5. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý tài sản công
Phải thống nhất nhận thức của các cấp, các đơn vị trực thuộc về nhiệm vụ của cơ quan quản lý TSC trong ngành Giáo dục, không chỉ thực hiện quyền quản lý TSC mà phải thực hiện quyền sở hữu với TSC của các trường THPT trực thuộc Sở GD&ĐT Quảng Trị.
Khẩn trương triển khai thực hiện sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bao gồm cả việc tổ chức lại bộ máy quản lý TSC theo chiều dọc, cũng như theo chiều ngang… để vừa tuân thủ thực hiện văn bản nhà nước, vừa đảm bảo không làm xáo trộn nhiều
Việc áp dụng hình thức mua sắm TSC tập trung là một chủ trương đúng đắn song cho đến nay vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế. Đó là: cơ chế mua sắm tập trung chưa có tính chất bắt buộc áp dụng; cách thức mua sắm tập trung và quy trình mua sắm tập trung chưa được phù hợp; đơn vị mua sắm tập trung và cán bộ làm nhiệm vụ mua săm tập trung chưa được chuyên nghiệp hóa, chủ yếu kiêm nhiệm.
UBND Tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị cần thống nhất trong việc quyết định cơ quan nào sẽ thực hiệncông việc này. Trong định hướng sắp tới, toàn bộ TSC của không chỉ ngành Giáo dục mà còn của cả tỉnh Quảng Trị nên được tập trung về một đơn vị chuyên quản, chuyên nghiệp để tăng cường hiệu quả quản lý TSC, tránh chồng chéo, trùng lắp trong việc trang bị và cấp phát TSC cho các ĐVSN.
Rà soát, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức và hệ thống quản lý theo hướng tăng cường tính chuyên nghiệp của bộ phận quản lý TSC. Trên cơ sở đó, tiến hành sắp xếp lại tổ chức, kiện toàn bộ máy quản lý tài sản theo hướng tinh gọn, nhưng hoạt động chuyên trách, có hiệu quả,đảm bảo tính kế thừa và phát triển
- Bộ máy quản lý tài sản công tại Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị
Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị là cơ quan quản lý trực tiếp của các trường trung học phổ thông, trong đó phòng Kế hoạch Tài chính có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở về các quyết định liên quan đến quản lý tài sản, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại sau:
Trong phòng chức năng này lại không có một chuyên viên nào đảm nhiệm nhiệm vụ quản lý tài sản của các đơn vị trực thuộc. Công việc chỉ được phân công cho các cá nhân khi có nhiệm vụ phát sinh, mang tính tạm thời. Không cá nhân nào chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc quản lý TSC tại các trường, bắt đầu từ khâu phát sinh nhu cầu mua sắm đến khâu kết thúc thanh lý tài sản. Mỗi cá nhân trong phòng được phân công một công việc riêng lẻ, dẫn đến việc mất liên kết khi tổng hợp báo cáo kiểm tra, kiểm soát TSC tại các đơn vị.
Ngoài ra khối lượng công việc quá nhiều, nhân sự lại thiếu hụt nên việc quản lý TSC tại các đơn vị trực thuộc không được chú trọng quan tâmthực hiện.
Với những tồn tại đó, việc cần phân định rõ nhiệm vụ cho một cá nhân trong
việc quản lý TSC tại các đơn vị là hết sức cấp thiết, cần tập trung công việc cho một cá nhân để việc theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát được thực hiện xuyên suốt. Đồng thời, phân công lại công việc trong bộ phận để giảm áp lực và gánh nặng cho cán bộ công chức, thực hiện tốt công việc được giao.
- Bộ máy quản lý tài sản công tại các trường trung học phổ thông
Tại đơn vị trực tiếp sử dụng TSC là các trường trung học phổ thông, kế toán là người chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc quản lý tài sản của cả đơn vị. Cần thành lập một ban chuyên quản lý TSC tại trường học để theo dõi, kiểm tra, và thực hiện quản lý TSC. Bộ phận này gồm có kế toán, hiệu phó phụ trách tài sản, cán bộ thiết bị và bảo vệ, có nhiệm vụ kiểm kê, báo cáo tình hình của tài sản tại trường. Giúp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, do tài sản ở các trường rất lớn, đa dạng và phong phú, vì vậy cần phân định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của từng người, tránh lãnh phí và mất mát tài sản.
Đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức về quản lý TSC.
- Đào tạocán bộ công chức, viên chức quản lý tài sản công:
Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức, viênchức quản lý TSC là hoạt động nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên viên Sở, ban giám hiệu, kế toán trong việc đóng góp vào hoạt động quản lý TSC tại các trường. Mục đích chủ yếu nhằm cung cấp cho họ kiến thức, kỹ năng quản lý cụ thể hoặc giúp họ bù đắp những thiếu hụt trong quá trình thực hiện công vụ. Để hoàn thành đầy đủ những giải pháp về hoàn thiện cơ chế quản lý TSC tại các trường trung học phổ thông, việc Đào tạo , bồi dưỡng, thay thế đội ngũ cán bộ công chức cho công tác quản lý TSC theo một chương trình và quy hoạch là việc làm cần thiết và đòi hỏi cấp bách. Gắn công tác này với cải tiến chế độ tiền lương, tinh giản bộ máy, tăng hiệu quả quản lý. Việc Đào tạocán bộ công chức, viên chứ quản lý TSC tại các trường trung học phổ thông cần được thựchiện như sau:
Phải có nhận thức đúng đắn về công tác Đào tạo :
+ Công tác Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được hiểu là trách nhiệm không chỉ
của các cơ sở Đào tạo , bản thân người cán bộ mà còn là của cơ quan đang và sẽ sử dụng cán bộ công chức, viên chức và của lãnh đạo nhà nước. Điều quan trọng nhất là các cán bộ cấp cao phải hỗ trợ tích cực cho các chương trình Đào tạo , sự hỗ trợ này là hết sức cần thiết, nó không dừng lại ở mức ra những tuyên bố về chính sách Đào tạomà còn cả sự can thiệp và tham gia tích cực của họ vào việc phát triển.
+ Việc Đào tạokhông cần mang hình thức mà phải thật sự hiệu quả + Lý luận và thực tiễn phải đi đôi với nhau trong Đào tạo
+ Việc bồi dưỡng, Đào tạolà hoạt động thường xuyên, liên tục. Cán bộ quản lý phải thường xuyên được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng kiến thức để không bị lạc hậu và đáp ứng được những đòi hỏi của công việc mới thực hiện. Đó là nhu cầu của cá nhân cán bộ vừa là nhu cầu của đơn vị sử dụng cán bộ.
+ Xác định cụ thể đối tượng Đào tạođể có phương thức Đào tạocụ thể - Công tác tuyển dụng viên chức kế toán đầu vào:
Đối với kế toán, nâng mức tiêu chuẩn khi tuyển dụng đầu vào, ưu tiên cho các cá nhân có chuyên môn trình độ cao.
Đối với một số cán bộ hiện đang công tác có trình độ nghiệp vụ thấp cần cókế hoạch Đào tạovà bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Công tác luân chuyển viên chức kế toán: Mục đích:
Bố trí, sắp xếp công chức, viên chức phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ được Đào tạo .
Chủ động phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, đơn vị. Tăng cường khả năng làm việc, trao đổi kinh nghiệp quản lý tài sản công tại các đơn vị trường học. Giúp kế toán học hỏi, chọn lựa được những cơ chế quản lý tài sản công hiệuquả để áp dụng cho đơn vị mình.
Yêu cầu:
Việc chuyển đổi vị trí công tác phải khách quan, khoa học và hợp lý, không làm xáo trộn sự ổn định trong cơ quan, đơn vị; không ảnh hưởng đến tăng, giảm biên chế của cơ quan, đơn vị.Công chức, viên chức được chuyển đổi vị trí công tác
phải chấp hành nghiêm quyết định của thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc quyết định của cơ quan thẩmquyền cấp trên.
Hình thức định kỳ chuyển đổi kế toán:
Đối với kế toán các đơn vị trực thuộc Sở, Giám đốc Sở quyết định điều động viên chức.
Chuyển đổi vị trí công tác trong nội bộ phòng, ban Sở, sau khi hoàn thành quy trình chuyển đổi, thực hiện bàn giao và chuyển đổi vị trí công tác. Trường hợp chuyển đổi vị trí công tác sang phòng, ban khác có chuyên môn, nghiệp vụ phùhợp do Giám đốc Sởxem xét, quyết định điều động công chức, viên chức.
Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác từ 02 năm (đủ 24 tháng) đến 05 năm (đủ 60 tháng) đối với công chức, viên chức công tác tại các lĩnh vực cần phải chuyển đổi theo quy định.
Kiểm tra định kỳ công tác luân chuyển kế toán: Hằng năm, kiểm tra báo cáo về kế toán để thực hiện việc luân chuyển kế toántheo kế hoạch của Sở.
Thường xuyên tổ chức các hội nghị để có thể cập nhập các vướng mắc mà các các cán bộ quản lý hoặc kế toán đang gặp phải trong quá trình quản lý TSC. Cũng như tạo môi trường để kế toán có thể gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm làm việc, nâng qua hiệu quả công tác quản lý tài sản.
3.2.3. Hoàn thiện việc sử dụng các công cụ quản lý.
Ban hành hướng dẫn thực hiện quy định quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trên cơ sở văn bản pháp quy của Nhà nước, làm rõ các chế độ, tiêu chuẩn,định mức sử dụng tài sản nhà nước trong các trường trung học phổ thôngcông lập. Đặc biệt là hướng dẫn cụ thể tiêu chuẩn, định mức sử dụng các trang thiết bị phục vụ công tác có giá trị lớn đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, minh bạch, tiết kiệm và có hiệu quả phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động và nhiệm vụ của từng loại hình hoạt động trong các trường trung học phổ thôngcông lập.
Mua mua sắm tài sản cho các trường trung học phổ thôngcông lập thực hiện theo phương thức tập trung, nhất là các tài sản có số lượng mua sắm nhiều, giá trị mua sắm lớn. yêu cầu trang bị đồng bộ, hiện đại... giao việc mua sắm cho một đơn
vị chuyên nghiệp tổ chức thực hiện thông qua đấu thầu công khai, các trường trung học phổ thôngsẽ được bàn giao tài sản để quản lý, sử dụng.
Xác lập quyền sở hữu đối với TSC dựa trên chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị trong các trường trung học phổ thông công lập. Đồng thời giám sát và kiểm soát việc quản lý và sử dụng trên tiêu chí tiết kiệm, chống lãng phí đối với tài sản sử dụng cho hành chính, quản lý và hiệu quả đối với tài sản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ gắn với trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân thủ trưởng đơn vị.
Đưa vào sử dụng các thành quả của khoa học kỹ thuật trong quản lý tai sản công tại các trường trung học phổ thông. Từ năm 2016, Sở Giáo Dục và Đào tạo Quảng Trị đã trang bị cho các trường phần mềm quản lý tài sảnonline. Các đơn vị trường học, sau mỗi kỳ kiểm kê hàng năm báo cáo tình hình tăng, giảm, biến động của tài sản vào trong phần mềm này. Từ đó, chiết xuất các báo cáo về tài sản cố định của đơn vị mình.
3.2.4. Đổi mới công tác quản lý Tài sản công nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại các trường trung học phổthông tài sản công tại các trường trung học phổthông
Tổ chức học tập, phổ biến, tuyên truyền, quán triệt các cơ chế quản lý tài sản công tại các trường trung học phổ thông
Trong những năm gần đây, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Trị, sự phối hợp của các đơn vị có liên quan, Sở Giáo Dục và Đào tạo Quảng Trị đã thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật nói chung, pháp luật về TSC đến rộng rãi các đơn vị thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các buổi học tập, tập huấn, tuyên truyền, phổ biến. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả của công tác này, Sở Giáo Dục và Đào tạocần chú trọng một số vấn đề sau:
Nâng cao nhận thức của các Đoàn thể, tổ chức, cá nhân, các cán bộ công chức, và mọi người dân trong xã hội về sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế quản lý TSC đối với các trường trung học phổ thôngđể có được sự đồng tình và ủng hộ của họ cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà.
Tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu những nội dung cơ bản của các chế độ chính sách về quản lý TSC tại các ĐVSN nói chung và tại các trường trung học phổ thông nói riêng như: chế độ, tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, phương tiện đi lại, tái sản khác… trong đó nhấn mạnh những điểm mới và ưu việt của chính sách này.
Nâng cao tính tự giác, tuân thủ pháp luật của các đối tượng quản lý và trực tiếp sử dụng tài sản, phát hiện và phê bình mạnh mẽ các hành vi vị phạm pháp luật về quản lý TSC tại các trường trung học phổ thông. Đưa việc chấp hành chính sách, pháp luật trở thành nếp sống của toàn thể cán bộ công chức, giáo viên, nhân viên và học sinh.
Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về quản lý tài sản công tại các trường trung học phổ thông.
Tổ chức các hình thức hướng dẫn, giải đáp thắc mắc kịp thời cho các đơnvị trực thuộc trong quá trình triển khai thực hiện.Phải thật sự thống nhất về quan điểm, nhận thức, có quyết tâm cao trên cơ sở học tập, quán triệt đầy đủ các nội dung chủ yếu của cơ chế, chính sách quản lý TSC tại các trường trung học phổ thông. Xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể triển khai các cơ chế, chính sách quản lý TSC tại các trường trung học phổ thông. Vấn đề đặt ra là các chương trình, kế hoạch phải thật thiết thực, có khả thi, tránh hình thức.Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện các cơ chế quản lý tài sản công tại các trường trung học phổ thông. Phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các ĐVSN nói chung, các đơn vị trường học nói riêng, UBND, Sở Giáo dục và Đào tạoQuảng Trị trong việc kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện cơ chế quản lý TSC tại các trường, coi đây là việc làm thường xuyên. Cơ quan quản lý cần xem đây là một khâu quan trọng trong quá trình ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế quản lý TSC. Đây là một nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên, là điều kiện để kiểm tra cơ chế quản lý TSC có phù hợp với thực tiễn hay không, là điều kiện để kiểm tra năng lực lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Bộ máy quản lý, của cán bộ công chức. Công tác kiểm tra giám sát phải kết hợp giữa xây và chống, lấy xây làm chính, mục
đích là chủ động phòng ngừa vi phạm, giúp cán bộ quản lý, kế toán viên, giáo viên, nhân viên và học sinh, những đối tượng có liên quan khắc phục thiếu sót, khuyết điểm trong mua sắm, quản lý tài sản ngay từ lúcmới manh nha.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đánh giá việc triển khai thực hiện các cơ chế quản lý TSC tại các trường trung học phổ thôngcó vai trò hết sức quan trọng.
Cần tăng cường thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, nâng cao vai trò giám sát của các tổ chức đoàn thể, cán bộ quản lý, giáo viên, và học sinh trong việc quản lý, sử dụng TSC tại các trường trung học phổ thông. Đồng thời, đề cao vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc phát hiện, đưa tin các hành vi vi phạm chế độ quảnlý TSC, biểu dương những gương tốt trong quá trình thực hiện.
Cần nắm vững nội dung thanh tra, kiểm tra, giám sát:
+ Giám sát tình hình quản lý TSC tại các trường trung học phổ thông thông qua việc yêu cầu các trường phải thực hiện đăng ký, báo cáo tăng giảm tài sản với Sở Giáo dục vàĐào tạo đúng thời hạn, nếu các trường, đơn vị trực thuộc Sởkhông thực hiện báo cáo thì không cấp kinh phí ngân sách đầu tư mua sắm cho năm sau. Kiên quyết cắt giảm những nhu cầu mua sắm tài sản vượt định mức, tiêu chuẩn sử dụng tài sản; không thanh toán, quyết toán các dự án đầu tư ngoài dự toán ngân sách nhà nước.
+ Thực hiện thanh tra, kiểm tra theo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất về tình hình mua sắm, quản lý sử dụng, xử lý TSC tại các trường. Nội dung thanh tra, kiểm tra cần tập trung vào các yếu tố sau: (i) Tình hình đầu tư, mua sắm TSC theo tiêu chuẩn định mức sử dụng TSC do nhà nước quy định và tình hình quản lý các chế độ đầu tư mua sắm. (ii) Việc bố trí sử dụng tài sản theo tiêu chuẩn và định mức sử dụng TSC. (iii) Tiêu chuẩn, điều kiện và việc tổ chức thực hiện quản lý TSC.
Sau mỗi lần kiểm tra, giám sát cần có tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, đây là một khâu không thể thiếu trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý TSC. Toàn bộ kết quả kiểm tra giám sát phải được công khai đến các đơn vị trực thuộc, các trường thuộc đối tượng điều tra. Giúp các đơn vị tìm ra được các ưu điểm, khuyết điểm một cách sâu săc và có biện pháp khắc phục.