Giới thiệu chung về sở Giáo dục vàĐào tạo Quảng Trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài sản công ở các trường trung học phổ thông trực thuộc sở giáo dục và đào tạo quảng trị min (Trang 52 - 58)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Giới thiệu chung về sở Giáo dục vàĐào tạo Quảng Trị

Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị được thành lập ngày 01/7/1989 (trên cơ sở chia tách từ Sở Giáo dục Bình Trị Thiên).

Theo Quyết định số 07/2016/QĐ-UBND ngày 03/3/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạotỉnh Quảng Trị

Sở Giáo dục và Đào tạolà cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh Quảng Trị quản lý nhà nước về giáo dục và Đào tạo trên địa bàn, bao gồm 09 phòng GD&ĐT, 495 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và các trung tâm (167 trường mầm non; 155 trường tiểu học; 130 trường THCS, PTCS; 31 trường THPT; 01 Trung tâm GDTX tỉnh, 01 Trung tâm KTTH-HN tỉnh, 01 Trung tâm CNTT-NN và 09 trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện với đội ngũ hơn 14.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên và 164.212 học sinh.

Ngành GD&ĐT đã tăng cường các giải pháp huy động học sinh trong độ tuổi đi học. Đến năm 2017, tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 94,1% (Chỉ tiêu 93,0%); tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đi học ở cấp tiểu học (6-10 tuổi) đạt 99,8% (Chỉ tiêu 99,8%); tỷ lệ huy độnghọc sinh trong độ tuổi đi học ở cấp THCS (11-14 tuổi) đạt 96,0% (Chỉ tiêu 96,0%).

Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn được duy trì ổn định và có bước phát triển mới. Về chất lượng giáo dục đại trà năm học 2016-2017: Cấp tiểu học có 56.057 học sinh, trong đó số học sinh hoàn thành chương trình lớp học là 55.110 em, chiếm 98,31% (đạt bằng tỷ lệ năm học 2015-2016: 98,33%); số học sinh chưa hoàn thành chương trình là 947 em, chiếm 1,69%. Cấp trung học cơ sở có 41.819 học sinh, trong đó giỏi chiếm 22,5% (đạt bằng tỷ lệ năm học 2015-2016: 22,5%), khá 37,62% (năm học 2015-2016 là 37,5%), trung bình 36,6% (năm học 2015-2016 đạt 35,8%), yếu 3,15% (năm học 2015-2016 là 3,4%, giảm 0,25%), kém 0,1% (năm học 2015-2016 là 0,1%), 219 học sinh không xếp loại. Trung học phổ thông có 22.305 học sinh, trong đó giỏi chiếm 11,78% (tăng 0,28% so với năm học 2015-

2016), khá 50,04% (năm học trước là 50,2%), trung bình 33,9% (tăng 0,7% so với năm học 2015-2016), yếu 4,03% (giảm 0,7%), kém 0,22% (năm học 2015-2016 là 0,3%), 03 học sinh không xếp loại.

Nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi văn hóa, giải Toán qua mạng Internet, trên máy tính Casio, thi Olympic Toán tuổi thơ… cấp quốc gia. Kỳ thi chọn học sinh giỏi văn hóa lớp 12 THPT cấp quốc gia năm học 2016 – 2017, tỉnh Quảng Trị có 54 thí sinh dự thi thuộc 9 bộ môn, trong đócó 14 em học sinh đạt giải (02 giải nhì, 06 giải ba và 06 giải khuyến khích). Có 01 học sinh đạt huy chương Bạc tại Kỳ thi Tìm kiếm tài năng Toán học trẻ toàn quốc lần thứ 2, do Hội Toán học Việt Nam tổ chức vào tháng 4/2017. Tiêu biểu là em Phạm Huy, học sinh Trường THPT Thị Xã Quảng Trị, đạt giải Ba tại Cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế - Intel ISEF 2017; em Võ Thục Khánh Huyền, học sinh Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, đạt huy chương Bạctại Kỳ thi Olympic Toán học Singapore và Châu Á - SASMO 2017; em Phan Đăng Nhật Minh, học sinh Trường THPT Hải Lăng đã đạt giải Nhất chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 17…

2.2.Thực trạng công tác quản lý tài sản công tại các trường Trung học phổ thông trực thuộc sởGiáo dục và Đào tạo Quảng Trị

2.2.1.Quy trình đầu tư, mua sắm tài sản công

Sở Giáo Dục và Đào tạo Quảng Trị thực hiện việc trang bị, cung cấp tài sản công cho các trường trực thuộc bằng các hình thức như: Cấp phát kinh phí từ Ngân sách nhà nước hoặc từ nguồn vốn viện trợ, dự án do Sở GD&ĐT Quảng Trị quản lý cho trường để đầu tư xây dựng và mua sắm mới.

Căn cứ vào dự toán ngân sách được giao; căn cứ vào tình hình tài chính, và hiện trạng thực tế về cơ sở vật chất của các đơn vị. Các trường từng bước trang bị, cấp phát đủ tài sản cho đơn vị để phục vụ công tác dạy học của trường. Việc trang bị, cấp phát tài sản được thực hiện căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản của Nhà nước quy định, nhu cầu sử dụng tài sản phục vụ cho công tác theo chức năng, nhiệm vụ đã được giao của từng trường.

Sở Giáo dục và Đào tạoQuảng Trịthực hiện việc trang bị, cấp phát TSC cho các trường bằng các hình thức: Cấp phát kinh phí từ Ngân sách nhà nước hoặc từ nguồn vốn viện trợ, dự án do Sở Giáo dục và Đào tạoQuảng Trịquản lý cho trường để đầu tư xây dựng và mua sắm mới tài sản; Chuyển giao tài sản cho đơn vị sử dụng từ nguồn tài sản viện trợ hoặc từ các dự án thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế quản lý đã kết thúc và điều chuyển tài sản từ các dự án không có nhu cầu sử dụng cho đơn vị có nhu cầu sử dụng tài sản.

Hàng năm song song với việc lập kế hoạch tài chính các đơn vị tiến hành lập kế hoạch trang cấp tài sản phục vụ công tác cho cơ quan mình Sở Giáo dục và Đào tạoQuảng Trịđể tổng hợp gửi Sở Tài chính để báo cáo UBND tỉnh, trình Hội đồng Nhân dân tỉnhxem xét, phân bổ dự toán ngân sách để thựchiện.

Riêng đối với kế hoạch trang cấp, sửa chữa, nâng cấp có tính chất xây dựng cơ bản thì gửi Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính để báo cáo UBND tỉnh, trình Hội đồngnhân dân tỉnh xem xét, phân bổ và bố trí nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung để thực hiện.

Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị lập kế hoạch phân bổ nguồn kinh phí không tự chủ theo hạng mục xây dựng cho các trường, căn cứ vào các tiêu chí sau:

(i) Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến việc trang bị cấp,quản lý và sử dụng tài sản.

(ii) Cáctiêuchuẩn,địnhmứcvàchếđộquiđịnhviệcquản lý, sử dụng tài sản củacấp có thẩm quyền.

(iii)Chức năng, nhiệm vụ, biên chế được giao của các cơ quan, tổ chức, đơnvị.

(iv)Hiệntrạng,tìnhhìnhsửdụngtài sảnnhànướchiệncó;mứcđộ,nhucầucấpthiết về việc trang cấp tài sản.

(v) Đã được tập thể lãnh đạo đơn vị bàn bạc thống nhất, đã công khai cho cán bộ công chức, viên chức trong đơn vị biết để tham gia góp ý về loại tài sản, qui cách, chất lượng, công năng, tính năng ...của tài sản cần trangcấp.

(vi)Các căn cứ khác có liênquan...

(vii) Kế hoạch trang cấp tài sản phải bao gồm các nội dung chính sau: (viii) Tên tài sản, các thông số kỹ thuật cơ bản và tiêu chuẩn chấtlượng. (ix)Số lượng, giá cả (sau khi đãkhảo sát sơ bộ tại thời điểm lập kế hoạch) và tổng giá trị tài sản cần trang cấp trong năm kếhoạch.

(x) Mục đích sử dụng, đối tượng trangcấp.

(xi)Yêu cầu về thời gian trang cấp để phục vụ côngtác.

Kinh phí trang cấp tài sản: Một là cấp kinh phí toàn bộ giá trị công trình vàcũng như trang thiết bị theo từng dự án. Hai là đầu tư một phần, các trường phải đối ứng các công trình, dự án này cho Sở Giáo dục và Đào tạoQuảng Trịnếu muốn được đầu tư. Thông thường thì mức đối ứng từ 10-30% giá trị của dự án. Nguồn đối ứngnày thường được lấy từ nguồn thu học phí hoặc Quỹ phát triển của các đơn vị

Đối với việc trang bị, cấp phát tài sản, thiết bị dạy và học, Sở Giáo dục và Đào tạo lập kế hoạch mua sắm theo nhu cầu của các đơn vị đã được đề xuất vào cuối năm trước. Tài sản sẽ được cấp trực tiếp cho đơn vị. Các đơn vị không nhận kinh phí trang bị, cấp phát bằng tiền mà bằng hiện vật. Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ đứng ra tổ chức đấu thầu, mua sắm trang thiết bị, và phân bổ cho các đơn vị trựcthuộc.

Khi thực hiện mua sắm tài sản, có thể lựa chọn một trong các hình thức mua sắm theo quy định sau:

-Đấu thầu rộng rãi: Khi thực hiện đấu thầu rộng rãi, không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự đấu thầu. Trường hợp tại thời điểm đóng thầu có ít hơn 03 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu thì bộ phận được giao nhiệm vụ mua sắm tài sản báo cáo Ban Giám Đốc xem xét, quyết định cho phép kéo dài thời điểm đóng thầu nhằm tăng thêm hồ sơ dự thầu hoặc cho phép mở thầu để tiến hành đánh giá hồ sơ đã đượcnộp.

- Đấu thầu hạn chế: thường được áp dụng cho các trường hợpsau:

+ Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng chogói thầu;

+ Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính chất đặc thù, gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng

đápứng yêu cầu của gói thầu. Khi thực hiện đấu thầu hạn chế, phải mời tối thiểu 05 nhà thầu được xác định là có khả năng và kinh nghiệm tham gia đấu thầu; trường hợp thực tế có ít hơn 05 nhà thầu, bộ phận được giao nhiệm vụ mua sắm xem xét và quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thứckhác.

Chỉ định thầu: Các trường hợp mua sắm tài sản được áp dụng hình thức chỉ định thầu: Mua sắm hàng hoá để khắc phục sự cố bất khả kháng do thiên tai, hoả hoạn cần phải khắc phục ngay; Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài; Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia, dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh an toàn năng lượng do Thủ tướng chính phủ quyết định; Mua sắm hàng hoá đã được Thủ tướng chính phủ cho phép chỉ định thầu; Hàng hoá chỉ do một cơ sở sản xuất,có giá bán thống nhất như điện, nước, phí vệ sinh môi trường; Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để phục hồi, duy tu, mở rộng công suất của thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất mà trước đó đã được mua từ một nhà thầu cung cấp và không thể mua từ các nhà thầu cung cấp khác do phải đảm bảo tính tương thích của thiết bị, công nghệ; Gói thầu mua sắm tài sản thuộc đề tài dự án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên có giá gói thầu dưới 100.000,000 đồng; trường hợp thấy cần thiết thì hiệu trưởng các trườngquyết định tổ chức đấu thầu.

Đối với gói thầu thuộc trường hợp sự cố bất khả kháng do thiên tai, hoả hoạn cần phải khắc phục ngay thì phải báo cáo Ban Giám Đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép thực hiện theo quy định tại Nghị định 63/2012/NĐ-CP ngày 26/06/2012 của Chính phủ về việc hướng dẫn lựa chọn nhà thầu theo luật xây dựng, song phải đảm bảo tuân thủ các quy định liên quan về việc phê duyệt giá gói thầu.

Mua sắm trực tiếp: Là gói thầu được áp dụng khi hợp đồng đối với gói thầu có nội dung tương tự được ký trước đó không quá 06 tháng và đã được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu. Đặc biệt là đơn giá khi áp dụng mua sắm trực tiếp không được cao hơn với gói thầu tương tự trướcđó.

Chào hàng cạnh tranh: Được áp dụng khi có đủ cácđiều kiệnsau: + Gói thầucó giá dưới 2 tỷ đồng

+ Là loại hàng hoá thông dụng, sẵn có trên thị trường, có đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hoá và tương đương nhau về chất lượng.

Đối với các gói thầu mua sắm tài sản có đủ điều kiện để áp dụng các hình thức mua sắm quy định chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, bộ phận mua sắm thấy cần thiết phải tổ chức đấu thầu để dảm bảo mục tiêu quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách Nhà nước được giao thi tổ chức thực hiện đấu thầu theo quy định và báo cáo kết quả mua sắm tài sản cho Ban giám đốc Sở Giáo Dục và Đào tạo.

2.2.1.1. Kế hoạch đầu tư, mua sắm tài sản:

- Tên tài sản, các thông số lỹ thuật cơ bản và tiêu chuẩn chất lượng. - Số lượng tài sản, giá cả và tổng giá trị tài sản cần trang cấp. - Mục đích sử dụng tài sản.

- Đối tượng sử dụng.

- Yêu cầu về thời gian trang cấp để phục vụ công tác.

2.2.1.2. Nguồn kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản:

-Nguồn Kinh phí ngân sách nhà nước cấp được Nhà trường phân giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của đơn vị (kinh phí thường xuyên, các chương trình mục tiêu quốc gia);

-Nguồn thu từ phí, lệ phí được sử dụng theo quy định của pháp luật;

-Nguồn kinh phí từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ phúc lợi của đơn vị sự nghiệp công lập;

-Nguồn cho thuê dịch vụ, thanh lý tài sản, dạy thêm học thêm,…

2.2.1.3. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản:

UBND Tỉnh Quảng Trị đang thực hiện việc phân quyền quyết định việc đầu tư, mua sắm tài sản tại các trường Trung học phổ thông trực thuộc cho Sở Giáo dục và Đào tạoquản lý.

Tuy nhiên, để thể hiện tính tự chủ trong tài chính Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị cho các đơn vị lập dự toán nhu cầu đầu tư, mua sắm tài sản trong năm. Từ dự toán này, Sở tổng hợp và lập kế hoạch mua sắm phân bổ trong năm sau.

Tại các trường thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản như sau:

Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng (sau đây gọi tắt là Ban Giám hiệu) phụ trách về lĩnh vực công tác có liên quan đến việc mua sắm tài sản.

Thủ trưởng đơn vị căn cứ vào dự toán chi hàng năm, tình hình hoạt động của đơn vị quyết định mua sắm tài sản cho đơn vị mình thuộc phạm vi đã được phân cấp theo đúng trình tự, thủ tục mua sắm tài sản được quy định dưới đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài sản công ở các trường trung học phổ thông trực thuộc sở giáo dục và đào tạo quảng trị min (Trang 52 - 58)