Chỉ tiêu đánh giá về quản lý tài sảncông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài sản công ở các trường trung học phổ thông trực thuộc sở giáo dục và đào tạo quảng trị min (Trang 35 - 40)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.5. Chỉ tiêu đánh giá về quản lý tài sảncông

* Nhóm chỉ tiêu địnhlượng

- Tổng vốn đầu tư cho tài sản côngcủa mỗi đơn vị trong từng thời kỳ và mức độ tăng trưởng vốn đầu tư cho tài sản công của đơn vị.

Tổng vốn đầu tư cho tài sản công của mỗi đơn vị trong từng thời kỳ là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số vốn được đơn vị đó sử dụng đầutư cho mua sắm, cải tạo, nâng cấp các tài sản công trong một khoảng thời gian nhất định. Quy mô vốn đầu tư càng lớn chứng tỏ đơn vị càng chú trọng tới đầu tư tài sản công nhằm nâng cao năng lực hoạt động cho mình.

Mức độ tăng trưởng vốn đầu tư cho tài sản công là chỉ tiêu tương đối phản ánh tốc độ biến động của vốn đầu tư cho tài sản công qua các thời kỳ nhất định.

Mức độtăng trưởng VĐT cho TSC

Tổng VĐT cho TSC năm nay - Tổng VĐT cho TSC năm trước

= --- * 100 Tổng vốn đầu tư cho TSC năm trước

Mức độ tăng trưởng dương cho thấy tài sản công của đơn vị ngày càng được chú trọng đầu tư mở rộng và phát triển.

Đối với tài sản công củacác trường THPT công lập đều là những tài sản tiên tiến, hàm lượng công nghệ cao nên cần lượng vốn đầu tư rất lớn. Chính vì vậy, quy mô vốn đầu tư cho tài sản công của các trường học ở mức cao.

- Cơ cấu vốn đầu tư cho tài sản công của mỗi đơn vị trong từng thời kỳ. Tại các đơnvị sự nghiệp thì vốn đầu tư cho tài sản công được hình thành chủ yếu từ hai nguồn: nguồn NSNN cấp trực tiếp và nguồn kinh phí của đơn vị, ngoài ra còn có có thể hình thành từ nguồn liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư công tư.

Cơ cấu vốn đầu tư cho tài sản công của mỗi đơn vị trong từng thời kỳ là chỉ tiêu tương đối phản ánh thành phần và tỷ trọng của mỗi nguồn vốn huy động đầu tư cho tài sản công của đơn vị trong một giai đoạn cụ thể.

Cơ cấu nguồn vốn đầu tư thứ i

Nguồn vốn huy động thứ i

= --- * 100 Tổng vốn đầu tư cho tài sảncông

Nguồn vốn đầu tư chủ yếu là NSNN cho thấy các đơn vị chưa mở rộng khả năng xã hội hóa nguồn đầu tư cho tài sản công, khả năng mở rộng quy mô tài sản

Tuy nhiên, các trường học cung cấp dịch vụ công cộng là dạy học, giá học phí được Nhà nước quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo tính công bằng cho mọi người dân khi tiếp cận dịch vụ giáo dục nên nguồn vốn NSNN đóng vai trò quan trọng hàng đầu cho đầu tư tài sản công của các trường học.

- Số lượng tài sản công được đầu tư mới hay nâng cấp trong từng thời kỳ.Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh số lượng các tài sản mới được mua sắm, hình thành thêm trong từng giai đoạn hoặc được nâng cấp, cải tạo…. Tuy nhiên, số lượng tài sản công còn phụ thuộc vào giá trị của các tài sản công. Trong khi, hầu hết giá trị của tài sản công tại các trường học rất lớn nên số lượng tài sản công được đầu tư mới hay nâng cấp thường không nhiều.

- Mức độ hao mòn tài sản công của đơn vị tại một thời điểm. Đây là chỉ tiêu tương đối phản ánh tài sản công của đơn vị còn mới hay đã cũ, số vốn đã thu hồi bao nhiêu % so với số vốn đầu tư bỏ ra banđầu.

Tỷ lệ hao mòn tài sản công của đơnvị

Số hao mòn lũy kế

= --- * 100 Tổng nguyên giá của tài sảncông

Tỷ lệ hao mòn càng cao càng chứng tỏ tài sản công của các đơn vị đã cũ, ít được quan tâm đầu tư đổi mới nên năng lực hoạt động cũng vì thế sụt giảm theo.

Máy móc, trang thiết bị của các trường học thường hoạt động với cường độ cao, công suất lớn, thậm chí vượt quá công suất lại có hàm lượng kỹ thuật cao nên chịu tác động lớn của hao mòn vô hình. Chính vì thế, hầu hết các tài sản này được trích khấu hao nhanh.

- Số lượng tài sản công bị hư hỏng, không thể khắc phục: là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh số lượng tài sản công không còn sử dụng được do hư hỏng, hết thời gian sử dụng. Các tài sản này cần nhanh chóng sửa chữa, khắc phục, nếu không thể khắc phục được cần nhanh chóng thanh lý, nhượng bán để có nguồn tài chính đổi mới tài sản công.

- Công suất khai thác, sử dụng tài sản công: là chỉ tiêu tương đối phản ánh mức độ khai thác, đưa tài sản công vào sử dụng. Nếu công suất đạt mức càng gần

100% tho thấy các tài sản công được khai thác tối đa cho hoạt động của các tổ chức hành chính sự nghiệp. Tài sản công không bị lãng phí, hiệu quả hoạt động được nâng cao.

Nếu công suất khai thác ở mức thấp, chứng tỏ tài sản công ít được đưa vào vận hành, sử dụng gây ra hiện tượng lãng phí.

Nếu công suất khai thác quá cao, trên 100% thì cho thấy tài sản công đang hoạt động trên công suất, dẫn tới việc tài sản nhanh chóng bị hư hỏng, quy mô tài sản công không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của đơn vị.

- Mức độ hiệu quả kinh tế, xã hội khi vận hành, sử dụng tài sản công như nguồn thu, khả năng cung ứng dịch vụ công,… phụ thuộc vào từng loại tài sản.

* Nhóm tiêu chí định tính

Nhóm chỉ tiêu định tính có thể sử dụng để đánh giá quản lý tài sản công như: Mức độ chấp hành quy định pháp lý của Nhà nước và quy định quản lý của đơn vị. Việc đầu tư, mua sắm, vận hành, sử dụng, thanh lý tài sản công của các đơn vị sự nghiệp công lập phải tuân thủ những quy định chặt chẽ của pháp luật. Khi đánh giá quản lý tài sản công của trường học, có thể đánh giá mức độ chấp hành quy định pháp lý của Nhà nước trong các đơn vị hành chính sự nghiệp xem có thực hiện đúng quy trình hay không? Có đảm bảo đúng yêu cầu quản lý nhà nước về tài sản công hay không?….

Ý thức của các cán bộ, nhân viên trong quản lý tài sản công: Ý thức cán bộ, nhân viên trong quản lý tài sản công được thể hiện thông qua tinh thành trách nhiệm trong việc gìn giữ, bảo quản tài sản công để tối ưu hóa hiệu quả khai thác và sử dụng tài sản công.

1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài sản công

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Tài sản công là nguồn lực quan trọng của quốc gia do đó khai thác tốt nguồn lực này không chỉ tạo ra hiệu quả về mặt kinh tế mà còn là một trong những định hướng lớn trong quá trình xây dựng văn bản luật định về quản lý tài sản công. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải được

xây dựng đủ để quản lý đối với mọi loại tài sản công, gắn kết giữa việc bảo vệ và khai thác nguồn lực tài sản công. Ở mỗi thời kỳ đất nước để đáp ứng yêu cầu về đổi mới hoạt động của cơ quan nhà nước, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công đòi hỏi phải phù hợp, giúp khai thác tốt nguồn lực, thực hành tiết kiệm, chống thất thoát, tham nhũng.

Trình độ, trách nhiệm của người đứng đầu và đối tượng quản l

Để tạo hiệu quả trong công tác quản lý tài sản công về mặt thời gian và kinh tế, người đứng đầu cần xây dựng được bộ máy quản lý gồm các cán bộ thực hiện công tác quản lý có trình độ về quản lý tài sản công, năm vững quy định pháp luật đồng thời phải nhận thức rõ trách nhiệm trong công tác quản lý. Là những người điều hành trực tiếp đồng thời cũng là người sử dụng tài sản, đòi hỏi đối tượng quản lý trong đó gồm cả người đứng đầu phải có sự nhận thức rõ tầm quan trọng của việc quản lý tài sản công, giúp cho cá nhân, nhân viên cấp dưới thực hiện đúng vai trò, nhiệm vụ trong châp hành vê quản lý tài sản công tại cơ quan đơn vị.

Trình độ, trách nhiệm của đ i tượng sử dụng

Nhà nước là đại diện chủ thể sở hữu tài sản, các cá nhân khi được nhận tài sản công phải có trách nhiệm bảo vệ, duy trì, sửa chữa tài sản. Đối tượng khi nhận tài sản phải đúng người, đúng chức năng nhiệm vụ, tiêu chuẩn định mức mà pháp luật quy định. Việc sử dụng tài sản sai mục đích sẽ gây ra thất thoát lãng phí, ảnh hưởng đến nguồn lực kinh tế của quốc gia, vì vậy nâng cao trình độ nhận thức, ỷ thức trong sử dụng tài sản công là điều vô cùng quan trọng.

Hiệu lực của bộ mảy quản lỷ

Bộ máy quản lý bao gồm các cá nhân được giao trách nhiệm quản lý, bộ máy quản lý tài sản công có hiệu lực sẽ tạo ra hiệu quả trong quản lý, ngăn chặn được những hành vi vỉ phạm cơ chế, chính sách, chế độ quản lý tài sản công, lãng phí, làm thất thoát tài sản công. Đe có được bộ máy quản lý hiệu lực cần phải xây dựng mô hình phân cấp quản lý rõ ràng, phù hợp với năng lực trình độ quản lý ở mỗi cấp, bộ máy quản lý cần phải tinh gọn, có tính thống nhất cao tránh cồng kềnh, gắn kết trách nhiệm các cá nhân trong thực hiện công tác quản lý.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản l

Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý tạo ra sự nhanh chóng, hiệu quả trong công việc báo cáo kê khai tài sản công tại các cơ quan đơn vị; theo dõi được tình hình biến động (tăng, giảm, thay đổi thông tin) của các loại tài sản công; hỗ trợ trong công tác báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan nhà nước. Từ đó tạo nền tảng xây dựng, hình thành Cơ sở dữ liệu về tài sản công của cả nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài sản công ở các trường trung học phổ thông trực thuộc sở giáo dục và đào tạo quảng trị min (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)