Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn huyện mai sơn (Trang 66 - 72)

2.3.2.1 Tồn tại

thực tiễn đặt ra

Mai Sơn là huyện trung tâm của tỉnh Sơn La, do đó tốc độ về hoạt động xây dựng phát triển rất nhanh dẫn đến việc QLNN về hoạt động xây dựng ngày càng khó khăn và phức tạp. Trong khi đó, số lượng cán bộ QLNN về hoạt động xây dựng huyện Mai Sơn hiện tại là 12 người trong đó phòng Quản lý đô thị có 7 người, Đội Thanh tra trật tự đô thị có 5 người quản lý 28 xã, thị trấn. Với số lượng cán bộ như vậy so với khối lượng công việc thì hiện tại số lượng cán bộ quản lý còn thiếu, đồng thời 2 cán bộ hợp đồng mới ra trường, chưa có kinh nghiệm cộng với khối lượng công việc lớn dẫn đến thiếu người khi triển khai công việc dẫn đến chậm tiến độ giải quyết các nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh số lượng cán bộ thiếu thì ở một số vị trí, chất lượng cán bộ chưa đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc ngày một tăng về số lượng, phức tạp về tính chất.

2) Cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện Mai Sơn vẫn còn nhiều bất cập

Công tác quản lý đô thị, quản lý trật tự xây dựng hiện nay trên địa bàn huyện chưa theo kịp yêu cầu phát triển, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tình trạng xây dựng không phép, sai phép, sai quy hoạch, vi phạm chỉ giới, quy chuẩn xây dựng... vẫn còn diễn ra trên địa bàn huyện. Từ năm 2012 đến hết năm 2017, UBND các địa phương đã tiến hành kiểm tra khoảng 17.000 trường hợp, trong đó đã phát hiện số vụ việc vi phạm hành chính trên 4.200 vụ việc, ban hành trên 1.000 quyết định xử phạt hành chính, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính trên 23 tỷ đồng. Riêng trong năm 2017, TP Hạ Long đã xử phạt vi phạm hành chính 201 trường hợp công trình xây dựng không phép, xây sai giấy phép, sai quy hoạch với số tiền xử phạt trên 2,3 tỷ đồng.

3) Kiểm tra, thanh tra trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Mai Sơn vẫn chưa được coi trọng

Việc thanh tra kiểm tra đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đề phòng, ngăn ngừa, hạn chế những sai phạm và tiêu cực xảy ra trong hoạt động xây dựng, đồng thời cung cấp thông tin cần thiết cho việc ra các quyết định xử lý của các cấp có thẩm

quyền. Tuy vậy, việc kiểm tra, giám sát, công tác giám sát đầu tư, giám sát cộng đồng chưa được các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các cơ quan quản lý Nhà nước coi trọng đúng mức, hầu như chưa phát huy được hiệu quả. Công tác thanh tra, kiểm tra quá trình quản lý chi đầu tư XDCB chưa đi vào chiều sâu. Các cuộc tiến hành thanh, kiểm tra, giám sát trên số lượng đầu công trình, dự án thấp, nhiều sai phạm chưa được phát hiện kịp thời.

4) Xử lý vi phạm TTXD đô thị trên địa bàn huyện Mai Sơn chưa được triệt để

Quyết định đình chỉ thi công xây dựng đối với công trình xây dựng vi phạm thuộc địa bàn mình quản lý; Quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với công trình xây dựng vi phạm thuộc địa bàn do mình quản lý, trừ những công trình xây dựng vi phạm do UBND cấp huyện cấp Giấy phép xây dựng hoặc Sở Xây dựng cấp Giấy phép xây dựng; Tổ chức thực hiện cưỡng chế tất cả các công trình xây dựng vi phạm theo quyết định cưỡng chế của Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện và Chánh thanh tra Sở Xây dựng; Xử lý cán bộ dưới quyền được phân công quản lý TTXD đô thị để xảy ra vi phạm mà không xử lý kịp thời, dung túng bao che cho hành vi vi phạm; Kiến nghị Chủ tịch UBND cấp huyện xử lý các trường hợp vi phạm TTXD đô thị vượt thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã; xử lý cán bộ làm công tác quản lý TTXD đô thị thuộc thẩm quyền quản lý của Chủ tịch UBND cấp huyện.

Ngoài ra, nếu vi phạm TTXD nghiêm trọng có thể bị xử lý hình sự theo Luật Hình sự. Cụ thể tại Điều 4 của Nghị định đã quy định rất rõ các biện pháp xử lý vi phạm TTXD đô thị. Theo đó, tuỳ theo mức độ vi phạm, hành vi vi phạm TTXD đô thị phải bị xử lý theo một hoặc các hình thức sau: Ngừng thi công xây dựng công trình; đình chỉ thi công xây dựng công trình, áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp điện, nước; cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm; buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra; xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.

5) Xử lý đơn thư khiếu nại về TTXD chưa kịp thời và còn nhiều vướng mắc

Đa số đơn thư khiếu nại về lĩnh vực vi phạm trật tự xây dựng năng lực cán bộ chưa đồng đều về chuyên môn, công tác lưu trữ hồ sơ từ thời cũ yếu kém dẫn đến công tác

giải quyết đơn thư rất khó giải quyết. Bên cạnh đó, thiếu cán bộ thực hiện công tác tiếp dân dẫn đến thực hiện giải quyết chậm.

Phối hợp giữa các ngành, địa phương có lúc chưa đồng bộ. Kỷ cương, kỷ luật hành chính có lúc, có nơi còn buông lỏng. Còn có tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, đùn đẩy công việc lên cấp trên. Một số cơ quan, đơn vị, địa phương chậm triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo, nhưng xử lý chưa nghiêm.

2.3.2.2 Nguyên nhân

Ngoài nguyên nhân khách quan do tác động của các biện pháp kiềm chế lạm phát kéo dài, hạn chế đầu tư công và thắt chặt tín dụng, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn; một số nguồn vốn Trung ương phân bổ chậm; thủ tục hành chính về đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, khoáng sản còn phức tạp; thời tiết diễn biến bất thường,... gây nhiều khó khăn cho công tác chỉ đạo, điều hành của nhà nước, hoạt động của doanh nghiệp và đời sống nhân dân ; thì nguyên nhân chủ quan chủ yếu của các khuyết điểm, hạn chế nêu trên là do:

* Về bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng

Số lượng cán bộ QLNN lĩnh vực hoạt động xây dựng còn thiếu nguyên nhân là mức đãi ngộ làm tại cơ quan nhà nước so với mặt bằng chung là thấp, chưa đủ để đảm bảo nhu cầu cuộc sống. Bên cạnh đó, đa phần những người lao động trẻ hiện có chuyên môn trình dộ cao hiện nay muốn tìm công việc có mức đãi ngộ cao và tập trung khu vực thành phố.

* Cấp phép xây dựng

Để xảy ra những tồn tại, yếu kém trên chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan: công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật chưa được làm thường xuyên; quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị còn nhiều bất cập, chưa theo kịp nhu cầu xây dựng thực tế; thủ tục cấp giấy phép xây dựng tuy đã được cải tiến, song vẫn còn rườm ra, chất lượng chuyên môn trong cấp phép xây dựng còn hạn chế, thậm chí chưa theo đúng quy hoạch đã duyệt; khi xảy ra vi phạm các cơ quan chức năng chưa kịp thời xử lý, hoặc xử lý không kiên quyết triệt để, còn xảy ra tình trạng “phạt, cho tồn tại”; sự phối hợp

giữa các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ…Mặt khác, ý thức chấp hành pháp luật xây dựng của các chủ đầu tư, chủ công trình còn yếu, thậm chí biết là sai song vẫn cố tình vi phạm.

* Kiểm tra, thanh tra

Do chính quyền địa phương chưa đề cao trách nhiệm, còn giao phó cho chính quyền cấp dưới: cấp xã, cấp thị trấn. Đối với cấp xã, thị trấn, mặc dù được phân cấp quản lý, được tăng cường cán bộ thanh tra xây dựng, nhưng công tác quản lý, giám sát chủ đầu tư xây dựng công trình theo giấy phép và hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt chưa thường xuyên, chưa kịp thời; giám sát cộng đồng chưa được các cơ quan quản lý Nhà nước coi trọng đúng mức, hầu như chưa phát huy được hiệu quả.

Công tác thanh tra, kiểm tra quá trình quản lý chi đầu tư XDCB chưa đi vào chiều sâu. Các cuộc tiến hành thanh, kiểm tra, giám sát trên số lượng đầu công trình, dự án thấp, nhiều sai phạm chưa được phát hiện kịp thời.Một bộ phận cán bộ các cấp còn nể nang, né tránh, ngại va chạm hoặc có tiêu cực, vi phạm đạo đức công vụ… Ngoài ra, một số văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành chậm có văn vản hướng dẫn, gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng...Bên cạnh đó, ý thức chấp hành pháp luật và kiến thức về phát luật xây dựng của một số hộ dân chưa cao. Các doanh nghiệp xây dựng kinh doanh tự phát, chỉ quan tâm đến chớp thời cơ kinh doanh mà không quan tâm đến thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tự chủ động của các doanh nghiệp trong thực hiện việc xây dựng dự án khi chưa đủ thủ tục. * Việc giải quyết đơn thư, khiếu nại

Đa số đơn thư khiếu nại về lĩnh vực vi phạm trật tự xây dựng năng lực cán bộ chưa đồng đều về chuyên môn, công tác lưu trữ hồ sơ từ thời cũ yếu kém dẫn đến công tác giải quyết đơn thư rất khó giải quyết. Bên cạnh đó, thiếu cán bộ thực hiện công tác tiếp dân dẫn đến thực hiện giải quyết chậm.

Kết luận chương 2

Để công tác quản lý trật tự trong xây dựng của huyện Mai Sơn đi vào nền nếp, đáp ứng phù hợp với định hướng phát triển chung của cả nước và phục vụ mục tiêu phát

triển kinh tế, xã hội của huyện trong giai đoạn tới cần chú trọng đến những vấn đề sau:

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý xây dựng cho đội ngũ cán bộ công chức các Phòng, ban ngành có liên quan đến lĩnh vực xây dựng và cán bộ công chức địa chính – xây dựng các xã, thị trấn để kịp thời nắm bắt các quy định mới của pháp luật về lĩnh vực xây dựng.

Đối với những xã người dân không có điều kiện tiếp cận với những thông tin về pháp luật trong xây dựng cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật rộng rãi trên mọi phương tiện thông tin đại chúng để nhắc nhở, hướng dẫn tạo điều kiện cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hiểu biết và chấp hành quy định pháp luật về xây dựng. Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác quản lý xây dựng, quy hoạch theo đúng quy định của Luật Xây dựng.

Xây dựng và triển khai quán triệt Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về xây dựng.

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn huyện mai sơn (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)