3.3.1. Thiết kế bảng hỏi
Từ kết quả nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu các nghiên cứu trước đây và thảo luận các chuyên gia thì bảng câu hỏi được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các nội dung sau:
- Lời giới thiệu: Đây là lời dẫn, lời cam kết của tác giả trong quá trình thu thập dữ liệu từ các chuyên gia, từ các bên có liên quan tới dự án.
- Thông tin cá nhân chuyên gia, các bên có liên quan: Ghi nhận các thông tin của các chuyên gia, các bên liên quan như giới tính, độ tuổi, chức vụ, đơn vị công tác,...
24
- Nội dung chính: Phần này bao gồm thông tin các phát biểu về các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả của dự án:
Ghi nhận mức độ đồng ý về các biến quan sát (được diễn tả bằng các phát biểu) đo lường cho các khái niệm trong mô hình nghiên cứu. Đây là phần chính trong bảng câu hỏi giúp khảo sát mức độ chấp nhận của các chuyên gia, các bên liên quan đối với các nhân tố: Môi trường bên ngoài; Sự hỗ trợ bên trong và bên ngoài dự án; Năng lực quản lý dự án; năng lực tổ chức tham gia dự án; Năng lực thành viên tham gia dự án; Đặc trưng dự án.
Trong bảng câu hỏi này, tác giả sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ, quy ước là: "1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Không có ý kiến; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý”.
Với cách thiết kế bảng câu hỏi và mô hình như đã trình bày, mỗi bảng câu hỏi được khảo sát sẽ trở thành 1 cơ sở dữ liệu độc lập trong nghiên cứu.
3.3.2. Mô tả thang đo
* Thang đo Sự hỗ trợ của tổ chức trong và ngoài dự án (HTTC):
Bảng 3.3: Thang đo Sự hỗ trợ của tổ chức trong và ngoài dự án (HTTC)
Stt Kí hiệu Thang đo Tác giả
Sự hỗ trợ của tổ chức trong và ngoài dự án
(HTTC)
HTTC1
Sự hỗ trợ của các đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện dự án
Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Nguyễn Duy Long et al. (2004) HTTC2 Sự hỗ trợ của các đơn vị trong ngành trong quá trình thực hiện dự án
Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Belassi and Tukle (1996), Nguyễn Duy Long et al. (2004).
HTTC3
Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện dự án
Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009),
Nguyễn Quí
Nguyên, Cao Hào Thi (2006).
25
Stt Kí hiệu Thang đo Tác giả
HTTC4
Sự hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao trong quá trình thực hiện dự án
Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Belassi and Tukle (1996).
HTTC5
Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý trong quá trình thực hiện dự án.
Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Nguyễn Duy Long et al. (2004). HTTC6 Sự hỗ trợ của các phòng ban chức năng trong quá trình thực hiện dự án
Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Belassi and Tukle (1996), Nguyễn Duy Long et al. HTTC7 Sự hỗ trợ của người đứng đầu dự án trong quá trình thực hiện dự án
Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Nguyễn Duy Long et al. (2004).
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
*Thang đo Năng lực quản lý dự án (NLQL):
Bảng 3.4: Thang đo Năng lực quản lý dự án (NLQL)
Stt Kí hiệu Thang đo Tác giả
Năng lực quản lý dự án (NLQL)
NLQL1
Khả năng thương lượng các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án
Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Nguyễn Duy Thanh và cộng sự (2013), Saraf D. D. (2013) NLQL2 Khả năng phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án
Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Belassi and Tukle (1996), Nguyễn Quí Nguyên, Cao Hào Thi (2006)
26
* Thang đo Năng lực tổ chức tham gia dự án (NLTG)
Bảng 3.5: Thang đo Năng lực tổ chức tham gia dự án (NLTG)
Stt Kí hiệu Thang đo Tác giả
Năng lực tổ chức tham gia dự án (NLTG)
NLTG1 Năng lực nhà thầu xây dựng thực hiện dự án
Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Nguyễn Duy Long et al. (2004).
NLTG2
Năng lực đội ngũ tư vấn thiết kế dự án trong quá trình thực hiện dự án
Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Sahibuddin và Nasir (2011)
NLTG3
Năng lực nhà thầu cung cấp thiết bị trong quá trình thực hiện dự án
Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Nguyễn Duy Long et al. (2004).
NLTG4 Năng lực đội ngũ tư vấn giám sát thực hiện dự án
Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Belassi and Tukle (1996), Nguyễn Duy Long et al. (2004).
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
*Thang đo Năng lực thành viên tham gia dự án (NLTV)
Bảng 3.6: Thang đo Năng lực thành viên tham gia dự án (NLTV) Stt Kí hiệu Thang đo Tác giả
NLTV1 Khả năng tự giải quyết vấn đề phát
Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), NLQL3
Khả năng ra quyết định trong quá trình thực hiện dự án
Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Nguyễn Duy Thanh và cộng sự (2013), Saraf D. D. (2013) NLQL4 Khả năng nhận thức vai trò và nhiệm vụ quản lý
Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Sahibuddin và Nasir (2011)
NLQL5
Khả năng phân quyền cho cấp dưới trong quá trình thực hiện dự án
Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Quí Nguyên, Cao Hào Thi (2006).
27
Stt Kí hiệu Thang đo Tác giả
Năng lực thành viên tham gia dự
án (NLTV)
sinh trong quá trình thực hiện dự
án
Nguyễn Duy Long et al. (2004). NLTV2 Khả năng cam kết hoàn thành nhiệm vụ trong quá trình thực hiện dự
Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009),
Nguyễn Quí
Nguyên, Cao Hào Thi (2006).
NLTV3
Khả năng dàn xếp các mâu thuẫn/rắc rối phát sinh trong quá trình thực hiện
dự
Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009),
Nguyễn Quí
Nguyên, Cao Hào Thi (2006).
NLTV4 Khả năng làm việc theo tập thể
Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Nguyễn Duy Long et al. (2004)
NLTV5 Kỹ năng giao tiếp với mọi người
Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Nguyễn Duy Long et al. (2004), Sahibuddin và Nasir (2011).
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
*Thang đo Ổn định môi trường bên ngoài (ODMT):
Bảng 3.7: Thang đo Ổn định môi trường bên ngoài (ODMT) Stt Kí hiệu Thang đo Tác giả
Ổn định môi trường bên ngoài
(ODMT)
ODMT1
Môi trường xã hội tác động đến quá trình thực hiện dự án mở
Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009),
Nguyễn Quí
Nguyên, Cao Hào Thi (2006).
ODMT2 Môi trường tự nhiên (Thời tiết, khí hậu,…) tác
Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Chan at. al (2002),
28
Stt Kí hiệu Thang đo Tác giả
động đến quá trình thực hiện dự án
Nguyễn Quí
Nguyên, Cao Hào Thi (2006) ODMT3 Môi trường chính trị tác động đến quá trình thực hiện dự án
Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009)
ODMT4
Môi trường công nghệ tác động đến quá trình thực hiện dự án
Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009) ODMT5 Môi trường pháp luật tác động đến quá trình thực hiện dự án
Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009),
Nguyễn Quí
Nguyên, Cao Hào Thi (2006).
ODMT6
Môi trường kinh tế tác động đến quá trình thực hiện dự án
Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Chan at. al (2002),
Nguyễn Quí
Nguyên, Cao Hào Thi (2006)
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
*Thang đo Đặc trưng dự án (DTDA)
Bảng 3.8: Thang đo Đặc trưng dự án (DTDA)
Stt Kí hiệu Thang đo Tác giả
Đặc trưng dự án (DTDA)
DTDA1 Dự án mang tính
quốc tế
Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Belassi and Tukle (1996)
DTDA2
Dự án có tầm quan trọng lớn trong phát triển kinh tế
Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Belassi and Tukle (1996)
29
DTDA3 Dự án có tính cấp
thiết
Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Belassi and Tukle (1996)
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
*Thang đo Biến phụ thuộc: Thành quả của dự án Bảng
Bảng 3.9: Thang đo Thành quả dự án (TQDA) Stt Kí hiệu Thang đo Tác giả
Thành quả dự án (TQDA) TQDA1 Đáp ứng về yêu cầu kỹ thuật - an toàn, chất lượng
Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Belassi and Tukle (1996)
TQDA2 Đáp ứng về chi phí
Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Belassi and Tukle (1996)
TQDA3 Đáp ứng về thời
gian (tiến độ)
Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Belassi and Tukle (1996)
TQDA4
Đáp ứng về yêu cầu của các bên liên quan
Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009), Belassi and Tukle (1996)
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
3.4. Phương pháp phân tích số liệu 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
* Phương pháp thảo luận chuyên gia
Trong nghiên cứu này tác giả tiến hành thảo luận trực tiếp với 11 chuyên gia, các chuyên gia bao gồm: 1 giám đốc công ty, 4 phó giám đốc công ty, 2 giám đốc dự án EPCI, 1 trưởng ban, 3 chuyên viên dự án.
Tác giả sử dụng phương pháp trao đổi trực tiếp các chuyên gia, tác giả đưa ra những câu hỏi liên quan tới đề tài, nội dung cụ thể được thể hiện trong phiếu khảo sát ở phụ lục
30
2. Trước khi trao đổi trực tiếp tác giả tiến hành gửi trước nội dung cần trao đổi để các chuyên gia tìm hiểu nghiên cứu trước.
* Phương pháp thu thập thông tin chính thức: Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Các công việc tác giả thực hiện trong quá trình thu thập thông tin được thể hiện như sau:
- Tác giả đến khu vực nghiên cứu và gặp gỡ những thành viên dự kiến theo mẫu lựa chọn thuộc Công ty Dịch vụ Cơ khí Hàng hải PTSC, Ban quản lý dự án, Công ty PTSC M&C, Các công ty tư vấn, Công ty giám sát,…
- Tác giả tiến hành phát bảng câu hỏi và hướng dẫn trả lời, dự kiến thời gian trả lời cho mỗi bảng hỏi là 15 phút.
- Trong quá trình phỏng vấn trực tiếp tác giả tiến hành ghi chép thêm các phản ứng của đối tượng phỏng vấn 1 cách trung thực về những vấn đề có liên quan với đề tài nghiên cứu của mình.
- Sau khi thu thập đầy đủ thông tin, tác giả thu lại bảng câu hỏi và xem qua để tránh tình trạng không rõ ý, hoặc người được phỏng vấn bỏ sót nội dung được hỏi và tiến hành lưu trữ để tổng hợp phân tích tiếp theo.
- Thời gian lấy mẫu khảo sát từ tháng 6/2020 đến tháng 8/2020.
* Phương pháp chọn mẫu: Mẫu của nghiên cứu này được chọn theo phương pháp phi xác suất, với hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên, thuận tiện. Lý do chọn phương pháp này là vì người trả lời dễ tiếp cận, ít tốn kém về thời gian và chi phí.
Đối tượng khảo sát sẽ được chọn từ các ban quan lý dự án của chủ đầu tư, các công ty tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát, các ban quản lý công trình của các nhà thầu, các đơn vị thiết kế hay các phòng ban chức năng của các đơn vị nêu trên.
* Kích thước mẫu: Đối với đề tài này, do hạn chế về tài chính cũng như thời gian nên kích thước mẫu sẽ được xác định ở mức tối thiểu cần thiết, nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của nghiên cứu.
Những quy tắc kinh nghiệm trong xác định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố EFA, kích thước mẫu thường được xác định dựa vào:
(1) Kích thước tối thiểu
31
- Theo Hair & Ctg (2006) cho rằng 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát, tốt nhất là 10:1 trở lên”. Trong bài nghiên cứu này, tổng biến quan sát 34 biến, như vậy kích thước mẫu tối thiểu cần đạt được là 170 mẫu.
Trong nghiên cứu này tác giả tiến hành phát ra 350 phiếu khảo sát và thu về được 322 phiếu khảo sát hợp lệ. Số lượng mẫu khảo sát 322 là hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu đã nêu ở trên.
3.4.2. Phương pháp phân tích số liệu 3.4.2.1. Thống kê mô tả 3.4.2.1. Thống kê mô tả
Phương pháp này được tác giả dùng để phân tích mối quan hệ giữa các biến độc lập trong mô hình với biến phụ thuộc, qua đó xác định được biến nào có ảnh hưởng nhiều nhất đến thành quả dự án. Thống kê mô tả được kiểm định ở bước này gồm các chỉ số đặc trưng trong thống kê: Tần số và tần suất các thông tin cá nhân; Giá trị lớn nhất nhỏ nhất và kiểm định độ lệch, độ nhọn để xem xét quy luật phân phối chuẩn của các biến quan sát.
3.5.2.2. Đánh giá thang đo bằng Cronbach’s Alpha
Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha được sử dụng để loại bỏ các biến không phù hợp trước khi tiến hành phân tích nhân tố EFA vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả.
Các mức giá trị của Hệ số Cronbach’s Alpha (α): 0,8 ≤ α ≤ 1,0 là thang đo lường tốt
0.7 ≤ α ≤ 0,8 là sử dụng được
α ≥ 0,6 Sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu.
Tiêu chuẩn để đánh giá một biến có thực sự đóng góp giá trị vào nhân tố hay không là hệ số tương quan biến tổng phải lớn hơn 0.3. Nếu biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 thì phải loại nó ra khỏi nhân tố đánh giá.
3.5.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Mô hình phân tích nhân tố EFA được cho là phù hợp khi các tiêu chuẩn sau đây được thoả điều kiện:
32
- Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp.
- Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết Ho: (Sig ≤ 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.
3.4.2.4. Phân tích hồi quy bội
Mô hình hồi quy là mô hình hồi quy tuyến tính bội có dạng sau:
𝐓𝐐𝐃𝐀 = 𝛃𝟎 + 𝛃𝟏 SHT + 𝛃𝟐𝐍𝐋𝐐𝐋 + 𝛃𝟑𝐍𝐋𝐓𝐆 + 𝛃𝟒𝐍𝐋𝐓𝐕 + 𝛃𝟓𝐎𝐃𝐌𝐓+ 𝛃𝟔𝐃𝐓𝐃𝐀 Trong đó:
TQDA: biến phụ thuộc (Thành quả dự án EPCI.) 𝛃0: Hệ số chặn.
𝛃: Hệ số hồi quy thứ i (i = 1, k ̅̅̅̅̅) phản ảnh mức độ tăng (giảm) của TQDA khi các biến độc lập (Các nhân tố ảnh hưởng) tăng 1 đơn vị.
* Kiểm định tương quan giữa các biến
Kiểm định tương quan nhằm xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, đồng thời phản ảnh tương quan giữa các biến độc lập với nhau.
Hệ số tương quan: mối tương quan giữa các biến được đo bằng hệ số tương quan. Hệ số tương quan Pearson (Pearson Correlation) được tính bằng cách chia hiệp phương sai của biến với tích độ lệch chuẩn của chúng.
Hệ số tương quan nhận giá trị trong khoảng (-1, +1) + Nếu hệ số tương quan > 0: tương quan thuận + Nếu hệ số tương quan < 0: tương quan nghịch
+ Nếu hệ số tương quan tiến đến: +1 hoặc -1: tương quan càng chặt chẽ. Các hệ số tương quan được tập hợp qua ma trận tương quan.
Kiểm định Hệ số tương quan:
H0: không tồn tại mối tương quan giữa 2 biến H1: tồn tại mối tương quan giữa 2 biến
Với Mức ý nghĩa kiểm định là 5%: + Nếu Sig. ≤ 0,05: Bác bỏ H0
33
* Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Cách nhận biết hiện tượng đa cộng tuyến: Để biết mô hình có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến hay không người ta thường căn cứ vào:
- Hệ số phóng đại phương sai (VIF): Trong bài này sử dụng hệ số phóng đại phương sai để phát hiện đa cộng tuyến. Trong các mô hình hồi quy VIF (Hệ số phóng đại phương sai) đều nhỏ hơn 10 chứng tỏ không có đa cộng tuyến xảy ra (Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc).
- Hệ số tương quan giữa các biến độc lập cao, nếu > 0,8 thì có dấu hiệu đa cộng tuyến.
* Kiểm định độ phù hợp của mô hình
Dựa vào hệ số R2 để xác định mức độ giải thích của Các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả dự án EPCI của công ty PTSC M&C, hệ số R2 càng lớn mức độ giải thích càng lớn.
R (hệ số tương quan) R2
<0,3 < 0,1 Tương quan ở mức thấp
0,3 ≤ R < 0,5 0,1 ≤ R2 < 0,25 Tương quan ở mức trung bình 0,3 ≤ R < 0,5 0,25 ≤ R2 < 0,5 Tương quan khá chặt chẽ 0,3 ≤ R < 0,5 0,5 ≤ R2 < 0,8 Tương quan chặt chẽ
≥ 0,9 ≥ 0,8 Tương quan rất chặt chẽ
Tác giả sẽ dựa vào hệ số R2 hiệu chỉnh để phản ánh mức độ phù hợp của mô hình