Kết quả quản lý trật tự xây dựng tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn huyện mai sơn (Trang 32 - 37)

Ngay từ năm 1887, người Pháp cai trị đã đặt nét bút đầu tiên đưa Sa Pa vào diện quy hoạch khu nghỉ dưỡng thuộc địa của Pháp ở Đông Dương. Năm 1915, khởi đầu nan, Sa Pa có 02 nhà nghỉ làm bằng gỗ, ít lâu sau mọc lên 03 khách sạn lớn với tên gọi: Metropon, Pansipan, Hotel Duy Xang. Năm 1943, Sa Pa có trên 200 ngôi biệt thự kiến trúc kiểu Pháp, phần là công sở phần là nhà nghỉ dưỡng. Năm 1954 khi ta tiếp quản Sa Pa, các công trình xây dựng lớn hầu như không còn vì chiến tranh tàn phá. Sau đó có khôi phục lại một số biệt thự làm nơi nghỉ dưỡng cho công nhân lao động. Năm 1992, Sa Pa mới thực sự khôi phục nghề du lịch đón khách trong nước và quốc tế, nhưng còn manh mún, nhỏ lẻ. Năm 2003, du lịch ở Sa Pa có sự phát triển hơn với 60 nhà hàng khách sạn, 1.500 phòng nghỉ lưu trú, khách đến 60 nghìn lượt/năm. Từ năm 2016 trở về đây du lịch Sa Pa có bước nhảy vọt, doanh thu 1.690 tỷ đồng/năm, chiến tỷ trọng 31% trong tổng thu nhập của huyện, dịch vụ du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở địa phương.

Sa Pa với cơ sở vật chất chưa tương xứng với sự “bung ra” quá nhanh của các dịch vụ du lịch. Huyện có 18 đơn vị hành chính (17 xã và 01 thị trấn). Tổng diện tích đất tự nhiên 685.584km2, dân số 12.680 hộ với 62.153 khẩu. Thu nhập bình quân đầu người 32,063 triệu đồng/năm (mức thu bình quân cả nước là 48,6 triệu đồng/người/năm),

thấp so với các địa phương bạn. Khách du lịch đến Sa Pa chủ yếu tập trung ở thị trấn. Thị trấn sơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, đô thị xây dựng trên nền móng kiến trúc cổ điển của Pháp. Nhà xây thấp tầng, đường sá phục vụ cho xe thô sơ, xe máy, ô tô cỡ nhỏ và người đi bộ là chính. Khi dân số tăng lên kéo theo công trình xây dựng tăng lên nhưng điền địa thì không nở ra được; nhà cửa ken dày mặt đất, xe cộ dày đặc, đường sá căng chật.

Thị trấn Sa Pa đất hẹp, “khách đến chơi” gấp nhiều lần chủ nhà. Đô thị quá tải như một cơ thể cường tráng đang phải mang tấm áo vừa sờn cũ vừa chật hẹp. Nhiều hộ gia đình đã cơi nới, cải hoán căn nhà mình ở để đón khách du lịch bình dân. Đất trống chuyển đổi mục đích cho các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng nhà hàng, khách sạn, Resort. Cả Sa Pa rầm rộ như một đại công trình xây dựng. Một thị trấn nhỏ, treo veo trên sườn núi Lô Suây Tông thoắt cái phải cõng trên lưng 320 cơ sở lưu trú với 6.000 phòng nghỉ. Các Resort, tòa cao ốc lộng lẫy như: Khách sạn 4 sao Sunrise… thế chân nhà cổ, nhà ống, vườn tạp.

Sa Pa đã điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2020, tầm nhìn 2030, diện tích vùng lõi tập trung phát triển du lịch là 1.500ha; nâng cấp thị trấn và 04 phân khu du lịch ở các xã: Bản Khoang, Tả Phìn, Tả Van, Thanh Kim có sự kết nối với Bát Xát, huyện cận lân. Sản phẩm du lịch chính của Sa Pa là: Du lịch đặc thù, du lịch tham quan, du lịch sinh thái kết hợp với nghỉ dưỡng. Trong đó, Sa Pa đẩy mạnh phát triển du lịch đặc thù để tận hưởng khí hậu, cảnh sắc thiên nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc địa phương như: “Sa Pa - Xứ sở của du lịch điền dã, bộ hành”; “Sa Pa - Vùng đất của sự trải nghiệm và tìm hiểu văn hóa truyền thống”; sản phẩm du lịch “Chinh phục đỉnh cao Fansipan, Ky Quan San và đỉnh Nhìu Cù San”.

Đến năm 2030 đón 5,2 triệu lượt khách, Sa Pa nhất thiết phải có một kết cấu hạ tầng đồng bộ, với trên 16.000 buồng phòng lưu trú, trong đó 80% buồng khách sạn tiêu chuẩn 03 sao trở lên. Hệ thống đường giao thông nội bộ rộng rãi, kết nối với các tỉnh lân cận nối tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai với Sa Pa; nâng cấp QL4D. Các dịch vụ điện nước, xử lý rác thải, nước thải đầu tư đồng bộ với tốc độ đô thị hóa. Sa Pa đang xây dựng Nhà máy nước sạch công suất 10 nghìn m3/ngđ, nâng cấp hồ đập, quy hoạch rừng phòng hộ tạo nguồn sinh thủy. Quy hoạch xây dựng 02 nhà máy xử lý nước thải

gồm: 01 nhà máy tại xã Sa Pả, 01 nhà máy ở 07 thị trấn Sa Pa. Rác được quy hoạch chuyển ra nhà máy xử lý rác tại xã Đồng Tuyển, TP Lào Cai để xử lý tập trung.

Trong cuộc cách mạng kiến thiết đô thị, Sa Pa nhìn đâu cũng phơi màu đất mới, đường sá bụi bặm, rất nhiều các công trình xây dựng ngổn ngang, hạ tầng đô thị xuống cấp do mật độ xe, khách du lịch thường xuyên ở mức “quá tải” là điều không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển.

Một thị trấn với 25 cán bộ, công chức, trong đó công chức làm nhiệm vụ quản lý đất đai, xây dựng chỉ có 02 người phải quản lý địa bàn 23 tổ dân phố, lực lượng quản lý trật tự đô thị chủ yếu là người hợp đồng thời vụ còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn, thật khó đáp ứng với tốc độ “bung ra” từng ngày của đô thị. Tình trạng xây dựng trái phép, xây dựng sai phép, sai quy chế đô thị là không thể kiểm soát được được với số lượng, chất lượng cán bộ, công chức của một thị trấn nhỏ như hiện nay.

Do cán bộ cơ sở thiếu và yếu cả về số lượng lẫn chất lượng, chật vật trong quản lý nhà nước về xây dựng, huyện quan tâm cử biệt phái thêm 05 công chức có năng lực tăng cường giúp thị trấn quản lý đô thị nhưng cũng chỉ phần nào giải quyết được tình thế trước mắt, không có tính ổn định lâu dài. Cơ chế quản lý Nhà nước cấp xã, thị trấn bất cập với tốc độ đô thị hóa diễn ra từng ngày, từng giờ. Đô thị du lịch phát triển nóng, còn nảy sinh các vấn đề xã hội, an ninh trật tự, văn hóa… nhiều nội dung phát sinh ngoài thẩm quyền quản lý của cấp thị trấn.

Sa Pa cần có bộ máy quản lý Nhà nước tương xứng với nhịp độ phát triển, đó là sự cần thiết hình thành các phường, để gánh vác nhiệm vụ mới. Thị trấn Sa Pa chia tách sát nhập thành nhiều phường nên huyện Sa Pa phải nâng lên cấp thị xã. Năm 2012, thị trấn Sa Pa được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại IV. Huyện đã lập đề án thành lập thị xã nhưng ở một số địa phương miền núi nhiều xã chưa thoát nghèo còn trong diện “135” nên sẽ còn thiếu một số tiêu chí.

Hình 1.3 Quy hoạch xây dựng phục vụ du lịch tại Sa Pa

1.4.4 Kinh nghiệm về quản lý trật tự xây dựng đô thị tại huyện Mộc Châu, Tỉnh Sơn La

Sau khi được công bố Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, tình hình phát triển đô thị tại huyện có tốc độ nhanh. Do vậy, công tác quản lý trật tự đô thị, xây dựng đô thị và quản lý đất đai trên địa bàn ngày càng đặt ra yêu cầu cao hơn.

Trước sức ép của phát triển du lịch, các dịch vụ phục vụ ngày càng mở rộng, tốc độ đô thị Mộc Châu phát triển nhanh trên địa bàn huyện làm cho giá đất tăng đột biến, nhất là ở các khu du lịch, như: khu du lịch xã Đông Sang, Mường Sang..., một số người lợi dụng việc này tự ý cải tạo san lấp đất nông, lâm nghiệp, phá đá cải tạo mặt bằng ở một số điểm dọc quốc lộ, mua, bán đất trái quy định của Nhà nước. Bên cạnh đó, trước sự tác động của quá trình đô thị hóa, tốc độ tăng dân số, nhu cầu sử dụng đất của người dân ngày càng cao dẫn đến nhiều vi phạm trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, gây nhiều khó khăn, vướng mắc cho công tác quản lý của địa phương. Chị Trần Thị Hương, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Mộc Châu cho biết: Từ năm 2014 đến nay, huyện đã cấp trên 400 giấy phép xây dựng, trong đó có gần 370 giấy phép xây dựng mới; 26 giấy phép xây dựng có thời hạn. Qua công tác kiểm tra, các cơ quan chức

năng đã phát hiện 220 công trình xây dựng không phép, 5 công trình xây dựng sai nội dung giấy phép. Chỉ tính riêng quý I-2017, huyện đã nhận 70 hồ sơ xin cấp phép, trong đó, đã cấp giấy phép cho 40 trường hợp; ban hành 11 quyết định cưỡng chế phá dỡ các công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị; phát hiện, xử lý 43 trường hợp vi phạm hành chính, đình chỉ thi công 20 trường hợp...

Với quan điểm ưu tiên giải quyết những nhu cầu chính đáng của người dân, nhưng phải đảm bảo quy định của Luật Đất đai, từ năm 2015 đến nay, huyện Mộc Châu đã điều chỉnh các điểm quy hoạch chung, giải quyết những điểm bất cập không phù hợp với điều kiện thực tế, nhất là nơi nhân dân đã sinh sống tập trung từ lâu và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước khi quy hoạch, bảo đảm lợi ích chính đáng của người dân. Tại hầu hết các điểm điều chỉnh quy hoạch chung sang đất thương mại dịch vụ đã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tương đối, như: Khách sạn Mường Thanh, khách sạn Thảo Nguyên 2, Khu Arena... và một số dự án đang khởi động như Ngân hàng An Bình, khách sạn Đại Phú Sơn. Đến nay, đã thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân khu vực hồ Km 70, ao Bệnh viện Đa khoa Thảo Nguyên (thị trấn Nông trường Mộc Châu), khu dân cư Km 73, hồ bản Mòn (thị trấn Mộc Châu)...

Cùng với điều chỉnh quy hoạch, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng cho tổ chức, công dân; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý đất đai, xây dựng, quản lý đô thị trên địa bàn; Mộc Châu đã xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nên đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân. Tuy nhiên, để chấm dứt tình trạng xây dựng công trình vi phạm quy hoạch, lấn chiếm đất đai, sử dụng đất sai mục đích, xây dựng trái phép... thì cần sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành địa phương. Cùng với đó, huyện sẽ tăng cường đối thoại, vận động, tuyên truyền chính sách về quản lý đất đai, quản lý xây dựng tới nhân dân, nhất là các khu vực có quy hoạch khu du lịch, bảo đảm thực hiện tốt các quy định của pháp luật về đất đai, quản lý xây dựng đô thị, góp phần thúc đẩy phát triển khu du lịch Quốc gia Mộc Châu.

Hình 1.4 Thị trấn Nông trường Mộc Châu được quy hoạch đồng bộ, đáp ứng các điều kiện về đô thị và dịch vụ du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn huyện mai sơn (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)