Qua các nghiên cứu thực nghiệm trên, tác giả nhận thấy mô hình nghiên cứu của Cathy và Songshan (2010) thể hiện được ý định hành vi trong du lịch cùng với sự kế thừa và mở rộng từ lý thuyết hành vi hoạch đinh (TPB) đã cung cấp một mô hình có chiều sâu, thể hiện rõ các yếu tố tác động đến ý định hành vi trong việc chọn điểm đến du lịch. Bên cạnh đó homestay không chỉ là một hình thức lưu trú mà còn là một hình thức du lịch. Thay vì ở nhà nghỉ khách sạn mà chọn homestay thì lúc này du khách không chỉ ở tại nhà người dân bản địa mà đó còn là nơi du khách khám phá tìm hiểu về văn hóa, ẩm thực, trải nghiệm những nét độc đáo tại điểm đến. Mô hình của Cathy và Songshan (2010) khá bao quát được đề tài mà tác giả nghiên cứu. Và các yếu tố thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi cảm nhận cũng phù hợp đưa vào mô hình nghiên cứu. Tuy nhiên ở nhân tố kiểm soát hành vi cảm nhận, đây là cảm nhận của các cá nhân về việc có dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi, là sự cảm nhận của khách hàng về sự có hay không các cơ hội và nguồn lực để tạo sự tích cực hay sự cản trở khi thực hiện hành vi. Nếu đã không có
đủ thời gian thì chắc chắn chúng ta đã không đi du lịch được chứ ko nói gì đến phân vân nên chọn nơi nào để lưu trú lại. Nếu không có đủ tài chính thì chúng ta càng không thể so sánh về việc chọn homestay hay khách sạn. Và việc nguồn lực tài chính dồi dào thì có lý do gì chúng ta phải bị cản trở và không thể tùy thích lựa chọn nơi ở. Vấn đề ở đây chúng ta phải xác định là nhất định đi du lịch có đúng không? Nếu đúng thì việc phải phân vân đôi khi chỉ là nên ở đâu đây? Dựa vào đâu mà chọn homestay mà không phải nơi lưu trú khác. Chính vì thế tác giả chỉ chọn các yếu tố thái độ, chuẩn chủ quan để xây dựng mô hình nghiên cứu của mình.
Ngoài ra các yếu tố dịch vụ, tính kinh tế, phương tiện hữu hình, văn hóa xã hội. được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu thực nghiệm. Tuy nhiên yếu tố dịch vụ ở đây là các dịch vụ mà du khách sẽ trải qua khi ở homestay như được cung cấp các món ăn địa phương, được tiếp xúc với người dân địa phương với lòng mến khách và sự thân thiện. Cũng như yếu tố văn hóa xã hội, khi du khách lưu trú tại homestay, họ sẽ được học cách nấu thức ăn địa phương, học ngôn ngữ địa phương, biết về phong cách ăn mặc, tôn giáo, môi trường nơi đến. Dựa vào sự tìm hiểu về nội dung của 2 yếu tố này mà tác giả nhận thấy 2 yếu tố đó đã được bao quát trong yếu tố phương tiện hữu hình và tính kinh tế. Yếu tố giá trị kinh tế ngoài việc được sử dụng nhiều trong các mô hình thực nghiệm, thì đây cũng là yếu tố phù hợp với lý thuyết kiểm soát nhận thức tài chính, bên cạnh đó đây là yếu tố kéo trong mô hình động lực đẩy và kéo của Dann, cũng như sự phù hợp tại thị trường Việt Nam mà tác giả sẽ giữ lại yếu tố này trong mô hình của mình. Và yếu tố phương tiện hữu hình, đây không chỉ là cơ sở vật chất mà còn là không gian của homestay, du khách quyết định chọn nơi lưu trú khi du lịch đều cần những tiện nghi tối thiểu, họ không mong muốn bỏ tiền ra mà lại nhận lại sự không hợp lý trong sự chi trả của mình. Tự nhận thấy tính hợp lý của yếu tố này nên tác giả sử dụng như một yếu tố tác động đến ý định chọn homestay khi lưu trú của khách du lịch.
Bên cạnh đó homestay thuộc sản phẩm dịch vụ. Ngày nay, lĩnh vực truyền thông mạng xã hội cực kỳ phát triển, đối với ngành dịch vụ lưu trú thì yếu tố quảng cáo là
thực sự quan trọng nhằm lôi kéo sự chú ý và thu hút khách hàng, từ đó tác động đến ý định của họ. Đây cũng là một trong các yếu tố được đề xuất trong mô hình nghiên cứu thực nghiệm của Bavani và cộng sự (2015). Vì thế yếu tố quảng cáo sẽ được tác giả chọn vào mô hình nghiên cứu của mình.
Như vậy, tác giả xây dựng mô hình với 5 biến độc lập tác động đến ý định hành vi chọn homestay làm nơi lưu trú khi du lịch bao gồm Thái độ, Chuẩn chủ quan, Phương tiện hữu hình, Tính kinh tế và Quảng cáo.