* Về cơ cấu kinh tế
Cùng với xu hướng Hiện đại hóa – công nghiệp hóa của cả nước, cơ cấu kinh tế của huyện Mai Sơn đang có những bước chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với đường lối phát triển của cả nước. Cụ thể:
Bảng 2.3 Cơ cấu kinh tế của huyện Mai Sơn giai đoạn 2014 - 2018
Đơn vị tính: %
TT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018
1 Nông, lâm nghiệp và
thuỷ sản 32,94 30,10 30,23 30,19 30,15 2 Công nghiệp và xây
dựng 31,75 35,40 35,63 35,77 35,86 3 Dịch vụ 35,31 34,50 34,14 34,04 33,99
Tổng 100 100 100 100 100
Có thể thấy cơ cấu kinh tế ở huyện Mai Sơn là tương đối đồng đều giữa các nhóm ngành nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ, 6 năm trở lại đây tuy các ngành đều có sự biến động tăng giảm nhưng có thể thấy sự biến động là không lớn, so với năm 2014 thì năm 2018 các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của huyện giảm nhẹ từ 32,94% xuống còn 30,15% (giảm 2,79%)
Đồng thời các ngành công nghiệp và xây dựng có xu hướng tăng từ 31,75% vào năm 2014 lên 35,86% vào năm 2018 tức là tăng 4,11%
Các nhóm ngành dịch vụ 6 năm qua vẫn giữ được tỷ trọng ổn định và không có sự biến động nhiều trong 6 năm từ 2012 đến 2018, chiếm khoảng 34% cơ cấu kinh tế toàn huyện.
Với đặc điểm là một huyện miền núi đa dân tộc, trình độ dân trí còn hạn chế, địa hình hiểm trở, chủ yếu là đồi núi, núi đá, cùng với khí hậu phức tạp (rét đậm rét hại, nắng nóng kéo dài, mưa to gió lốc), việc giữ được sự đồng đều trong cơ cấu kinh tế và đặc biệt là sự chuyển dịch tích cực trong các nhóm ngành công nghiệp, dịch vụ là sự cố gắng, đúng đắn của đường lối chính sách của Đảng, sự nỗ lực và đoàn kết của toàn thể cán bộ và nhân dân trong huyện.
* Về giá trị sản xuất của các ngành kinh tế trong huyện Mai Sơn
Bảng 2.4 Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế huyện Mai Sơn giai đoạn 2016-2018 (Theo giá hiện hành)
NỘI DUNG NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018
1.Các ngành nông, lâm nghiệp
và thủy sản 1.989 2.007,1 2.086,7 1.1.Nông nghiệp 1.902 1911,4 1978,7 1.2.Lâm nghiệp 70 78,2 90,2 1.3.Thủy sản 17 17,5 17,3 2.Các ngành công nghiệp, xây
dựng 2.106,34 2.179,44 2.285,58 3.Các ngành dịch vụ, thương
mại 4.889,65 5.727,7 6.048,45 Tổng 8.984,99 9.914,24 10.420,73
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bất lợi về diễn biến điều kiện khí hậu thời tiết và giá cả thị trường nhưng ngành nông nghiệp của huyện Mai Sơn vẫn giữ được ổn định, giá trị sản xuất các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn liên tục tăng trong những năm gần đây, từ 1.989 tỷ vào năm 2016 tăng lên 2.007,1 tỷ đồng vào năm 2017 và đến năm 2018 đạt 2.086,2 tỷ đồng, như vậy so với năm 2016 giá trị sản xuất các ngành nông lâm nghiệp, thủy sản của năm 2018 đã tăng 4,9%.
Đặc biệt các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đang có sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng hàng hoá đã đạt được những hiệu quả nhất định, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đang có xu hướng tăng mạnh, năm 2018 đạt 90,2 tỷ đồng tăng 20,2 tỷ đồng tương đương với tăng 28,9% so với năm 2016, đó là nhờ việc triển khai các phong trào thi đua của các tổ chức thành viên, nhân dân các dân tộc trong huyện đã hăng hái tham gia sản xuất, điển hình là phong trào thi đua “sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” ở các khu dân cư. Nhiều hộ dân đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng quy mô trong sản xuất nông, lâm nghiệp và dịch vụ, mạnh dạn đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; xây dựng các mô hình: chăn nuôi lợn, gà theo hướng an toàn sinh học, trồng cây ăn quả như nhãn, xoài, na, bưởi, cam và rau màu... xác định được một số mặt hàng chủ lực như cà phê, mía, cây ăn quả..., từng bước hình thành vùng sản xuất cây công nghiệp tập trung, chuyên canh, thâm canh gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở khai thác và phát huy các lợi thế sinh thái của các vùng trên địa bàn huyện.
Thương mại dịch vụ có tốc độ tăng trưởng khá, ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu kinh tế. Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ năm 2016 đạt 4.889,65 tỷ đồng, năm 2017 đạt 5.727,7 tỷ đồng, năm 2018 đạt 6.048,45 tỷ đồng, như vậy giá trị sản xuất của các ngành thương mại dịch vụ năm 2017 tăng 17,14% so với năm 2016, và năm 2018 tăng 5,6% so với năm 2017.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định, lưu lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường đa dạng, phong phú, chất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Hạ tầng dịch vụ thương mại
được quan tâm (đầu tư chợ, các cửa hàng xăng dầu...); các hoạt động xúc tiến đầu tư xây dựng được quan tâm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
Tài chính tín dụng ngân hàng: Hoạt động ngân hàng trên địa bàn huyện cơ bản được ổn định, đảm bảo thực hiện nghiêm các chính sách lãi suất, đáp ứng nhu cầu vay vốn cho các doanh nghiệp, cá nhân, các đối tượng chính sách như hộ nghèo; học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn,...
Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển mạnh, cơ sở vật chất từng bước hiện đại hóa; chất lượng dịch vụ được cải thiện đáng kể, phục vụ ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của nhân dân. Nhiều dịch vụ được phát triển nhanh như điện thoại di động, Internet, 3G... Số thuê bao điện thoại/100 dân năm 2016 đạt 65/100 dân, năm 2018 đạt 84/100 dân, 7% số hộ kết nối Internet.
So với các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản và các ngành thương mại, dịch vụ thì nhóm ngành công nghiệp và xây dựng có giá trị sản xuất tăng trưởng một cách vượt bậc, cụ thể: tăng từ 2.106,34 tỷ đồng vào năm 2016 lên 2.179,44 tỷ đồng vào năm 2017 (tức là tăng 73,1 tỷ đồng tương đương với tăng 3,5% so với năm 2016), đến năm 2018 giá trị sản xuất các ngành công nghiệp, xây dựng của huyện Mai Sơn đạt 2.285,58 tỷ đồng (tăng 106,14 tỷ đồng tương đương với tăng 4,87% so với năm 2017). Có thể thấy, trong những năm trở lại đây, huyện Mai Sơn đặc biệt chú trọng vào phát triển các ngành công nghiệp và xây dựng: các nhà máy, cơ sở công nghiệp được tiếp tục đầu tư và đi vào hoạt động ổn định như: Xi măng Mai Sơn, mía đường, tinh bột sắn, khu công nghiệp Mai Sơn đã và đang từng bước hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng bước đầu đã thu hút 05 doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp đã góp phần thúc đẩy phát triển các cây công nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện. Ngoài ra các ngành công nghiệp điện, nước và khai thác vật liệu xây dựng, chế biến nông sản phát triển khá mạnh
Công nghiệp ngoài quốc doanh đã có bước phát triển nhanh kể cả về số lưọng, chất lượng, thu hút được nhiều lao động địa phương, nhất là công nghiệp chế biến quy mô nhỏ, đã góp phần quan trọng trong sự phát triển ngành công nghiệp của huyện.
Trong những năm qua trên địa bàn huyện đã thành lập trên 100 cơ sở thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (Hợp tác xã, tổ sản xuất, các cơ sở sơ chế nông sản, sản xuất hàng tiêu dùng...) hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Trong đó có nhiều doanh nghiệp tư nhân, tổ hợp, hợp tác xã hoạt động đầu tư sản xuất trong lĩnh vực nông lâm nghiệp. Tiếp tục quan tâm duy trì nghề truyền thống như dệt thổ cẩm (Cò Nòi), gốm (Mường Chanh), mây tre đan (xã Hát Lót). Cơ cấu ngành có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến nhất là các ngành có lọi thế về nguyên liệu tại địa phương.
Ngành công nghiệp – xây dựng thời gian qua có sự chuyển biến tích cực, từng bước chuyển biến về cả chất và lượng, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia. Công nghiệp chế biến và khai thác được chú trọng, một số sản phẩm đang được xây dựng thương hiệu, các sản phẩm truyền thống đang được quan tâm khôi phục và phát triển.