Hệ tĩnh mạch chi dưới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và thương tổn giải phẫu bệnh chấn thương động mạch chi dưới tại bệnh viện hữu nghị việt đức giai đoạn 2017 2019 (Trang 25 - 27)

Hệ TM chi dưới gồm 2 hệ thống là: hệ TM sâu và TM nông.

Hệ TM sâu: Đi kèm với ĐM và mang tên như ĐM, khẩu kính lớn, vận chuyển 90% lưu lượng máu về tim. ĐM khoeo và ĐM đùi chỉ có một TM đi kèm, các ĐM còn lại có hai TM đi kèm [30]. Hệ TM sâu gồm: TM chày sau, TM mác, TM chày trước, TM khoeo, TM đùi nông, TM đùi chung. Do đó khi có CTĐM có thể có tổn thương TM sâu đi kèm.

Hệ TM nông: Nằm ngay dưới da, vận chuyển 10% lưu lượng máu về tim, dễ bị tổn thương cùng với phần mềm khi bị đụng dập. TM nông và sâu

được nối với nhau bởi các TM xuyên. Các TM này đều có các van TM đảm bảo cho dòng máu di chuyển một chiều từ ngoại vi về trung tâm. Hệ TM nông chi dưới gồm TM hiển lớn và TM hiển bé, trong đó TM hiển lớn thường được sử dụng ghép đoạn ĐM [24]. TM hiển bé bắt đầu cổ chân tại phía sau mắt cá ngoài, đi lên dọc theo bờ ngoài gân gót cùng với thần kinh bắp chân, sau đó lệch dần vào đường giữa bắp chân và đổ vào TM khoeo ở hố khoeo. TM hiển lớn nhận máu từ cung TM mu chân, chạy lên trên trước mắt cá trong rồi theo dọc bờ trong xương chày lên mặt trong đùi, cuối cùng qua lỗ TM hiển ở mạc đùi để đổ vào TM đùi.

Áp dụng: Một số tĩnh mạch chi khi có tổn thương bắt buộc phảilập lại lưu thông mạch: TM đùi, TM khoeo. Hệ TM nông được lấy để dùng làm vật liệu ghép nối động mạch khi cần thiết.

Hình 1.3 Hệ thống tĩnh mạch nông chi dưới

A + B: TM hiển lớn đoạn cẳng chân và đùi C: TM hiển bé *Nguồn: Netter Frank H. Atlat giải phẫu người (2001)[33]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và thương tổn giải phẫu bệnh chấn thương động mạch chi dưới tại bệnh viện hữu nghị việt đức giai đoạn 2017 2019 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)