Tổng quan các nghiên cứu trước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả dự án EPCI của công ty cịch vụ cơ khí hàng hải PTSC (Trang 26)

2.4.1. Nghiên cứu trong nước

Vũ Quang Lãm (2015), Các yếu tố gây chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án đầu tư công tại Việt Nam, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 23 (33) – tháng 07-08/2015. Các nhân tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán rất đa dạng, có những nhân tố chỉ tác động đến dự án công mà không ảnh hưởng đến dự án tại khu vực tư và ngược lại. Nghiên cứu này sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để xác định rõ trong bối cảnh thực tiễn và môi trường pháp lý hiện nay, đâu là nguyên nhân chính yếu dẫn đến tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán của ác dự án đầu tư công tại VN. Bốn nguyên nhân quan trọng nhất của tình trạng chậm trễ và vượt dự toán của các dự án đầu tư công tại VN là “Yếu kém trong quản lý dự án của chủ đầu tư”, “Yếu kém của nhà thầu hoặc tư vấn”, “Yếu tố ngoại vi và yếu tố khó khăn về tài chính” đã được tác giả nhận diện và đánh giá mức độ ảnh hưởng.

Nguyễn Quí Nguyên, Cao Hào Thi (2006), “Các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả quản lý dự án – Áp dụng cho các dự án xây dựng dân dụng ở Việt Nam”, Đại học Bách Khoa, ĐHQG – TPHCM. Kết quả nghiên cứu nhận định có 4 nhân tố ảnh hưởng đến thành công dự án là: Sự hỗ trợ từ tổ chức kết hợp năng lực điều hành của nhà quản lý dự án; Năng lực thành viên tham gia quản lý dự án; Ổn định của môi trường bên ngoài và Năng lực của nhà quản lý dự án.

Nguyễn Duy Thanh, Phạm Trần Sỹ Lâm, Cao Hào Thi, Phạm Long, Vũ Phương Lan (2013), Mô hình cấu trúc cho sự thành công của dự án hệ thống thông tin ở Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số 198 (II) tháng 12/2013. Nghiên cứu này đề xuất mô hình cấu trúc cho sự thành công của dự án hệ thống thông tin ở thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, các yếu tố sự trao đổi và phối hợp, phân tích hệ thống thông tin, năng lực đội dự án và khả năng xử lý sự cố có mối quan hệ qua lại lẫn nhau và có tác động đến các yếu tố khả năng quyết định và mục tiêu của dự án; các yếu tố khả năng quyết định và mục tiêu dự án có tác động đến thành quả của dự án hệ thống thông tin.

Nguyễn Duy Long et al. (2004), Nghiên cứu các yếu tố thành công của dự án trong các dự án xây dựng tại Việt Nam, Tạp chí kỹ thuật, xây dựng và quản lý kiến trúc, Tập 11, 6:404–413. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với dữ liệu

15

khảo sát 109 người từ 42 tổ chức liên quan đến xây dựng. Nghiên cứu đã phân loại sắp xếp các yếu tố thành công của dự án trong các dự án xây dựng tại Việt Nam thành 4 nhóm chính gồm tạo điều kiện thuận lợi cho/của các bên (Comfort), năng lực của các bên (Competence), quyết tâm thực hiện, chia sẻ thông tin.

2.4.2. Nghiên cứu nước ngoài

Belassi W. & Tukel OI. (1996), “Một cách mới để xác định thành công/thất bại của dự án”, Tạp chí Quốc tế về quản trị dự án 14(3): 141-51. Trong nghiên cứu này tác giả đã phân loại sắp xếp các yếu tố thành công của dự án thành 4 nhóm chính:

- Nhóm yếu tố liên quan đến đặc trưng của dự án bao gồm quy mô và giá trị, tính độc nhất của dự án, mật độ dự án, vòng đời dự án, tính khẩn cấp;

- Nhóm yếu tố liên quan đến GĐDA bao gồm khả năng phân quyền, khả năng thoả thuận, khả năng phối hợp, nhận thức về trách nhiệm và quyền hạn, khả năng quyết định, khả năng phân quyền và khả năng của thành viên nhóm dự án bao gồm: Tổng quan về dự án, kiến thức kỹ thuật, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết sự cố, kỹ năng quyết định;

- Nhóm yếu tố liên quan đến tổ chức bao gồm sự hỗ trợ của quản lý cấp cao, cấu trúc tổ chức dự án, hỗ trợ của nhà quản lý chức năng, hỗ trợ của người đỡ đầu dự án (Project Champion) và chỉ đạo Dự án (Project Director);

- Nhóm yếu tố liên quan đến môi trường bên ngoài dự án bao gồm sự ổn định của môi trường chính trị, kinh tế, xã hội, kỹ thuật, tự nhiên… Một ưu điểm quan trọng nhất trong cách phân loại này là chúng ta có thể dễ dàng nhận biết được sự thành công hay thất bại của dự án có thể liên quan đến GĐDA hay/và dự án hay/và tổ chức… Tuy nhiên, như tác giả của nghiên cứu đã nhận định, các yếu tố thành công này là các yếu tố thành công dành cho một dự án chung, rất khó để xác định yếu tố thành công cụ thể cho từng lĩnh vực của dự án hay từng loại tổ chức dự án. Hơn nữa các yếu tố này ảnh hưởng đến sự thành công của quản lý dự án một cách gián tiếp nên rất khó để đánh giá chính xác tầm quan trọng của từng yếu tố trong qáa trình thu thập dữ liệu. Ngoài ra, có quá nhiều yếu tố được đưa ra (39 yếu tố) nên rất khó để có thể đưa ra những giải pháp một cách tập trung nhằm nâng cao hiệu quả, thành công cho dự án.

Albert P. C. Chan, David Scott, Ada P. L. Chan (2004), “Các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của dự án xây dựng”, Tạp chí Kỹ thuật Xây dựng và Quản lý. Nghiên

16

cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, dựa trên các công trình nghiên cứu trước đây nghiên cứu đã đưa ra 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến thành công dự án bao gồm: những yếu tố liên quan đến các bên liên quan tới dự án; thủ tục dự án; những yếu tố liên quan đến hoạt động quản lý dự án; những yếu tố liên quan đến môi trường bên ngoài,...Kết quả cũng chỉ ra rằng 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng này ảnh hưởng tích cực đến thành công dự án.

Pollaphat Nitithamyong (2006), “Thành công/thất bại và tác động của chúng đến việc thực hiện hệ thống quản lý dự án xây dựng trên Web”, Trường Xây dựng và Môi trường Tự nhiên, Đại học Glasgow Caledonian. Nghiên cứu đã đưa ra các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến thành công dự án bao gồm: nhóm yếu tố về đặc trưng dự án; nhóm yếu tố liên quan tới nhà cung cấp dịch vụ; nhóm yếu tố liên quan tới hệ thống dự án; những yếu tố liên quan đến môi trường bên ngoài

Nipin Joseph Bahu (2015), “Các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của dự án xây dựng”, Tạp chí Cơ khí và Kỹ thuật Xây dựng IOSR (IOSR-JMCE), e-ISSN: 2278-1684, p-ISSN: 2320-334X, Volume 12, Issue 2 Ver. V (Mar - Apr. 2015), PP 17-26. Nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát với 120 bảng khảo sát. Kết quả khảo sát sẽ được thống kê mô tả để xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng cho từng nhóm. Nghiên cứu đã chỉ ra 63 yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án xây dựng được lựa chọn và phân bổ trong 10 nhóm yếu tố bao gồm: (1) Yếu tố chi phí thực hiện dự án, (2) Yếu tố thời gian thực hiện dự án, (3) Yếu tố chất lượng, (4) Yếu tố hoạt động sản xuất của dự án, (5) Yếu tố sự thỏa mãn của chủ đầu tư, (6) Yếu tố cộng đồng của dự án, (7) Yếu tố nhân lực, (8) Yếu tố an toàn của dự án, (9) Yếu tố nâng cấp cải tiến của dự án, (10) Các yếu tố môi trường. Kết quả cũng cho thấy 10 nhóm yếu tố này tác động tích cực đến thành công của dự án.

Bảng 2.1: Tóm tắt các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án STT Nhân tố Các nghiên cứu Kết quả NC

1.

Môi trường bên ngoài

Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Chan at. al (2002), Nguyễn Quí Nguyên, Cao

Hào Thi (2006), Nipin Joseph Bahu (2015).

Tác động tích cực (+)

17

STT Nhân tố Các nghiên cứu Kết quả NC

2.

Sự hỗ trợ bên trong và ngoài

dự án

Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Belassi and Tukle (1996), Nguyễn Duy Long et al. (2004), Nguyễn Quí Nguyên, Cao Hào Thi (2006), Sahibuddin và Nasir

(2011).

Tác động tích cực (+)

3. Quản lý dự án

Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Belassi and Tukle (1996), Nguyễn Quí Nguyên, Cao Hào Thi (2006), Sahibuddin

và Nasir (2011), Nguyễn Duy Thanh và cộng sự (2013), Saraf D. D. (2013) Tác động tích cực (+) 4. Năng lực tổ chức tham gia dự án

Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Belassi and Tukle (1996), Nguyễn Duy Long et al. (2004), Sahibuddin và Nasir

(2011) Tác động tích cực (+) 5. Năng lực thành viên tham gia dự án

Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Nguyễn Duy Long et al. (2004), Nguyễn

Quí Nguyên, Cao Hào Thi (2006), Sahibuddin và Nasir (2011)

Tác động tích cực (+)

6. Đặc trưng dự án Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Belassi and Tukle (1996) tích cực (+) Tác động

(Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp)

2.5. Đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 2.5.1. Đề xuất mô hình nghiên cứu 2.5.1. Đề xuất mô hình nghiên cứu

Từ trước đến nay có rất nhiều nghiên cứu để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án. Các dự án được nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ thông tin, dự án nghiên cứu và phát triển, dự án môi trường, dự án sản xuất, dự án xây dựng,… Nhìn chung các nghiên cứu về yếu tố thành công của dự án được nghiên cứu khá nhiều và các kết quả đã đưa ra là hoàn toàn khác nhau, vì mỗi quốc gia có những sự khác biệt về vị trí địa lý, mức độ phát triển kinh tế, xã hội và môi trường pháp lý khác nhau. Do đó, tác giả đã dựa vào cơ sở lý thuyết và tổng hợp các nghiên cứu trước đây ở bảng 2.1, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng thành quả dự án EPCI của công ty PTSC M&C như sau:

18

2.5.2. Các giả thuyết nghiên cứu

Trên cơ sở 6 nhân tố ảnh hưởng đến thành quả dự án EPCI, mô hình nghiên cứu đê xuất như hình 2.5 và dựa vào kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm trước đây tác giả đề xuất các giả thuyết sau:

- Giả thuyết H1: Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Chan at. al (2002), Nipin Joseph Bahu (2015) đã cho thấy yếu tố môi trường bên ngoài có ảnh hưởng tích cực đến thành quả dự án. Như vậy, môi trường bên ngoài dự án càng ổn định thì thành quả dự án EPCI sẽ tốt hơn.

- Giả thuyết H2: Theo Nguyễn Quí Nguyên, Cao Hào Thi (2006), Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009) sự hỗ trợ các tổ chức bên trong và ngoài dự án có ảnh hưởng tích cực đến thành quả dự án. Như vậy, sự hỗ trợ các tổ chức bên trong và ngoài dự án càng tốt thì thành quả của dự án EPCI sẽ tốt hơn.

- Giả thuyết H3: Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Saraf D. D. (2013) cho thấy năng lực quản lý dự án có tác động tích cực đến thành quả của dự án. Như vậy, năng lực quản lý dự án càng tốt thì thành quả của dự án EPCI sẽ tốt hơn.

- Giả thuyết H4: Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Nguyễn Duy Long et al. (2004), Sahibuddin và Nasir (2011) cho thấy năng lực của các tổ chức tham gia dự án

Môi trường bên ngoài Sự hỗ trợ bên trong và ngoài dự án

Năng lực quản lý dự án Năng lực tổ chức tham gia dự án Năng lực thành viên tham gia dự án

THÀNH QUẢ DỰ

ÁN EPCI

Đặc trưng dự án

Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất

19

có ảnh hưởng tích cực đến thành quả dự án. Hay, năng lực của các tổ chức tham gia vào dự án càng tốt thì thành quả của dự án EPCI sẽ tốt hơn.

- Giả thuyết H5: Theo Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Sahibuddin và Nasir (2011) cho thấy năng lực thành viên tham gia dự án tác động tích cực đến thành quả của dự án. Như vậy, năng lực thành viên tham gia dự án càng tốt thì thành quả dự án EPCI sẽ tốt hơn.

- Giả thuyết H6: Đặc trưng dự án sẽ tác động tích cực đến thành quả của dự án EPCI.

Dựa vào các giả thuyết nêu trên, mô hình nghiên cứu được thể hiện lại như sau:

Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu của đề tài

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến dự án đầu tư. Bên cạnh đó hệ thống lại các nghiên cứu trong và ngoài nước được công bố liên quan đến dự án đầu tư, các yếu tố ảnh hưởng đến thành quả của dự án đầu tư khác nhau cũng được thể hiện trong chương 2. Từ đó, tác giả vận dụng vào đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả dự án EPCI của công ty Dịch vụ Cơ khí Hàng Hải PTSC.

Môi trường bên ngoài

Sự hỗ trợ bên trong và ngoài dự án Năng lực quản lý dự án

Năng lực tổ chức tham gia dự án Năng lực thành viên tham gia dự án

THÀNH QUẢ DỰ ÁN EPCI Đặc trưng dự án H1+ H2+ H3+ H4+ H5+ H6+

20

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của luận văn được thực hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận văn

(Nguồn: Tác giả xây dựng)

Quy trình nghiên cứu của luận văn được thực hiện theo 2 bước sau:

Bước 1: Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính được dùng để hệ thống lại các lý thuyết dự án đầu tư, lý thuyết thành quả dự án đầu tư, các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả của dự án đầu tư và đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả dự án EPCI của công ty Dịch vụ Cơ khí Hàng Hải PTSC.

21

Bước 2: Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu thứ cấp và kiểm định mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả dự án EPCI của công ty Dịch vụ Cơ khí Hàng Hải PTSC.

3.2. Phương pháp nghiên cứu3.2.1. Nghiên cứu định tính 3.2.1. Nghiên cứu định tính

Dựa trên cơ sở lý thuyết được đề cập, nghiên cứu đưa ra các thang đo để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Tuy nhiên, thang đo cần được điều chỉnh để cho phù hợp tại không gian nghiên cứu. Phương pháp này chủ yếu tham khảo ý kiến của chuyên gia để điều chỉnh bảng câu hỏi sao cho phù hợp với tình hình thực tế.

Từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây tác giả đã đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả dự án EPCI của công ty Dịch vụ Cơ khí Hàng Hải PTSC bao gồm: Môi trường bên ngoài, Sự hỗ trợ bên trong và ngoài dự án, Năng lực quản lý dự án, Năng lực tổ chức tham gia dự án, Năng lực thành viên tham gia dự án, Đặc trưng dự án. Nhằm để có cái nhìn tổng quan về các nhân tố này, tác giả đã thảo luận 11 chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành bao gồm: 1 giám đốc, 4 phó giám đốc, 2 giám đốc dự án, 1 trưởng ban, 3 chuyên viên dự án. Kết quả của các chuyên gia về các yếu tố trên được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1: Kết quả ý kiến chuyên gia

TT Họ tên Chuyên gia Chức vụ Ý kiến

1. Đồng Xuân Thắng Giám đốc Công ty Đồng ý

2. Trần Thiện Lê Phó Giám đốc thứ nhất Đồng ý

3. Bùi Hoàng Điệp Phó Giám đốc thứ hai Đồng ý

4. Nguyễn Bảo Hoàng Giám đốc dự án EPCI Đồng ý

5. Trần Minh Mạnh Phó Giám đốc thứ ba phụ trách hành chính Đồng ý 6. Phạm Văn Chuân Giám đốc thương mại dự án EPCI Đồng ý

22

TT Họ tên Chuyên gia Chức vụ Ý kiến

7. Nguyễn Dương Lâm Phó Giám đốc thứ tư phụ trách kỹ thuật Đồng ý 8. Trần Khánh Trưởng ban an toàn lao động Đồng ý

9. Đặng Minh Hải Chuyên viên dự án Đồng ý

10. Nguyễn Viết Thông Chuyên viên dự án Đồng ý

11. Nguyễn Hữu Tuấn Chuyên viên dự án Đồng ý

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Kết quả cho thấy tất cả các chuyên gia đồng ý với các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả dự án EPCI của công ty Dịch vụ Cơ khí Hàng Hải PTSC. Bên cạnh đó, các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả dự án EPCI của công ty cịch vụ cơ khí hàng hải PTSC (Trang 26)