Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả dự án EPCI của công ty cịch vụ cơ khí hàng hải PTSC (Trang 32)

(Nguồn: Tác giả xây dựng)

Quy trình nghiên cứu của luận văn được thực hiện theo 2 bước sau:

Bước 1: Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính được dùng để hệ thống lại các lý thuyết dự án đầu tư, lý thuyết thành quả dự án đầu tư, các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả của dự án đầu tư và đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả dự án EPCI của công ty Dịch vụ Cơ khí Hàng Hải PTSC.

21

Bước 2: Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu thứ cấp và kiểm định mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả dự án EPCI của công ty Dịch vụ Cơ khí Hàng Hải PTSC.

3.2. Phương pháp nghiên cứu3.2.1. Nghiên cứu định tính 3.2.1. Nghiên cứu định tính

Dựa trên cơ sở lý thuyết được đề cập, nghiên cứu đưa ra các thang đo để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Tuy nhiên, thang đo cần được điều chỉnh để cho phù hợp tại không gian nghiên cứu. Phương pháp này chủ yếu tham khảo ý kiến của chuyên gia để điều chỉnh bảng câu hỏi sao cho phù hợp với tình hình thực tế.

Từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây tác giả đã đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả dự án EPCI của công ty Dịch vụ Cơ khí Hàng Hải PTSC bao gồm: Môi trường bên ngoài, Sự hỗ trợ bên trong và ngoài dự án, Năng lực quản lý dự án, Năng lực tổ chức tham gia dự án, Năng lực thành viên tham gia dự án, Đặc trưng dự án. Nhằm để có cái nhìn tổng quan về các nhân tố này, tác giả đã thảo luận 11 chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành bao gồm: 1 giám đốc, 4 phó giám đốc, 2 giám đốc dự án, 1 trưởng ban, 3 chuyên viên dự án. Kết quả của các chuyên gia về các yếu tố trên được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1: Kết quả ý kiến chuyên gia

TT Họ tên Chuyên gia Chức vụ Ý kiến

1. Đồng Xuân Thắng Giám đốc Công ty Đồng ý

2. Trần Thiện Lê Phó Giám đốc thứ nhất Đồng ý

3. Bùi Hoàng Điệp Phó Giám đốc thứ hai Đồng ý

4. Nguyễn Bảo Hoàng Giám đốc dự án EPCI Đồng ý

5. Trần Minh Mạnh Phó Giám đốc thứ ba phụ trách hành chính Đồng ý 6. Phạm Văn Chuân Giám đốc thương mại dự án EPCI Đồng ý

22

TT Họ tên Chuyên gia Chức vụ Ý kiến

7. Nguyễn Dương Lâm Phó Giám đốc thứ tư phụ trách kỹ thuật Đồng ý 8. Trần Khánh Trưởng ban an toàn lao động Đồng ý

9. Đặng Minh Hải Chuyên viên dự án Đồng ý

10. Nguyễn Viết Thông Chuyên viên dự án Đồng ý

11. Nguyễn Hữu Tuấn Chuyên viên dự án Đồng ý

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Kết quả cho thấy tất cả các chuyên gia đồng ý với các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả dự án EPCI của công ty Dịch vụ Cơ khí Hàng Hải PTSC. Bên cạnh đó, các chuyên gia sẽ cho ý kiến đồng ý hay không đồng ý về chiều hướng tác động của các nhân tố, kết quả như sau:

Bảng 3.2: Kết quả chuyên gia về chiều hướng tác động của các nhân tố

STT Yếu tố Dấu tác động

Ý kiến chuyên gia Đồng ý Không đồng ý

1. Môi trường bên ngoài + 11/11 0/11

2. Sự hỗ trợ bên trong và bên ngoài dự án + 11/11 0/11

3. Năng lực quản lý dự án + 11/11 0/11

4. Năng lực tổ chức tham gia dự án + 11/11 0/11 5. Năng lực thành viên tham gia dự án + 11/11 0/11

6. Đặc trưng dự án + 11/11 0/11

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Nhìn vào bảng trên ta thấy các chuyên gia đều đồng ý (có tất cả 11/11 chuyên gia đồng ý) với các nhân tố ảnh hưởng cùng chiều đến thành quả của dự án EPCI của công ty PTSC M&C. Bên cạnh đó, các chuyên gia không có ý kiến khác xây dựng thêm các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả của dự án EPCI công ty PTSC M&C. Do đó, các nhân tố này sẽ được sử dụng để phân tích đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả của

23

dự án EPCI công ty PTSC M&C trong nghiên cứu tiếp theo. Như vậy kết quả thảo luận chuyên gia đã thống nhất các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả dự án EPCI của công ty PTSC M&C bao gồm: (1) Môi trường bên ngoài; (2) Sự hỗ trợ bên trong và ngoài dự án; (3)Năng lực quản lý dự án; (4) Năng lực tổ chức tham gia dự án; (5) Năng lực thành viên tham gia dự án; (6)Đặc trưng dự án.

3.2.2. Nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp nghiên cứu chính thức của đề tài để đánh giá và đưa ra các kết luận. Nội dung của phương pháp này bao gồm:

- Thu thập thông tin dữ liệu thông qua phỏng vấn trực tiếp, gửi email, qua bảng khảo sát.

- Tổng hợp và Phân tích sơ bộ dữ liệu thu thập.

- Tiến hành mã hóa và làm sạch dữ liệu với sự hỗ trợ từ phần mềm thống kê SPSS 20.0. Phần này thực hiện các công việc sau:

+ Phân tích và đánh giá độ tin cậy của các thang đo các nhân tố ảnh hưởng. + Phân tích nhân tố khám phá EFA.

+ Phân tích và kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy bội với mức ý nghĩa 5%.

Mục tiêu của phương pháp nghiên cứu định lượng là nhằm xây dựng mô hình, kiểm định và xác định được các nhân tố ảnh hưởng. Từ đó, tác giả tiến hành viết báo cáo, đưa ra các kết luận và các kiến nghị đề xuất giải pháp.

3.3. Xây dựng thang đo 3.3.1. Thiết kế bảng hỏi 3.3.1. Thiết kế bảng hỏi

Từ kết quả nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu các nghiên cứu trước đây và thảo luận các chuyên gia thì bảng câu hỏi được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các nội dung sau:

- Lời giới thiệu: Đây là lời dẫn, lời cam kết của tác giả trong quá trình thu thập dữ liệu từ các chuyên gia, từ các bên có liên quan tới dự án.

- Thông tin cá nhân chuyên gia, các bên có liên quan: Ghi nhận các thông tin của các chuyên gia, các bên liên quan như giới tính, độ tuổi, chức vụ, đơn vị công tác,...

24

- Nội dung chính: Phần này bao gồm thông tin các phát biểu về các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả của dự án:

Ghi nhận mức độ đồng ý về các biến quan sát (được diễn tả bằng các phát biểu) đo lường cho các khái niệm trong mô hình nghiên cứu. Đây là phần chính trong bảng câu hỏi giúp khảo sát mức độ chấp nhận của các chuyên gia, các bên liên quan đối với các nhân tố: Môi trường bên ngoài; Sự hỗ trợ bên trong và bên ngoài dự án; Năng lực quản lý dự án; năng lực tổ chức tham gia dự án; Năng lực thành viên tham gia dự án; Đặc trưng dự án.

Trong bảng câu hỏi này, tác giả sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ, quy ước là: "1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Không có ý kiến; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý”.

Với cách thiết kế bảng câu hỏi và mô hình như đã trình bày, mỗi bảng câu hỏi được khảo sát sẽ trở thành 1 cơ sở dữ liệu độc lập trong nghiên cứu.

3.3.2. Mô tả thang đo

* Thang đo Sự hỗ trợ của tổ chức trong và ngoài dự án (HTTC):

Bảng 3.3: Thang đo Sự hỗ trợ của tổ chức trong và ngoài dự án (HTTC)

Stt Kí hiệu Thang đo Tác giả

Sự hỗ trợ của tổ chức trong và ngoài dự án

(HTTC)

HTTC1

Sự hỗ trợ của các đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện dự án

Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Nguyễn Duy Long et al. (2004) HTTC2 Sự hỗ trợ của các đơn vị trong ngành trong quá trình thực hiện dự án

Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Belassi and Tukle (1996), Nguyễn Duy Long et al. (2004).

HTTC3

Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện dự án

Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009),

Nguyễn Quí

Nguyên, Cao Hào Thi (2006).

25

Stt Kí hiệu Thang đo Tác giả

HTTC4

Sự hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao trong quá trình thực hiện dự án

Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Belassi and Tukle (1996).

HTTC5

Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý trong quá trình thực hiện dự án.

Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Nguyễn Duy Long et al. (2004). HTTC6 Sự hỗ trợ của các phòng ban chức năng trong quá trình thực hiện dự án

Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Belassi and Tukle (1996), Nguyễn Duy Long et al. HTTC7 Sự hỗ trợ của người đứng đầu dự án trong quá trình thực hiện dự án

Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Nguyễn Duy Long et al. (2004).

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

*Thang đo Năng lực quản lý dự án (NLQL):

Bảng 3.4: Thang đo Năng lực quản lý dự án (NLQL)

Stt Kí hiệu Thang đo Tác giả

Năng lực quản lý dự án (NLQL)

NLQL1

Khả năng thương lượng các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án

Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Nguyễn Duy Thanh và cộng sự (2013), Saraf D. D. (2013) NLQL2 Khả năng phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án

Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Belassi and Tukle (1996), Nguyễn Quí Nguyên, Cao Hào Thi (2006)

26

* Thang đo Năng lực tổ chức tham gia dự án (NLTG)

Bảng 3.5: Thang đo Năng lực tổ chức tham gia dự án (NLTG)

Stt Kí hiệu Thang đo Tác giả

Năng lực tổ chức tham gia dự án (NLTG)

NLTG1 Năng lực nhà thầu xây dựng thực hiện dự án

Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Nguyễn Duy Long et al. (2004).

NLTG2

Năng lực đội ngũ tư vấn thiết kế dự án trong quá trình thực hiện dự án

Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Sahibuddin và Nasir (2011)

NLTG3

Năng lực nhà thầu cung cấp thiết bị trong quá trình thực hiện dự án

Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Nguyễn Duy Long et al. (2004).

NLTG4 Năng lực đội ngũ tư vấn giám sát thực hiện dự án

Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Belassi and Tukle (1996), Nguyễn Duy Long et al. (2004).

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

*Thang đo Năng lực thành viên tham gia dự án (NLTV)

Bảng 3.6: Thang đo Năng lực thành viên tham gia dự án (NLTV) Stt Kí hiệu Thang đo Tác giả

NLTV1 Khả năng tự giải quyết vấn đề phát

Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), NLQL3

Khả năng ra quyết định trong quá trình thực hiện dự án

Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Nguyễn Duy Thanh và cộng sự (2013), Saraf D. D. (2013) NLQL4 Khả năng nhận thức vai trò và nhiệm vụ quản lý

Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Sahibuddin và Nasir (2011)

NLQL5

Khả năng phân quyền cho cấp dưới trong quá trình thực hiện dự án

Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Quí Nguyên, Cao Hào Thi (2006).

27

Stt Kí hiệu Thang đo Tác giả

Năng lực thành viên tham gia dự

án (NLTV)

sinh trong quá trình thực hiện dự

án

Nguyễn Duy Long et al. (2004). NLTV2 Khả năng cam kết hoàn thành nhiệm vụ trong quá trình thực hiện dự

Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009),

Nguyễn Quí

Nguyên, Cao Hào Thi (2006).

NLTV3

Khả năng dàn xếp các mâu thuẫn/rắc rối phát sinh trong quá trình thực hiện

dự

Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009),

Nguyễn Quí

Nguyên, Cao Hào Thi (2006).

NLTV4 Khả năng làm việc theo tập thể

Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Nguyễn Duy Long et al. (2004)

NLTV5 Kỹ năng giao tiếp với mọi người

Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Nguyễn Duy Long et al. (2004), Sahibuddin và Nasir (2011).

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

*Thang đo Ổn định môi trường bên ngoài (ODMT):

Bảng 3.7: Thang đo Ổn định môi trường bên ngoài (ODMT) Stt Kí hiệu Thang đo Tác giả

Ổn định môi trường bên ngoài

(ODMT)

ODMT1

Môi trường xã hội tác động đến quá trình thực hiện dự án mở

Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009),

Nguyễn Quí

Nguyên, Cao Hào Thi (2006).

ODMT2 Môi trường tự nhiên (Thời tiết, khí hậu,…) tác

Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Chan at. al (2002),

28

Stt Kí hiệu Thang đo Tác giả

động đến quá trình thực hiện dự án

Nguyễn Quí

Nguyên, Cao Hào Thi (2006) ODMT3 Môi trường chính trị tác động đến quá trình thực hiện dự án

Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009)

ODMT4

Môi trường công nghệ tác động đến quá trình thực hiện dự án

Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009) ODMT5 Môi trường pháp luật tác động đến quá trình thực hiện dự án

Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009),

Nguyễn Quí

Nguyên, Cao Hào Thi (2006).

ODMT6

Môi trường kinh tế tác động đến quá trình thực hiện dự án

Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Chan at. al (2002),

Nguyễn Quí

Nguyên, Cao Hào Thi (2006)

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

*Thang đo Đặc trưng dự án (DTDA)

Bảng 3.8: Thang đo Đặc trưng dự án (DTDA)

Stt Kí hiệu Thang đo Tác giả

Đặc trưng dự án (DTDA)

DTDA1 Dự án mang tính

quốc tế

Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Belassi and Tukle (1996)

DTDA2

Dự án có tầm quan trọng lớn trong phát triển kinh tế

Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Belassi and Tukle (1996)

29

DTDA3 Dự án có tính cấp

thiết

Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Belassi and Tukle (1996)

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

*Thang đo Biến phụ thuộc: Thành quả của dự án Bảng

Bảng 3.9: Thang đo Thành quả dự án (TQDA) Stt Kí hiệu Thang đo Tác giả

Thành quả dự án (TQDA) TQDA1 Đáp ứng về yêu cầu kỹ thuật - an toàn, chất lượng

Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Belassi and Tukle (1996)

TQDA2 Đáp ứng về chi phí

Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Belassi and Tukle (1996)

TQDA3 Đáp ứng về thời

gian (tiến độ)

Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Belassi and Tukle (1996)

TQDA4

Đáp ứng về yêu cầu của các bên liên quan

Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Belassi and Tukle (1996)

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

3.4. Phương pháp phân tích số liệu 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

* Phương pháp thảo luận chuyên gia

Trong nghiên cứu này tác giả tiến hành thảo luận trực tiếp với 11 chuyên gia, các chuyên gia bao gồm: 1 giám đốc công ty, 4 phó giám đốc công ty, 2 giám đốc dự án EPCI, 1 trưởng ban, 3 chuyên viên dự án.

Tác giả sử dụng phương pháp trao đổi trực tiếp các chuyên gia, tác giả đưa ra những câu hỏi liên quan tới đề tài, nội dung cụ thể được thể hiện trong phiếu khảo sát ở phụ lục

30

2. Trước khi trao đổi trực tiếp tác giả tiến hành gửi trước nội dung cần trao đổi để các chuyên gia tìm hiểu nghiên cứu trước.

* Phương pháp thu thập thông tin chính thức: Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Các công việc tác giả thực hiện trong quá trình thu thập thông tin được thể hiện như sau:

- Tác giả đến khu vực nghiên cứu và gặp gỡ những thành viên dự kiến theo mẫu lựa chọn thuộc Công ty Dịch vụ Cơ khí Hàng hải PTSC, Ban quản lý dự án, Công ty PTSC M&C, Các công ty tư vấn, Công ty giám sát,…

- Tác giả tiến hành phát bảng câu hỏi và hướng dẫn trả lời, dự kiến thời gian trả lời cho mỗi bảng hỏi là 15 phút.

- Trong quá trình phỏng vấn trực tiếp tác giả tiến hành ghi chép thêm các phản ứng của đối tượng phỏng vấn 1 cách trung thực về những vấn đề có liên quan với đề tài nghiên cứu của mình.

- Sau khi thu thập đầy đủ thông tin, tác giả thu lại bảng câu hỏi và xem qua để tránh tình trạng không rõ ý, hoặc người được phỏng vấn bỏ sót nội dung được hỏi và tiến hành lưu trữ để tổng hợp phân tích tiếp theo.

- Thời gian lấy mẫu khảo sát từ tháng 6/2020 đến tháng 8/2020.

* Phương pháp chọn mẫu: Mẫu của nghiên cứu này được chọn theo phương pháp phi xác suất, với hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên, thuận tiện. Lý do chọn phương pháp này là vì người trả lời dễ tiếp cận, ít tốn kém về thời gian và chi phí.

Đối tượng khảo sát sẽ được chọn từ các ban quan lý dự án của chủ đầu tư, các công ty tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát, các ban quản lý công trình của các nhà thầu,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả dự án EPCI của công ty cịch vụ cơ khí hàng hải PTSC (Trang 32)