Giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý trật tự xây dựng đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn huyện mai sơn (Trang 76 - 79)

Từ những tồn tại về tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về xây dựng trên địa bàn huyện Mai Sơn được phân tích ở trên, tôi đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng để hoạt động có hiệu quả đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển bền vững.

- Mục tiêu cụ thể Kiện toàn bộ máy, nhân sự từng bước hoàn thiện, nâng cao năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, tính chuyên nghiệp cho đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ trên lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng đô thị.

Thứ nhất: Tiếp tục thực hiện việc phân cấp về quản lý xây dựng trên địa bàn, bố trí tăng cường cán bộ có năng lực, có phẩm chất đạo đức cho các cấp cơ sở.

Thứ hai, về công tác tuyển dụng, muốn phát hiện, thu hút được người có tài năng, có thể phải vượt qua những quy định tuyển dụng thông thường, mở rộng các kênh thu hút như: đối với sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc, thủ khoa các trường đại học; sinh viên tốt nghiệp các trường đại học danh tiếng trên thế giới; thí sinh đạt điểm cao nhất trong các kỳ thi tuyển dụng; những người có tài năng đang làm việc ở các khu vực khác như doanh nghiệp nhà nước, khu vực tư nhân, lực lượng vũ trang, cán bộ, công chức ở cơ sở được cộng điểm ưu tiên để xét điểm thi công chức. Ngoài ra, nên áp dụng hình thức giới thiệu, tiến cử và tự tiến cử, giới thiệu những người có tài năng với các cấp có thẩm quyền để bố trí, sử dụng (gắn với trách nhiệm của người giới thiệu, tiến cử; tiêu chuẩn của người tiến cử; chế độ khen thưởng và xử lý các sai phạm). Những

người được giao cương vị lãnh đạo, quản lý phải có trách nhiệm và được quyền tiến cử, giới thiệu những người có khả năng, năng lực để bố trí, sử dụng vào các vị trí công tác đang có nhu cầu, đồng thời phải chịu trách nhiệm về sự tiến cử của mình. Bên cạnh đó, cần đổi mới phương thức tuyển chọn công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; đổi mới quy trình, thủ tục và phương pháp đánh giá để xem xét, lựa chọn công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Thực hiện thi tuyển theo nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, công khai trong bổ nhiệm một số chức danh lãnh đạo, quản lý.

Thứ ba, kiện toàn bộ máy, nhân sự ở xã, thị trấn kiểm tra quy tắc đô thị, từng bước hoàn thiện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng, đảm bảo tham mưu xử lý chặt chẽ, đúng quy trình, quy định pháp luật. Đối với một số vị trí QLNN về hoạt động xây dựng hiện tại còn thiếu, đề nghị UBND huyện xem xét bổ sung các cán bộ có chuyên môn chuyên sâu vào các vị trí còn thiếu để đảm bảo cho công tác QLNN đạt hiệu quả, tránh tình trạng một người phải phụ trách quản lý hoạt động xây dựng của nhiều xã, cụ thể:

Phòng Quản lý Đô thị hiện tại chỉ có 1 phó phòng phụ trách chuyên môn lĩnh vực quy hoạch đô thị do đó cần bổ sung thêm 01 phó phòng có chuyên môn phụ trách lĩnh vực cấp giấy phép xây dựng, quản lý vật liệu xây dựng, 01 cán bộ thanh tra trình độ chuyên môn chuyên sâu mảng cấp giấy phép xây dựng, cử 02 cán bộ mới đi làm học các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao lĩnh vực chuyên môn.

Thứ tư, công tác đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước về xây dựng cụ thể hóa ở những vấn đề sau:

+ Nâng cao sự hiểu biết về vai trò, vị trí của huyện trong sự phát triển chung của thành phố và đất nước đối với đầu tư xây dựng.

+ Nâng cao sự hiểu biết về trách nhiệm, nghĩa vụ của cả huyện phải thực hiện và hoàn thành theo sự phân cấp quản lý nhà nước.

+ Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng của huyện.

- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công chức QLNN về đầu tư xây dựng cần được thực hiện thông qua các nội dung:

+ Kiểm soát chặt chẽ trình độ chuyên môn thông qua các văn bằng, chứng chỉ đào tạo của cơ sở đào tạo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

+ Kiểm soát chặc chẽ trình độ chuyên môn thông qua kết quả công việc được giao tương xứng với trình độ chuyên môn được đào tạo của cán bộ công chức nhà nước quản lý đầu tư xây dựng.

+ Thường xuyên đào tạo chuyên môn thông qua mở lớp tại chỗ hoặc gửi qua cơ sở đào tạo có uy tín. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất các chương trình cần đào tạo sắp tới.

- Nâng cao chuyên môn cho các cán bộ thực hiện công tác cấp phép xây dựng thường xuyên cử đi học các lớp tập huấn, bồi dưỡng hướng dẫn các văn bản mới. Kể cả tập huấn văn hóa ứng xử khi tiếp dân để tạo sự hài lòng cho người dân khi làm thủ tục cấp phép xây dựng.

Thứ năm, áp dụng biện pháp kỷ luật và bồi thường thiệt hại cho chủ đầu nếu cán bộ nào tham mưu cấp GPXD trễ hẹn không đúng thời gian quy định hoặc cấp sai quy hoạch. Rà soát, sắp xếp lại vị trí việc làm từ đó nâng số lượng cán bộ tham gia tham mưu cấp phép .

- Phân công rõ địa bàn, trách nhiệm cụ thể của từng cán bộ tránh để xảy ra tình trạng vi phạm trật tự xây dựng đô thị mà không phát hiện xử lý kịp thời.

- Thường xuyên rà soát, kịp thời luân chuyển công tác đối với cán bộ có dư luận, không đáp ứng năng lực, đạo đức nghiệp vụ. Có hình thức xử lý nghiêm các cán bộ có hành vi nhũng nhiễu, vụ lợi, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.

Hiện nay Đội kiểm tra Quy tắc đô thị huyện Mai Sơn còn nhiều hạn chế trong công tác xử lý vi phạm. Cần có giải pháp như đề nghị sửa đổi Nghị định 37/2014/NĐ- CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban chuyên môn trực thuộc UBND cấp quận, huyện, thị xã, theo hướng bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của “Đội kiểm tra Quy tắc đô thị”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn huyện mai sơn (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)