài sản công ở các trường trung học phổ thông trực thuộc sở giáo dục và đào tạo quảng trị min (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)