Thuyết hành vi cá nhân (TIB)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn homestay làm nơi lưu trú của du khách nội địa khi du lịch vũng tàu (Trang 27 - 29)

Triandis (1980) nhận ra vai trò quan trọng của các yếu tố thái độ, xã hội và cảm xúc trong việc định hình ý định. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hành vi trong quá khứ đối với hiện tại, cũng như các điều kiện thuận lợi để thực hiện hành vi. Trên cơ sở những quan sát này ông đã đề xuất thuyết về Hành vi cá nhân, trong đó ý định là tiền thân của hành vi. Nhưng cốt lõi, thói quen cũng là trung gian hành vi. Và cả hai ảnh hưởng này được điều chỉnh bằng bối cảnh, các điều kiện thuận lợi để hành vi xảy ra.

Lý thuyết về hành vi cá nhân (TIB) (Triandis, 1977, 1980) rất giống với lý thuyết hành động hợp lý TRA, với ý định đó là tiền đề để dẫn đến hành vi. Tuy nhiên, ý định trong mô hình này bị ảnh hưởng bởi thái độ, các yếu tố xã hội và các yếu tố cảm xúc. Thái độ trong mô hình này cũng giống như trong mô hình TRA và TPB.

Các yếu tố xã hội bao gồm các chuẩn chủ quan, vai trò xã hội và tự ý thức về bản thân. Chuẩn chủ quan cũng chính là yếu tố chuẩn chủ quan trong TRA và TPB, các vai trò xã hội là những mong đợi của người khác về vị trí xã hội thay vì hành vi, và tự ý thức về bản thân hoặc niềm tin về bản thân. Các yếu tố cảm xúc là phản ứng cảm xúc đối với hành vi.

Hình 2.2: Thuyết hành vi cá nhân TIB

(Nguồn: Triandis, 1980)

Ngoài các yếu tố quyết định của ý định, mô hình TIB cho thấy rằng thói quen, những hành vi trong quá khứ cũng sẽ có tác động đến hành vi hiện tại, ngoài ra bối cảnh hoặc những điều kiện thuận lợi cũng ảnh hưởng đến ý định và thói quen. Mô hình TIB của Triandis có giá trị giải thích bổ sung hơn cho mô hình của Ajzen.

2.2.3. Thuyết hai nhân tố “đẩy và kéo”

Trong nghiên cứu và phân tích ý định hành vi và xu hướng du lịch thì đây là mô

Mong đợi

Thái độ Giá trị

Bối cảnh hoặc những điều kiện thuận lợi

Chuẩn chủ quan Ý định Vai trò xã hội Các yếu

tố xã hội Tự ý thức về bản thân Hành vi Cảm xúc Các yếu tố cảm xúc Hành vi trong

Thái độ Chuẩn chủ quan Ý định sử dụng Hành vi thực sự Kiểm soát hành vi cảm nhận

hình phổ biến và hữu ích nhất. Động lực du lịch bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố “đẩy” và “kéo”. Hai yếu tố này giải thích các cá nhân bị thúc đẩy bởi chính bản thân họ và bị kéo bởi các thuộc tính của điểm đến.

Dann (1981) sử dụng các yếu tố kéo chính là thuộc tính thu hút của đích đến (như phong cảnh, văn hoá, giá cả, dịch vụ, khí hậu ...). Dann cũng kiểm tra các lực lượng nội sinh bên trong mà ông đặt tên là “yếu tố đẩy”. Các “yếu tố đẩy” được xem là liên quan đến nhu cầu và mong muốn của một người du lịch, chẳng hạn như mong muốn trốn thoát khỏi môi trường nhàm chán, nghỉ ngơi, thư giãn, hoài cổ, kiến thức, kinh nghiệm và tương tác xã hội. Lý thuyết đẩy và kéo của Dann cung cấp một cách tiếp cận đơn giản và trực quan để hiểu động lực và lý do tại sao một du khách chọn một điểm đến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn homestay làm nơi lưu trú của du khách nội địa khi du lịch vũng tàu (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)