KINH NGHIỆM QUẢN LÝ TÀI SẢNCÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài sản công ở các trường trung học phổ thông trực thuộc sở giáo dục và đào tạo quảng trị min (Trang 40)

5. Kết cấu của luận văn

1.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ TÀI SẢNCÔNG

1.3.1. Kinh nghiệm tổ chức mua sắm tài sản công của BộTàichính

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, trong đó xác định: “Khắc phục tiêu cực trong hoạt động mua sắm công, đảm bảo công khai, minh bạch, kể cả việc công khai hóa các khoản hoa hồng từ mua sắm. Thực hiện thí điểm mô hình mua sắm công tập trung, nhất là đối với những loại hàng hóa có nhu cầu sử dụng nhiều và có giá trị lớn”, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 179/2007/QĐ-TTg ngày 26/11/2007 về việc ban hành Quy chế tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa từ ngân sách nhà nước theo phương thức tập trung và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 22/2008/TT-BTC ngày 10/3/2008 hướng dẫn thực hiện Quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời xác định 13 Bộ, ngành, địa phương áp dụng thí điểm việc mua sắm TSC theo phương thức mua sắm tập trung, trong đó có Bộ Tài chính. Với trách nhiệm vừa là cơ quan quản lý nhà nước tham mưu cho Chính phủ về cơ chế, chính sách, vừa đi đầu trong việc thực hiện mua sắm công tập trung đối với TSC của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trực thuộc nên việc tổ chức thực hiện mua sắm TSC tại Bộ Tài chính đã được thực hiện hết sức bài bản và hiệu quả, có thể tham khảo, áp dụng rất tốt đối với các cơ quan, đơn vị khác, thể hiện qua một số nội dung sau:

- Trên cơ sở thực trạng về mua sắm TSC, Bộ Tài chính đã xác định cụ thể 9 đối tượng áp dụng mua sắm tập trung, gồm: (a) Xe ô tô các loại; (b) Hàng hoá, dịch vụ công nghệ thông tin; (c) Máy phát điện; Máy soi các loại của ngành Hải quan:

Hệ thống camera giám sát của ngành Hải quan; (d) Trang phục (đ) In, mua: Ấn chỉ, niêm phong, sách, tài liệu phục vụ tuyên truyền, lịch; (e) Công cụ hỗ trợ, vũ khí quân dụng; (f) Trang thiết bị văn phòng (máy photocopy, máy điều hoà nhiệt độ, máy fax, điện thoại, bàn, ghế,tủ); (g) Tài sản, vật tư phục vụ nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ nhà nước; (h) Bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm hàng hoá dự trữ nhà nước. Đồng thời, Bộ cũng quy định rõ 2 điều kiện để áp dụng mua sắm tập trung là: (a) Mua sắm, trang bị đồng bộ, sử dụng chung trong toàn ngành Tài chính hoặc trong toàn đơn vị có hệ thống dọc từ Trung ương xuống địa phương; (b) Mua sắm, trang bị đồng bộ cho nhiều đơn vị với tổng giá trị mua sắm lớn và đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả hơn so với việc giao cho từng đơn vị thực hiện mua sắm riêng. Đây là hai vấn đề rất quan trọng để thuận lợi cho việc phê duyệt chủ trương, phương thức mua sắm và cách thức tổ chức thực hiện các bước tiếp theo.

- Xác định cụ thể đơn vị tổ chức mua sắm tập trung phù hợp với năng lực từng đơn vị và phạm vi, chủng loại tài sản mua sắm. Theo đó, Cục Kế hoạch - Tài chính được giao chức năng là đơn vị tổ chức mua sắm tập trung đối với các nhóm tài sản mua sắm tập trung tại Bộ Tài chính, gồm: Xe ô tô của các đơn vị thuộc Bộ (trừ các đơn vị có hệ thống dọc); Hàng hoá, dịch vụ công nghệ thông tin liên quan đến nhiều đơn vị trong ngành Tài chính; Tài sản, hàng hoá, dịch vụ khác theo quyết định của Bộ trưởng. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc có ngành dọc (gồm: Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước) quy định các loại tài sản, hàng hoá, dịch vụ mua sắm tập trung trong hệ thống cho phù hợp (mua sắm tập trung tại Tổng cục hoặc tại các đơn vị cấp dưới trực tiếp), đảm bảo đáp ứng yêu cầu quy định về đối tượng, điều kiện mua sắm tập trung đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định.

Để đảm bảo việc thực hiện mua sắm tập trung tài sản một cách thống nhất, hiệu quả, trên cơ sở các quy định có liên quan của Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 786/QĐ-BTC ngày 30/3/2012 vềQuy chế tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ theo phương thức mua sắm tập trung trong các

cơ quan, đơn vị sự nghiệp, dự án vay nợ, viện trợ thuộc Bộ Tài chính; trong đó hướng dẫn đầy đủ trình từ tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ theo phương thức mua sắm tập trung trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính, gồm: (1) Lập, phê duyệt danh mục dự toán mua sắm tập trung; (2) Phương án mua sắm hàng hóa theo phương thức tập trung; (3) Tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu cung cấp; Tổ chức triển khai kết quả đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu cung cấp; Hạch toán kế toán tài sản mua sắm tập trung. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đã nghiên cứu, hướngdẫn cụ thể hơn đối với 2 trường hợp mua sắm tập trung, đảm bảo phù hợp với thực tế tổ chức thực hiện, phân cấp của ngành Tài chính, gồm: Đơn vị mua sắm tập trung thực hiện toàn bộ quy trình tổ chức mua sắm tập trung và đơn vị tổ chức mua sắm tập trung thực hiện một phần công việc (thương thảo, ký hợp đồng nguyên tắc với đơn vị trúng thầu hoặc giao một đơn vị trực thuộc ký hợp đồng với đơn vị trúng thầu theo quy định).

Về tổ chức thực hiện mua sắm tập trung: Hàng năm, cùng với việc lập dự toán ngân sách, các đơn vị, hệ thống ngành dọc thuộc Bộ Tài chính căn cứ các quy định có liên quan về tiêu chuẩn, định mức và nhu cầu về mua sắm tài sản, hàng hóa thuộc đối tượng mua sắm tập trung để lập dự toán mua sắm (xác định chủng loại, số lượng, và dự toán chi tiếttừng loại hàng hóa, dịch vụ) gửi Cục Kế hoạch - Tàichính để thẩm định và tổng hợp chung với dự toán thu, chi ngân sách năm, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính gửi Bộ Tài chính (với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước). Sau khi dự toán được Nhà nước gia cho Bộ Tài chính, Cục Kế hoạch - Tài chính phối hợp với các Tổng cục rà soát lại nhu cầu mua sắm tài sản, hàng hóa của các đơn vị, hệ thống ngành dọc cho phù hợp với dự toán kinh phí được giao, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt danh mục mua sắm và giao dự toán theo phân cấp. Công tác tổ chức đấu thầu mua sắm tập trung; thương thảo, ký kết hợp đồng với đơn vị trúng thầu; bàn giao, đưa vào sử dụng và hạch toán kế toán tài sản, hàng hóa mua sắm tập trung được Cục Kế hoạch - Tài chính (tại cơ quan Bộ Tài chính), Vụ Tài vụ - Quản trị (tại các Tổng cục) và các đơn vị chuyên môn có liên quan thực hiện theo quy định của pháp luật.

Việc triển khai mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ theo phương thức tập trung tại Bộ Tài chính đã góp phần đảm bảo việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước chặt chẽ, đúng pháp luật, hạn chế tình trạng trang bị tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức hoặc trang bị tài sản, không hiệu quả, đảm bảo tính công khai, minh bạch trong mua sắm TSC; các tài sản được mua sắm tập trung sẽ được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, tính tương đồng về mặt kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu trang bị đồng bộ, hiện đại, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc. Hiệu quả của việc mua sắm tập trung tài sản còn góp phần quan trọng vào việc phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hiện tiết kiệm trong việc sử dụng ngân sách nhà nước: Trong 5 năm thực hiện thí điểm mua sắm tài sản, hàng hóa theo phương thức tập trung, Bộ Tài chính đã tiết kiệm cho ngân sách nhà nước 397,465 tỷ đồng (trong đó: năm 2008 tiết kiệm 60,203 tỷ đồng; năm 2009 tiết kiệm 79,475 tỷ đồng; năm 2010 tiết kiệm 8,855 tỷ đồng; năm 2011 tiết kiệm 243,684 tỷ đồng; năm 2012 tiết kiệm 5,248 tỷ đồng).

1.3.2. Kinh nghiệm quản lý tài sản công của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh nhu cầu về vốn đầu tư phát triển ngày càng lớn, trong khi đầu tư từ ngân sách của Nhà nước có giới hạn và mô hình quản lý, sử dụng TSC để cung cấp dịch vụ công tại một số đơn vị chưa hiệu quả, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đi tiên phong trong cả nước đối với việc xã hội hóa đầu tư thông qua thực hiện mô hình đầu tư và quản lý theo hình thức đối tác công - tư (PPP) với 3 mô hình “Lãnh đạo công - Quản trị tư”, “Đầu tư công - Quản lý tư” và “Đầu tư tư - Quản trị công”. Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ banhành văn bản chính thức đầu tiên liên quan đến hình thức đối tác công - tư (Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 9/11/2010 về việc ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư), từ năm 2011 Thừa Thiên Huế đã có chủ trương triển khai thực hiện và tổ chức xây dựng quy trình, hệ thống văn bản pháp lý để triển khai các dự án PPP đảm bảo trình tự, thủ tục và hiệu quả: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 10- NQ/TU chỉ đạo các cấp ủy lãnh đạo thí điểm áp dụng PPP, trên cơ sở đó Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành danh mục 64 công trình áp dụng thí điểm triển khai PPP và

giao nhiệm vụ đầu mối thực hiện cho 14 huyện, thị xã, thành phố và 12 sở, ban, ngành. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư PPP, để khuyến khích đầu tư, Hội đồng nhân dân tỉnhđã ban hành Nghị quyết và Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các Quyết định về một số ưu đãi và hỗ trợ đầu tư thực hiện dự án mới, dự án mở rộng trong lĩnh vực xã hội hoá tại các đơn vị vùng khó khăn, chính sách miễn tiền thuê đất đối với các cơ sở xã hội hoá sử dụng đất tại đô thị đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường, giám định tư pháp; đồng thời Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 3456/2015/QĐ-UBND quy định chi tiết về trình tự, thủ tục thực hiện, quản lý dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước và dự án đầu tư theo mô hình PPP trên địa bàn tỉnh. Việc quyết định đầu tư và quyết định mô hình quản lý của các dự án được thực hiện theo nguyên tắc nếu phát sinh kinh phí từ ngân sách thì địa phương tự cân đối; hạn chế tối đa việc đầu tư xây mới công trình bằng nguồn ngân sách; đối với các công trình mà hiện nay Nhà nước đang quản lý, nếu chuyển sang mô hình tư nhân quản lý thì phải đảm bảo nguyên tắc không làm ảnh hưởng đến hoạt độngbình thường, không tăng chi phí.

Mặc dù có nhiều khó khăn, vướng mắc khi triển khai thực hiện thí điểm hình thức đầu tư PPP do đây là một cơ chế đầu tư mới, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan còn đang trong quá trình hoàn thiện; ngân sách đầu tư công để bố trí chuẩn bị đầu tư, vốn đối ứng cho các dự án bị hạn chế; cán bộ, công chức còn thiếu kinh nghiệm và chưa được Đào tạo sâu, bài bản để triển khai mô hình đầu tư theo hình thức này… nhưng qua đánh giá việc thực hiện thí điểm ban đầu của tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy PPP đã giảm áp lực đáng kể cho ngân sách nhà nước chi đầu tư phát triển: tính đến 31/6/2016, toàn tỉnh đã triển khai thực hiện 36 dự án theo mô hình PPP với tổng mức đầu tư lên đến trên 32.500 tỷ đồng (trong đó có 11 dự án được đầu tư theo mô hình “Lãnh đạo công - Quản trị tư” với tổng mức đầu tư 28.607 tỷ đồng, 20 dự án được đầu tư theo mô hình “Đầu tư công - Quản trị tư” với tổng mức đầu tư 2.576 tỷ đồng và 5 dự án được đầu tư theo mô hình “Đầu tư tư - Sử dụng công” với tổng mức đầu tư 1.378 tỷ đồng).

Một trong ví dụ điển hình trong việc phát triển nguồn lực TSC từ đầu tư theo mô hình hợp tác công - tư là Dự án đầu tư xây dựng tòa nhà liên cơ quan số 4 (tại phường Hồng Hà, Thành phố Hạ Long) với mục đích sử dụng là trụ sở làm việc của khối cơ quan, ban Đảng, đoàn thể thuộc tỉnh. Dự án có tổng mức đầu tư 310 tỷ đồng, diện tích đất xây dựng dự án 7.500m2, diện tích xây dựng công trình 19.871m2, công trình cao 14 tầng (trong đó: 12 tầng nổi, 2 tầng hầm); diện tích sử dụng 19.871m2. Công trình được thực hiện theo mô hình “đầu tư tư - sử dụng công”, theo đó tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ bố trí quỹ đất, giải phóng mặt bằng, chi phí các khoản về công tác chuẩn bị đầu tư, nhà đầu tư (Công ty Cổ phần tập đoàn Hoàng Hà) sử dụng vốn của mình để đầu tư xây dựng công trình, sau khi công trình hoàn thành, tỉnh sẽ thuê lại trong 30 năm để bố trí văn phòng làm việc cho các cơ quan của tỉnh (mức giá thuê được Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt), nhà đầu tư được khai thác, kinh doanh một số diện tích, chức năng khác phục vụ hoạt động chung tòa nhà. Sau 30 năm, toàn bộ công trình sẽ thuộc tài sản Nhà nước, từ năm thứ 31 trở đi có thể đưa ra đấu thầu quản trị khai thác, hoặc tiếp tục gia hạn quyền quản trị khai thác với nhà đầu tư (chu kỳ 5 năm). Quy trình đầu tư xây dựng công trình, thanh quyết toán và đưa vào khai thác sử dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật đầu tư xây dựng, đảm bảo công khai, minh bạch như các dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác. Thực hiện phương thức đầu tư này, tỉnh không phải bố trí vốn để đầu tư, không phải thành lập bộ máy vận hành, quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa công trình mà vẫn có trụ sở làm việc cho các cơ quan rất khang trang, hiện đại, hiệu quả và kịp thời (theo tiến độ thì công trình chỉ đầu tư trong 2 năm là hoàn thành, đưa vào sử dụng; trong khi đó nếu đầu tư từ ngân sách nhà nước thì công trình này cần thời gian tối thiểu là 4 năm để hoàn thành).

Qua kết quả đạt được trong thực hiện mô hình đầu tư và quản lý theo hình thức đối tác công - tư tại Thừa Thiên Huế cho thấy đây là giải pháp hết sức hiệu quả để huy động các nguồn lực xã hội và những ưu việt, năng động về chuyên môn, quản lý từ khu vực tư nhân nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả đầu tư và mô hình này cần được xem xét, nhânrộng triển khai trong cả

nước để phát triển nguồn lực tài sản công, nâng cao năng lực quản lý trong điều kiện nguồn lực ngân sách có hạn và năng lực quản lý của một số lĩnh vực công còn hạn chế.

1.3.3. Một số bài học đối với quản lý tài sản công ở Các trường THPT do sởGD-ĐT Quảng Trị quản lý GD-ĐT Quảng Trị quản lý

Từ việc nghiên cứu một số kinh nghiệm trong quản lý TSC nêu trên có thể rút ra một số điểm có thể nghiên cứu, vận dụng trong quản lý TSC ở nước ta nói chung và quản lý TSC ở các trường THPT nói riêng như sau:

Thứ nhất, hệ thống các quy định, ch nh sách quản l TSC được xây dựng chặt chẽ, tạo c sở pháp l vững chắc cho việc quản l .

Việc quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng cho từng loại TSC là yêu cầu cần thiết đầu tiên và được cụ thể hóa bằng văn bản quy phạm pháp luật ở cấp độ Luật và các quy định, quy chế, tạo thành hệ thống pháp luật về quản lý TSNN nói chung và quản lý TSC tại từng địa phương, cơ quan, đơn vị nói riêng để đảm bảo cho việc quản lý và sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, phân định rõ trách nhiệm, tránh trùng lắp nhiệm vụ giữa các cơ quan làm chức năng quản lý TSC. Các quy định, chính sách quản lý TSC càng đầy đủ, cụ thể, thì việc quản lý tài sản vừa chặt chẽ, vừa thuận lợi, hạn chế được những sai phạm trong cả quản lý và sử dụng; đồng thời cho phép các cơ quan quản lý TSC nắm được thực trạng tài sản cả về số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài sản công ở các trường trung học phổ thông trực thuộc sở giáo dục và đào tạo quảng trị min (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)