Các thang đo được đánh giá đạt yêu cầu được đưa vào phân tích tương quan và phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết.
Trước hết hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập sẽ được xem xét. Đề tài sử dụng một thống kê có tên là hệ số tương quan “Pearson correlation coefficient”, được kí hiệu bởi chữ “r” nhằm lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng. Nếu r > 0 thể hiện tương quan đồng biến. Ngược lại r < 0 thể hiện tương quan nghịch biến. Giá trị r = 0 chỉ ra rằng hai biến không có mối liên hệ tuyến tính.
Tiếp theo, tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (Ordinal Least Squares – OLS) nhằm kiểm định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập.
Mô hình như sau: Yi = β0 + β1X1i + β2X2i + ... + βnXni + ei
Trong đó:
Yi là biến phụ thuộc, β0 là hằng số, Xpi biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ i, hệ số βk được gọi là hệ số hồi quy riêng phần, e là một biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai không đổi σ2 .
Phương pháp lựa chọn biến Enter được tiến hành. Do mô hình có nhiều biến độc lập nên hệ số xác định R2 hiệu chỉnh dùng để xác định độ phù hợp của mô hình. Hệ số xác định R2 thường được dùng để đo sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính. Quy tắc là R2 càng gần 1 thì mô hình đã xây dựng càng thích hợp. Ngoài ra, kiểm định F được sử dụng để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình, trị thống kê F được tính từ R2 để đảm bảo Sig. < 0.05 thì mô hình chấp nhận.
Cuối cùng, nhằm đảm bảo độ tin cậy của phương trình hồi quy được xây dựng là phù hợp, các dò tìm sự vi phạm của giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính cũng được thực hiện. Các giả định được kiểm định trong phần này gồm liên hệ tuyến tính (dùng biểu đồ phân tán Scatterplot), phương sai của phần dư không đổi (dùng hệ số tương quan hạng Spearman), phân phối chuẩn của phần dư (dùng Histogram và P-P plot), tính độc lập của phần dư (dùng đại lượng thống kê Durbin-Watson), hiện tượng đa cộng tuyến (tính độ chấp nhận Tolerance và hệ số phóng đại phương sai VIF).
Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến bằng hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflaction Factor) với yêu cầu VIF ≤ 10 (Nguyễn Đình Thọ, 2013).
Kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, và hiện tượng phương sai thay đổi bằng các xem xét mối quan hệ giữa phần dư và giá trị quy về hồi quy của biến phụ thuộc (Nguyễn Đình Thọ, 2013).
Đánh giá mức độ giải thích và ý nghĩa giữa các biến độc lập lên biến phụ thuộc (β – standardized coefficient và Sig. < 0,05), biến độc lập nào có trọng số β càng lớn có nghĩa là biến đó có tác động mạnh vào biến phụ thuộc (Nguyễn Đình Thọ, 2013).
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu bao gồm: Nghiên cứu định tính (thảo luận nhóm theo một nội dung đã chuẩn bị trước, nội dung sẽ được ghi nhận và làm cơ sở để điều chỉnh thang đo và mô hình) và nghiên cứu định lượng (thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi, dữ liệu thu được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0). Chương 3 trình bày cũng trình bày phương pháp phân tích số liệu, các chỉ số cần lưu ý trong phân tích cũng được thể hiện.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Tổng quan về hoạt động lưu trú homestay Vũng Tàu
4.1.1. Tiềm năng du lịch Vũng Tàu
Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm ở miền Đông Nam Bộ, phía Bắc của tỉnh giáp tỉnh Đồng Nai, phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam và Đông Nam giáp Biển Đông tỉnh. Nằm trên tọa độ địa lý từ 10o 20’ đến 10o 50’ vĩ độ Bắc và 107o 00’ - 107o 35’ kinh độ Đông, là cửa ngõ hướng ra Biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ, hội tụ được nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế, trong đó có thế mạnh của ngành kinh tế du lịch.
Thành phố Vũng Tàu là điểm du lịch có nhiều ưu đãi của điều kiện tự nhiên, có tiềm năng du lịch lớn. Thành phố Vũng Tàu ba mặt giáp biển, cách Thành phố Hồ Chí Minh chỉ 125 km, thành phố Biên Hòa 90 km. Từ lâu Vũng Tàu là nơi nghỉ ngơi của nhân dân hai thành phố này và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, đường biển Vũng Tàu có cảng rộng, ưu thế về độ sâu, là cửa ngõ đường biển của Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Điều kiện tự nhiên đã mang lại cho Vũng Tàu nhiều cảnh quan tươi đẹp. Với nhiều danh lam thắng cảnh hiếm có của cả nước, là những nét đặc trưng và điều kiện thuận lợi phát triển du lịch, thu hút các nguồn khách của vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh và khách quốc tế. Vị trí địa lý, điều kiện khí hậu thuận lợi cũng tạo ra những lợi thế hơn hẳn so với các tỉnh ven biển miền Bắc và miền Trung trong phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch về nguồn, tâm linh… Hệ sinh thái biển và ven biển khá độc đáo, có nhiều núi với địa hình và cảnh quan đẹp trên núi như: Núi Lớn, Núi Nhỏ có khả năng hình thành các khu du lịch phức hợp quy mô lớn.
Cơ sở hạ tầng giao thông
Cơ sở hạ tầng giao thông Vũng Tàu được lãnh đạo thành phố rất quan tâm, coi trọng. Nhờ phát triển mạnh của ngành Dầu - khí, các yêu cầu về phát triển hạ tầng kinh tế, trong đó có hạ tầng giao thông được đầu tư và phát triển mạnh. Ngay từ năm 1991, tỉnh đã có hệ thống giao thông phát triển khá tốt so với một số tỉnh trong vùng. Nằm trên lục địa đường xuyên Á, Vũng Tàu có quốc lộ 51 thông ra với Quốc lộ 1 và tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển; có hệ thống cảng biển quan trọng của khu vực và cả nước (có thể đón tàu trọng tải trên 180 vạn tấn); giao thông đường bộ nối liền với các tỉnh, thành phố lân cận trên ba tuyến quốc lộ 51, 55 và 56, đóng vai trò là động mạch chủ, phối hợp liên hoàn với các tuyến tỉnh lộ, các trục giao thông chính, trải đều trên toàn địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu đi lại, phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch từ thành thị, đến nông thôn, kể cả một số vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt, Quốc lộ 51 được nâng cấp mở rộng và đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành từng bước đáp ứng nhu cầu vận chuyển khách du lịch, nhất là khách du lịch cuối tuần; hệ thống cảng biển nước sâu, thu hút nhiều hãng tàu có trọng tải lớn và tàu du lịch cập cảng, đón nhiều ngàn lượt khách du lịch tham quan các công trình dầu khí và nghỉ dưỡng.
Thành phố chủ trương đầu tư mạnh vào hệ thống hạ tầng, tạo thuận lợi cho du khách lưu thông nhanh đến các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; đường hàng không, có một sân bay tại thành phố Vũng Tàu dùng cho máy bay trực thăng lên xuống phục vụ công tác thăm dò và khai thác dầu khí, vận chuyển hành khách từ Vũng Tàu đi Côn Đảo, Thành phố Hồ Chí Minh, là điều kiện tốt cho phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có ngành du lịch. Cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống Quốc lộ, cùng với hệ thống cảng biển và sân bay, từng bước gắn kết toàn diện mạng lưới giao thông trong tỉnh với các tỉnh, thành khác trong cả nước và quốc tế, mở ra những triển vọng lớn về phát triển kinh tế nói chung và kinh tế du lịch nói riêng của thành phố Vũng Tàu.
Về tài nguyên du lịch nhân văn, trải qua thăng trầm lịch sử, người dân Vũng Tàu đã để lại nhiều chứng tích, di tích lịch sử văn hóa mang đậm giá trị nhân văn tồn tại qua các thời đại cho đến ngày nay. Trong tổng số 218 di tích đã được thống kê khoa học bước đầu, có 48 di tích xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh, trong đó có 29 di tích cấp quốc gia đã góp phần tạo nên cốt cách văn hóa đặc sắc, là điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các loại hình du lịch, như du lịch tâm linh, du lịch văn hóa gắn với các lễ hội.
Trong đó, nhóm di tích lịch sử, kiến trúc tôn giáo, bao gồm các kiến trúc đình, miếu, chùa, nhà thờ đều gắn với những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và hấp dẫn, như: đền thờ cá voi, khu Đình Thắng Tam, Thích Ca Phật Đài, Niết Bàn Tịnh Xá, Tượng Chúa Kitô, Bạch Dinh, Trận địa pháo cổ… là các địa danh phát triển thành các điểm du lịch lễ hội, tâm linh rất có giá trị. Lễ hội cũng phong phú và sinh động. Mỗi năm có hơn 10 lễ hội thu hút lượng khách du lịch tham gia ngày càng đông, thuận lợi cho việc phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn nhiều nghề truyền thống đang bị suy giảm; sản phẩm lưu niệm chưa tạo được bản sắc đặc trưng; nghệ thuật dân gian, văn hoá ẩm thực chưa được đưa vào khai thác phục vụ du lịch.
Như vậy, với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ưu đãi, nguồn tài nguyên nhân văn phong phú, những yếu tố về văn hóa và truyền thống lịch sử, Vũng Tàu là địa phương rất phong phú tiềm năng và điều kiện để phát triển ngành kinh tế du lịch một cách toàn diện, bền vững.
4.1.2. Tiềm năng phát triển homestay Vũng Tàu
Những năm gần đây du lịch Homestay trở thành loại hình du lịch phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam. Đây là loại hình du lịch đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Du lịch cộng đồng nói chung và homestay nói riêng là một công cụ “phát triển kinh tế - xã hội bền vững, có hiệu quả cao; giảm bất cân bằng giữa thành thị và nông thôn” (Siwar, 2013). Tại Việt Nam,
từ những năm 1990 đã xuất hiện homesta (Nguyễn Trần tâm, 2014), nhiều địa phương đã phát triển du lịch homestay như Sa Pa (Lào Cai), Mai Châu (Hòa Bình), Hội An (Quảng Nam), Tiền Giang,… Du lịch Homestay đang phát triển mạnh mẽ, góp phần tích cực vào sự phát triển bền vững du lịch nói riêng và sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, đặc biệt đối với người dân địa phương.
Bên cạnh tài nguyên thiên nhiên, Vũng Tàu là vùng đất giàu tài nguyên du lịch nhân văn. Là vùng đất địa đầu và là nơi người Việt đến định cư và khai phá sớm nhất trên vùng đất Nam Bộ, Vũng Tàu có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời và chứa đựng nhiều di sản văn hóa in đậm dấu ấn của các thời kỳ lịch sử suất hơn 300 năm qua (Phạm Quang Khải và cộng sự, 2015).
Bên cạnh tiềm năng du lịch trong thành phố, Vũng Tàu cũng có tiềm năng phát triển loại hình du lịch homestay tại xã đảo Long Sơn. Hàng trăm năm trước, những cư dân người Việt đã đến lập nghiệp ở đảo Long Sơn, hình thành nên những khu dân cư sơ khai như ấp Bà Trao, ấp ông Trần. Từ đó, dòng dân cư từ khắp nơi đổ về Long Sơn lập nghiệp, mang theo sự giao thoa văn hóa, tín ngưỡng ba miền Bắc- Trung-Nam, nhưng nổi bật nhất vẫn là tín ngưỡng Ông Trần - một nét văn hóa đặc sắc chỉ có ở Long Sơn. Tín ngưỡng Ông Trần với các ngày Vía, ngày Kỵ đã trở thành lễ hội, mỗi năm thu hút hàng vạn du khách thập phương đến chiêm bái và tìm hiểu về nét văn hóa tâm linh độc đáo này. Ngoài ra, Long Sơn còn có không gian đờn ca tài tử, có cảnh quan sơn thủy hữu tình đặc sắc cùng với các làng bè, nhà hàng trên sông, có thể tổ chức tốt loại hình du lịch homestay.
Việc liên tục hình thành và mở rộng các công trình hạ tầng giao thông kết nối vùng như: cao tốc Hồ Chí Minh – Long thành – Dầu Giây, cao tốc Bến Lức – Long Thành, mở rộng đường Quốc lộ 51, xây dựng cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu… đặc biệt là việc hướng đến xây dựng sân bay quốc tế Long Thành, sân bay Lộc An Hồ Tràm cũng sẽ thu hút mọt lượng rất lớn khách du lịch đến Bà Rịa – Vũng Tàu.
Với tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú, thêm vào đó lượng khách đến Vũng Tàu hiện nay rất lớn và có xu hướng ngày càng phát triển, nhu cầu đa dạng
sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh ngày càng cao, Vũng Tàu có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch homestay – một loại hình du lịch bền vững,góp phần đa dạng sản phẩm du lịch của địa phương, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội, hỗ trợ cho các mục tiêu bảo vệ môi trường, bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa.
4.1.3. Thực trạng kinh doanh homestay Vũng Tàu
Ngoài các loại hình lưu trú truyền thống như khách sạn, nhà nghỉ, thì trong thời gian gần đây trên địa bàn thành phố Vũng Tàu đã xuất hiện một số loại hình lưu trú du lịch rất được nhiều khách du lịch, nhất là các bạn trẻ ưa thích đó là các homestay, hostel, căn hộ, phòng ngũ ống, phòng ngũ container…. Các loại hình lưu trú không ngừng gia tăng, góp phần khai thác hiệu quả số căn hộ dư thừa trong nhân dân, thêm nguồn cung phòng cho du lịch và tạo công ăn việc làm cho lao động, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.
Theo thống kê của Công an thành phố Vũng Tàu trên địa bàn Thành phố hiện nay loại hình kinh doanh du lịch dạng homestay và villa, building du lịch có hơn 70 cơ sở, với hàng trăm phòng ở cho thuê, phần lớn tập trung tại các nhà chung cư nhà ở Phường Thắng Tam và Phường 2. Trên các tuyến đường Trần Đồng, Phan Chu Trinh, Trần Phú… đã xuất hiện một số cơ sở lưu trú là các hostel, tại đây có nhiều khách du lịch trẻ là người nước ngoài đang lưu trú, khi tiếp cận các hostay được biết đây là nơi lưu trú cho phần lớn là dân du lịch bụi, ở hostel giúp khách tiết kiệm kinh phí và mang đến những trải nghiệm thú vị, chẳng hạn gặp nhiều người từ nhiều nơi, có thể trò chuyện, tiếp thu thêm nhiều thông tin, tại các hostel thường bố trí không gian dùng chung, phòng nghỉ được bố trí là chiếc gường đơn vừa cho 1 người, gường tầng cho nhiều người, một phòng bố trí nhiều gường. Nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh cũng được bố trí dùng chung.
Thống kê chưa đầy đủ nhưng tại các địa bàn thuộc Phường 1, 2, Thắng Tam, Phường 5 (Bãi Dâu) hiện có nhiều biệt thự, nhà ở xây cất rất đẹp, vị trí thuận lợi gần biển nhưng chủ nhân lại không có nhu cầu ở, do đó một số doanh nghiệp, người
có kinh nghiệm trong kinh doanh lưu trú đã tiếp cận các chủ nhà để thuê lại và tổ chức cho khách du lịch thuê. Và một mô hình lưu trú cho thuê lưu trú nguyên căn ra đời trên địa bàn thành phố Vũng Tàu. Chị Nh. làm việc cho một công ty chuyên cho thuê loại hình này cho biết: “Loại hình lưu trú này rất nhiều gia đình, nhóm bạn bè cùng lớp, cùng nghề nghiệp ưa thích, với cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, đến đây ngoài việc nghỉ dưỡng, khách du lịch tự nấu nướng, vui chơi và cả ca hát… rất tự do sinh hoạt trong không gian rộng thoáng không bị ràng buộc”.
Phòng ngủ container, phòng ngủ ống cũng đã xuất hiện tại Vũng Tàu. Trong một container 40f với các đồ dùng nội thất cần thiết cho một phòng ngủ khách sạn như giường ngủ, chăn, ga, gối, nệm, tủ quần áo, bàn làm việc, đèn trang trí, tranh treo tưởng, ti vi… và cả nhà vệ sinh đều được bố trí một cách khoa học và ngăn nắp. Đối