5. Kết cấu của luận văn
1.3.3. Một số bài học đối với quản lý tài sảncôn gở Các trường THPT do sở GD-
GD-ĐT Quảng Trị quản lý
Từ việc nghiên cứu một số kinh nghiệm trong quản lý TSC nêu trên có thể rút ra một số điểm có thể nghiên cứu, vận dụng trong quản lý TSC ở nước ta nói chung và quản lý TSC ở các trường THPT nói riêng như sau:
Thứ nhất, hệ thống các quy định, ch nh sách quản l TSC được xây dựng chặt chẽ, tạo c sở pháp l vững chắc cho việc quản l .
Việc quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng cho từng loại TSC là yêu cầu cần thiết đầu tiên và được cụ thể hóa bằng văn bản quy phạm pháp luật ở cấp độ Luật và các quy định, quy chế, tạo thành hệ thống pháp luật về quản lý TSNN nói chung và quản lý TSC tại từng địa phương, cơ quan, đơn vị nói riêng để đảm bảo cho việc quản lý và sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, phân định rõ trách nhiệm, tránh trùng lắp nhiệm vụ giữa các cơ quan làm chức năng quản lý TSC. Các quy định, chính sách quản lý TSC càng đầy đủ, cụ thể, thì việc quản lý tài sản vừa chặt chẽ, vừa thuận lợi, hạn chế được những sai phạm trong cả quản lý và sử dụng; đồng thời cho phép các cơ quan quản lý TSC nắm được thực trạng tài sản cả về số lượng và chất lượng để quyết định được phương thức, mức độ đầu tư, mua sắm tài sản, quy trình quản lý và thực hiện điều tiết tài sản từ nơi thừa sang nơi thiếu một cách hợp lý.
Thứ hai, phư ng thức mua sắm tài sản ph biến là qua mua sắm tập trung,
đấu thầu rộng rãi
Phương thức mua sắm tập trung là phương thức tiên tiến, đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng và đang được Chính phủ chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện ở nước ta do đem lại hiệu quả cao trong việc mua sắm TSC, thể hiện qua số ngân sách tiết kiệm được khi áp dụng so với các phương thức khác. Nhà nước kiểm soát được chất lượng và giá cả hàng hóa, đảm bảo tính đồng bộ về mặt kỹ thuật, rút
ngắn thời gian và chi phí tổ chức mua sắm, tăng tính chuyên nghiệp trong mua sắm TSC. Hình thức đấu thầu mua sắm công được áp dụng đối với tất cả tài sản, hàng hóa, dịch vụ liên quan đến chi tiêu công (bao gồm cả lựa chọn nhà đầu tư, xây dựng). Các khoản mua TSC nhờ đó được thực hiện qua đấu thầu rộng rãi, minh bạch, công khai cũng có thể hạn chế được tình trạng các cơ quan vượt quá tiêu chuẩn sử dụng TSC, ngăn ngừa tham nhũng, lãng phí trong mua sắm công.
Việc Chính phủ thành lập cơ quan ở trung ương và địa phương có chức năng, nhiệm vụ chuyên quảnlý TSC và các tổ chức chuyên trách thực hiện việc đầu tư trụ sở làm việc, mua sắm TSC để bố trí cho các cơ quan nhà nước thuê sử dụng đã đảm bảo cho việc sử dụng của các cơ quan phù hợp với nhu cầu, hạn chế hiện tượng thiếu hoặc dư thừa tài sản. Trong mô hình đó, có sự phân cấp mạnhvề quản lý TSC, cụ thể: Quyền ra quyết định thuộc về cấp dưới, cấp trên chỉ xử lý những trường hợp đặc biệt hay có sự bất đồng hoặc tài sản trực tiếp của trung ương quản lý.
Thứ ba, sử dụng c chế thị trường để nâng cao hiệu quả quản l TSC
Quản lý TSC ở các quốc gia khảo sát đều đi theo xu hướng giảm chế độ mua sắm, trang bị tài sản cho các cơ quan nhà nước mà chuyển sang hình thức thuê tài sản. Các cơ quan sử dụng TSC thực hiện chế độ chi trả tiền thuê tài sản cho cơ quan quản lý tài sản tập trung. Quản lý TSC của các nước được nghiên cứu đều có đặc điểm chung là thành lập cơ quan đại diện cho Chính phủ quản lý TSC thuộc sở hữu của Chính phủ. Các cơ quan thuộc Chính phủ sẽ phải trả phí thuê TSC cho cơ quan quản lý tài sản với giá thuê thường thấp hơn giá thị trường nhưng sẽ phải cân nhắc, tính toán mức độ tài sản sử dụng để tiết kiệm ngân sách. Do đó, các cơ quan này phải xem xét các nhu cầu sử dụng tài sản thực tế của mình để thực hành tiết kiệm. Cơ quan quản lý tài sản và sử dụng tài sản thực hiện phương thức giao dịch các TSC như giao dịch các sản phẩm và dịch vụ trên thị trường thông qua các hợp đồng thuê. Phương thức này thay thế phương thức cung cấp tài sản qua việc cấp phát tài chính để đầu tư, mua sắm. Phương thức này góp phần nâng cao hiệu quả phân bổ TSC, thúc đẩy các cơ quan lấy hiệu quả làm định hướng trong phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính, hạn chế cơ quan phân bổ TSC vượt quá tiêu chuẩn và lãng phí
ngân sách, vừa có thể giảm bớt sự khác biệt về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác giữa các cơ quan. Một số nước đã sử dụng đòn bẩy kinh tế để khuyến khích các đơn vị sử dụng trụ sở làm việc tiết kiệm, hiệu quả, thông qua chính sách: cho phép bán trụ sở làm việc dôi dư, cho phép hoán đổi trụ sở làm việc; số tiền thu được từ bán, từ chênh lệch do hoán đổi được sử dụng để đầu tư cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc; cho phép đơn vị được sử dụng số tiền chênh lệch khi thuê nhà (giữa giá do cơ quan công sản quy định và giá thuê thực tế), số tiền này đơn vị được sử dụng (không quy định mục đích sử dụng).
Việc bảo trì và thanh lí tài sản ở hầu hết các quốc gia đều hướng đến cơ chế thị trường hóa: Bảo trì tài sản có thể do cơ quan quản lý tài sản sử dụng linh hoạt phương thức nào đó để quản lý một cách có hiệu quả cao nhất. Cơ quan quản lý tài sản có thể quyết định bộ phận quản lý bảo trì thuộc cơ quan quản lý tài sản hay công ty tư nhân được ủy thác quản lý bảo trì tài sản mà cơ quan khác đang sử dụng. Một số Chính phủ cũng đưa cơ chế thị trường vào khâu xử lí tài sản, cụ thể là trước khi xử lí tài sản, cơ quan sử dụng tài sản hoặc cơ quan chủ quản đều phải báo cáo tình hình sử dụng tài sản lên cơ quan quản lý tài sản, thậm chí có khi phải thẩm định tài sản, xem xét quá trình sử dụng tài sản đã đạt được mục tiêu như mong muốn chưa, cơ quan quản lý tài sản sẽ quyết định phương án xử lí tài sản và doanh nghiệp tư nhân có thể được ủy thác thực hiện những công việc xử lý tài sản.
Ở Việt Nam, cơ chế thị trường cũng đã được Chính phủ quan tâm, sử dụng trong quản lý TSC, nhất là trong việc huy động các nguồn lực để đầu tư, phát triển và tăng cường khai thác nguồn lực của TSC, đảm bảo hiệu quả quản lý và sử dụng của TSC. Do điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta và lĩnh vực quản lý công sản được hình thành muộn so với các nước (hệ thống cơ quan quản lý TSC được thành lập được hơn 20 năm), hệ thống cơ chế, chính sách quản lý TSC đang được hoàn thiện nên việc sử dụng cơ chế thị trường trong quản lý TSC còn hạn chế, chẳng hạn: vấn đề thuê tài sản hiện nay do đơn vị quản lý, sử dụng tài sản tự quyết định căn cứ khả năng ngân sách và tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản, chưa có cơ quan quản lý tập trung TSC để xác định tài sản thuê ở phạm vi quốc gia; trong triển khai mô
hình hợp tác công - tư, với việc khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào đầu tư và quản lý TSC đãgóp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, đồng thời sử dụng năng lực, những mô hình quản lý tốt của các doanh nghiệp để khai thác, quản lý TSC phục vụ lợi ích công, lợi ích xã hội đã làm tăng hiệu quả quản lý, đồng thời tiết kiệm chi phí hơn so với việc sử dụng bộ máy quản lý thuộc khu vực công, nhưng mô hình này chưa được triển khai rộng rãi, thậm chí mới dừng ở mức thí điểm ở một số địa phương. Tuy nhiên qua thực tế thực hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế có thể thấy đó là bài học kinh nghiệm rất tốt để các cơ quan, đơn vị, địa phương tham khảo, triển khai thực hiện.
Thứ tư, các c quan quản l TSC được t chức phù hợp với mô hình quản l , có năng lực đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ và được phân định trách nhiệm rõ ràng.
Căn cứ cơ chế, chính sách quản lý TSC của quốc gia hoặc quy chế quản lý TSC của cơ quan, địa phương ban hành, hệ thống các cơ quan quản lý công sản các cấp được hình thành và đều được xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy để thực hiện các khâu công việc của quản lý TSC. Trách nhiệm của từng cơ quan, thậm chí từng cá nhân trong bộ máy quản lý cũng được quy định rất cụ thể. Những vấn đề thuộc về quản lý, về sử dụng trực tiếp và vấn đề khác liên quan đến quy trình nghiệp vụ do từng bộ phận quản lý, người đứng đầu bộ phận phải chịu trách nhiệm chính. Nếu người đứng đầu không đảm bảo quản lý đúng sẽ tự động miễn nhiệm hay quy trách nhiệm trước pháp luật trong từng trường hợp.
Thứ năm, hệ thống thông tin, báo cáo, dữ liệu về TSC được xây dựng đảm
bảo cho việc quản l có hiệu quả, tăng cường trách nhiệm giải trình và t nh minh
bạch trong quản l TSC.
Quản lý TSC ở các quốc gia và các cơ quan, địa phương được khảo sát thực hiện qua một hệ thống kế hoạch và kho dữ liệu về tài sản tương đối đầy đủ. Hệ thống thông tin quản lý được xây dựng hoàn thiện để quản lý sát sao TSC. Các đơn vị sử dụng hoặc cơ quan chủ quản đều có những báo cáo định kì tình hình sử dụng tài sản theo một hệ thống báo cáo thống nhất với số liệu được kiểm soát chặt chẽ.
Cơ quan quản lý tài sản, Bộ Tài chính, cơ quan quản lý ngân sách nắm bắt kịp thời tình trạng của tài sản để thực hiện chế độ tổng hợp báo cáo tài sản thường niên theo quy định. Cơ quan quản lý tài sản có trách nhiệm báo cáo định kì việc sử dụng, quản lý, tăng giảm tài sản lêncác cơ quan quản lý ngân sách.Một vấn đề quan trọng của quản lý hiệu quả TSC là trách nhiệm giải trình và tính minh bạch, tăng cường trách nhiệm, xác định rõ ràng mục tiêu của các cơ quan nhà nước khi sử dụng TSC nhằm phục vụ lợi ích công cộng, gắn với thực hiện nhiệm vụ được giao. Cuối năm mỗi cơ quan phải đưa ra báo cáo hàng năm, nói rõ hiệu quả hoạt động của mình và được đánh giá thông qua điều tra xã hội, kiểm tra, giám sát, đồng thời các cơ quan có thẩm quyền sẽ thông qua thảo luận, điều trần để tiến hành đánh giá, giám sát; toàn bộ quá trình này đều có tính minh bạch rất cao.
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔTHÔNG TRỰC THUỘC SỞGIÁO DỤC