Nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn homestay làm nơi lưu trú của du khách nội địa khi du lịch vũng tàu (Trang 30 - 34)

Trong nhiều thập kỷ qua, các học thuyết liên quan đến ý định chọn nơi lưu trú đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới xem xét và nghiên cứu với nhiều mô hình khác nhau qua các góc độ tiếp cận khác nhau.

Gunashekharan và Anandkumar (2012) thực hiện nghiên cứu tại Pondicherry, một thị trấn ven biển ở Ấn Độ với nền công nghiệp du lịch đã lâu đời, nhằm mục

tiêu tìm ra: “Các yếu tố ảnh hưởng trong việc lựa chọn nơi lưu trú”. Tác giả tiến hành nghiên cứu các khách du lịch cả trong nước và quốc tế cho cả 3 loại hình nhà ở để lưu trú khi đi du lịch gồm nhà khách, dịch vụ căn hộ và homestay. Kết quả nghiên cứu tìm ra được 4 yếu tố, đó là bầu không khí gia đình, tính kinh tế, văn hóa địa phương và mối quan hệ khách - chủ ảnh hưởng đến du khách để lựa chọn chỗ ở khi du lịch. Từ phân tích cũng đã rút ra yếu tố bầu không khí gia đình là một yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất trong mô hình. Ngoài ra, nghiên cứu này đã đưa ra yếu tố tính kinh tế, đây không chỉ là về giá cả mà còn là tổng chi phí phát sinh của khách.

Một nghiên cứu của Chu và Choi (2000) đã đưa ra các thuộc tính như sạch sẽ, vị trí, phòng, giá cả, an ninh, chất lượng dịch vụ và danh tiếng của khách sạn, được nhiều khách du lịch xem xét lựa chọn khách sạn khi du lịch. Nhưng ngược lại, với nghiên cứu này đã xác định các 4 thuộc tính khác khi lựa chọn chỗ lưu trú là homestay hay dịch vụ căn hộ. Vì vậy những nhà kinh doanh chỗ ở lưu trú này muốn tạo ra sự khác biệt với loại hình lưu trú là khách sạn thì nên cố gắng tạo ra và phát triển 4 yếu tố trên.

Nghiên cứu của Agyeiwaah (2013) đề cập đến loại hình du lịch tình nguyện, đặc điểm của hình thức du lịch này là khách du lịch ở lại trong nhà của gia đình địa phương, chia sẻ bữa ăn, tham gia các hoạt động giải trí cùng với chủ nhà. Chính vì vậy homestay chính là nơi lưu trú của du khách tình nguyện, là nơi tạo cơ hội cho khách du lịch ở tại nhà dân địa phương, được trải nghiệm cuộc sống hằng ngày của người dân nơi đó. Và mục tiêu của Agyeiwaah (2013) trong nghiên cứu này là để tìm hiểu các yếu tố thúc đẩy và lôi kéo sự lựa chọn homestay của khách du lịch tình nguyện đến Ghana. Nghiên cứu dựa vào mô hình động lực đẩy và kéo của Dann (1977). Khung lý thuyết này cung cấp một cách tiếp cận để kiểm tra các động cơ hành vi du lịch. Mọi người đi du lịch bởi vì họ bị đẩy bởi chính họ, lực nội tại và bị kéo bởi lực lượng bên ngoài của các thuộc tính đích. Trong mô hình của Dann (1977), Các yếu tố đẩy được xem là liên quan đến nhu cầu và mong muốn của một người du lịch, trong khi yếu tố kéo là các thuộc tính của đích đến của sự lựa chọn.

Kết quả nghiên cứu của Agyeiwaah (2013) cho thấy du khách chọn ở homestay, họ bị tác động bởi 4 nhân tố, trong đó 2 nhân tố đẩy là đắm mình vào văn hóa xã hội, dịch vụ và phát triển cộng đồng và 2 nhân tố kéo là tính kinh tế và sự nhạy cảm của môi trường. Nghiên cứu cho thấy rằng yếu tố đẩy và kéo quan trọng nhất theo nhận thức của các du khách tình nguyện chọn homestay khi tới Ghana là sự trải nghiệm văn hoá xã hội và tính nhạy cảm của môi trường.

Cathy và Songshan (2010) áp dụng lý thuyết về hành vi hoạch định (TPB) sử dụng mô hình TPB mở rộng trong du lịch để kiểm tra sự hình thành ý định hành vi du lịch. Ngoài 3 yếu tố thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi cảm nhận thì tác giả mở rộng thêm yếu tố động lực trong việc chọn một điểm đến khi du lịch. Việc bổ sung yếu tố này vào trong mô hình TPB sẽ cung cấp một mô hình có chiều sâu hơn, cung cấp các thông tin hiểu biết về động lực của du khách và ảnh hưởng của nó trong ý định hành vi du lịch. Kết quả phân tích cho thấy yếu tố động lực tuy có tác động đến ý định hành vi nhưng mức độ tác động thấp hơn so với 3 yếu tố trong mô hình TPB. Nghiên cứu này đã chứng minh được tính hữu dụng của mô hình TPB như là một khung khái niệm trong việc phân tích ý định hành vi khi chọn điểm đến du lịch. Chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi cảm nhận và thái độ đều có tác động trực tiếp và tích cực lên ý định hành vi. Trong đó chuẩn chủ quan có ảnh hưởng lớn hơn trong việc chọn điểm đến hơn là kiểm soát hành vi cảm nhận. Thái độ cũng đóng một vai trò trong việc tác động đến ý định hành vi tuy nhiên không nhiều so với 2 nhân tố trên.

Nghiên cứu của Ismail và cộng sự (2016) nhằm mục tiêu khẳng định mối liên hệ giữa chất lượng dịch vụ homestay, sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng. Kết quả nghiên cứu thể hiện du khách nhạy cảm với chất lượng dịch vụ homestay, đồng thời chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch, hơn nữa chất lượng dịch vụ được nâng cao sẽ làm tăng sự thỏa mãn của họ, cũng như khi đảm bảo được chất lượng dịch vụ tốt, đáp ứng sự hài lòng thì sẽ tác động tích cực đến ý định hành vi của du khách. Dựa vào mô hình Servqual của Parasuraman chất

lượng dịch vụ dựa trên 5 yếu tố sự tin cậy, đáp ứng, đồng cảm, phương tiện hữu hình và năng lực phục vụ. Từ phân tích, nhân tố sự đồng cảm có tác động mạnh nhất đến sự nhạy cảm của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ, sau đó mới đến năng lực phục vụ và cuối cùng là độ tin cậy. Do đó, điều quan trọng đối với các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú homestay là tập trung vào các nhu cầu của du khách, giúp khách hàng trải nghiệm các hoạt động mà chỉ khi ở homestay họ mới được trải nghiệm.

Bavani và cộng sự (2015) nghiên cứu sự hài lòng của du khách đối với homestay ở Kanchong Darat. Mục tiêu là để nghiên cứu sự hài lòng của du khách và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của họ chọn homestay tại Kanchong Darat, Malaysia. Mô hình nghiên cứu gồm 4 nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch khi chọn homestay là cơ sở vật chất, dịch vụ, an ninh và quảng cáo. Kết quả của nghiên cứu cho thấy chất lượng của các cơ sở vật chất và yếu tố dịch vụ và an ninh có tác động tích cực đến sự hài lòng của du khách đối với homestay. Các yếu tố này đã góp phần đưa du khách trong nước và quốc tế đến homestay. Vì vậy các chủ kinh doanh homestay cần cải thiện sự hài lòng của du khách bằng cách đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao sự an toàn và tăng cường thêm các dịch vụ hỗ trợ cho họ. Bên cạnh đó yếu tố thứ tư là quảng cáo đã được tìm thấy không phải là rất quan trọng trong nghiên cứu này. Tuy nhiên cần thiết giới thiệu homestay trên các website, mạng xã hội để quảng bá và phát triển homestay đến với mọi người.

Nghiên cứu của Cho (2009) Mục đích của nghiên cứu này là khám phá đặc điểm nhân khẩu học, động lực, các thuộc tính di sản văn hoá và xác định mối quan hệ giữa chúng và sự hài lòng của khách du lịch đối với homestay ở tại Thái Lan. Theo kết quả của nghiên cứu, các yếu tố nhân khẩu học, di sản văn hoá và động lực đều có ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi sử dụng homestay. Đặc điểm nhân khẩu là một chỉ số quan trọng cho sự hài lòng, còn thuộc tính di sản văn hoá và động lực của khách du lịch sẽ là yếu tố tiên đoán sự hài lòng của khách du lịch khi sử dụng homestay ở Thái Lan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn homestay làm nơi lưu trú của du khách nội địa khi du lịch vũng tàu (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)