Giới thiệu chung về huyện Mai Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn huyện mai sơn (Trang 39 - 43)

* Về vị trí địa lý

Mai Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La, là trung tâm công nghiệp và là huyện trọng điểm kinh tế của Tỉnh nằm trong cụm tam giác kinh tế Thành phố Sơn La - Mai Sơn - Mường La, với 21 xã, 1 thị trấn, dân số khoảng 14 vạn người, chủ yếu là người Thái, Kinh, Mông, Mường...

Huyện Mai Sơn nằm trong toạ độ, từ 20o 52'30'' đến 21o 20'50'' vĩ độ bắc; từ 103o41'30'' đến 104o16' kinh độ đông. Có vị trí giáp ranh như sau:

- Phía Đông giáp huyện Yên Châu, Bắc Yên.

- Phía Bắc giáp huyện Mường La.

- Phía Tây giáp huyện Thuận Châu, Sông Mã.

- Phía Nam giáp huyện Sông Mã, tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào).

Huyện Mai Sơn có thị trấn Hát Lót là trung tâm hành chính – kinh tế - văn hóa, y tế giáo dục, ngoài ra địa bàn huyện có 8 km đường biên giới Việt – Lào và có hệ thống giao thông đường bộ khá thuận lợi, trung tâm huyện nằm xuyên suốt dọc quốc lộ số 6 nối liền thành phố Sơn La với các tỉnh vùng Tây bắc và Đồng bằng Sông Hồng tạo điều kiện cho huyện Mai Sơn trong việc giao lưu thông thương trao đổi hàng hóa, thông tin kĩ thuật, tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện.

Tuy nhiên, Mai Sơn vẫn còn là một huyện miền núi, địa hình hiểm trở, hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng đang được đầu tư phát triển đây cũng là một trở ngại cho sự phát triển kinh tế của huyện.

Huyện Mai Sơn có tổng diện tích tự nhiên của huyện là 143.247 ha, chiếm 10,1% tổng diện tích của tỉnh (đứng thứ 4/12 huyện, thành phố). Tổng số dân là 149.1 nghìn người, đứng thứ 2 trong tỉnh (sau huyện Thuận Châu), với mật độ dân số trung bình là là 104 người/km2.

Huyện Mai Sơn có hình dáng lãnh thổ khá cân đối, có thị trấn Hát Lót nằm ở gần như trung tâm huyện, rất gần với Thành phố Sơn La. Đó là điều kiện thuận lợi cho việc quản lí, chỉ đạo phát triển.

Mai Sơn có 21 xã và 1 thị trấn trải rộng khắp địa bàn toàn huyện.

Bảng 2.1 Đơn vị hành chính, diện tích và dân số huyện Mai Sơn

STT TT, xã Diện tích (km2) Dân số (Người) MĐDS (Người/km2) Tổng số 1432,47 149.110 104 1 TT. Hát Lót 13,76 16.868 1.226 2 Mường Bon 39,44 6.334 161 3 Mường Bằng 68,61 7.184 105 4 Chiềng Sung 46,82 6.056 129 5 Cò Nòi 94,66 17.059 180 6 Chiềng Ban 36,12 6.916 191 7 Hát Lót 56,61 9.321 165 8 Chiềng Mai 21,36 4.546 213 9 Chiềng Mung 36,1 9.700 269 10 Nà Bó 63,82 7.521 118 11 Chiềng Chăn 63,85 6.423 101 12 Tà Hộc 82,69 3.717 45 13 Chiềng Lương 115,45 8.901 77 14 Chiềng Dong 31,60 2.580 82 15 Chiềng Kheo 27,53 2.622 95 16 Chiềng Ve 36,77 2.700 73

STT TT, xã Diện tích (km2) Dân số (Người) MĐDS (Người/km2) 17 Chiềng Chung 72,75 5.092 70 18 Mường Chanh 29,30 3.962 135 19 Phiêng Pằn 116,39 7.113 61 20 Nà Ớt 94,98 3.104 33 21 Chiềng Nơi 131,55 5.213 40 22 Phiêng Cằm 152,31 6.178 41

[Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mai Sơn]

Có thể thấy dân cư của Huyện Mai Sơn được phân bố không đồng đều, dân cư tập trung chủ yếu tại Thị trấn Hát Lót, mật độ dân số ở thị trấn cao gấp 11,8 lần so với mật độ dân số trung bình của cả huyện, dân cư ở 21 xã cũng không được phân bổ đồng đều, điều này sẽ khiến cho cơ cấu kiến trúc hạ tầng cũng sẽ bị phân bổ không đồng đều, nhất là đối với một huyện miền núi có địa hình tương đối hiểm trở như Mai Sơn thì sự chênh lệch về cơ cấu kiến trúc hạ tầng lại càng trở lên rõ rệt, điều này phần nào sẽ gây ảnh hưởng đến công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn huyện.

* Tình hình sử dụng đất:

Vốn đất tự nhiên của huyện Mai Sơn là 143.247 ha, chiếm 10,1% tổng diện tích của tỉnh (đứng thứ 4/12 huyện, thành phố), chiếm 1 tỉ lệ diện tích tương đối lớn trong tổng diện tích toàn tỉnh. Tuy nhiên, khả năng mở rộng diện tích của huyện còn hạn chế. Do tổng diện tích tương đối lớn, mật độ dân số thấp nên diện tích đất tự nhiên bình quân đầu người tương đối cao 0,96 ha/người, cao hơn diện tích đất tự nhiên bình quân đầu người của tỉnh (tỉnh Sơn La là 0,81 ha/người). Đây là tiềm năng để huyện mở rộng diện tích cho canh tác nông nghiệp.

Trong quá trình sử dụng đất, cơ cấu các loại đất theo mục đích sử dụng có sự thay đổi qua các năm:

Bảng 2.2 Tình hình sử dụng đất ở huyện Mai Sơn giai đoạn 2006 - 2018

Nội dung

Năm 2006 Năm 2013 Năm 2018

Diện tích (ha) % so với tổng S tự nhiên Diện tích (ha) % so với tổng S tự nhiên Diện tích (ha) % so với tổng S tự nhiên 1. Nhóm đất nông nghiệp 54.222,5 38,45 90.893,78 63,64 101.209,6 70,65 1.1.Nông nghiệp 27.325 19,38 35.691,67 24,99 44.590 31,12 1.2.Lâm nghiệp 26.897,5 19,07 55.202,11 38,65 56.619,6 39,53 2. Nhóm đất phi nông nghiệp 3.582,17 2,54 4.953,36 3,47 6.583 4,6 2.1.Chuyên dùng 3.035,81 2,15 4.196,06 2,94 5.825,7 4,07 2.2.Đất thổ cư 546,36 0,39 757,3 0,53 757,3 0,53 3. Nhóm đất chưa sử dụng 83.221,3 59,01 46.973,86 32,89 35.454,4 24,75 Tổng 141.026 100 142.821 100 143.247,0 100

[Nguồn: Xử lý số liệu niên giám thống kê huyện Mai Sơn các năm]

Qua bảng số liệu, ta có thể nhận thấy những năm trở lại đây diện tích đất chưa được sử dụng của huyện đang có xu hướng giảm mạnh từ 59,01% vào năm 2006 xuống còn gần một nửa vào năm 2018 chỉ còn 24,75%, điều này cho thấy việc khai thác sử dụng đất ở huyện đang ngày càng được chú trọng và quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là tuy tăng không nhiều nhưng tổng diện tích đất tự nhiên của huyện cũng được mở rộng từ 141.026 ha năm 2006 lên 143.247.

Tuy diện tích đất chưa sử dụng vẫn chiếm tỉ lệ tương đối cao trong quỹ đất với gần 1/4 tổng diện tích đất tự nhiên nhưng do đặc điểm địa hình của huyện Mai Sơn là huyện miền núi có địa hình hiểm trở, nhiều đồi núi nên việc khai thác sử dụng đất còn gặp nhiều hạn chế và khó khăn.

Việc khai thác sử dụng đất hiệu quả giúp cho diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp của huyện ngày càng được mở rộng và tăng nhanh, so với năm 2006 thì cả diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp năm 2018 đều tăng gấp đôi: từ 38,45% vào

năm 2006 (đối với đất nông nghiệp) lên 70,65% vào năm 2018 và từ 2,54% vào năm 2006 lên 4,6% vào năm 2018 (đối với đất phi nông nghiệp).

Tuy cùng tăng với tỷ lệ cao nhưng diện tích nhóm đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng diện tích đất tự nhiên, có thể nói quỹ đất huyện Mai Sơn được sử dụng chủ yếu cho hoạt đông nông nghiệp.

Như vậy, trong những năm qua, quỹ đất của huyện đã được sử dụng vào các mục đích phát triển kinh tế – xã hội khá lớn (40,99% năm 2006 lên 75,25% năm 2018). Đó là kết quả của việc tích cực khai khẩn đất hoang hóa thành đất sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, tỉ lệ đất chưa sử dụng vẫn còn lớn chủ yếu là đất đồi núi, núi đá . Do đó cần có biện pháp khai khẩn hợp lí, qui hoạch, phân bổ mục đích sử dụng để phục vụ tốt nhất các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo sử dụng quỹ đất đạt hiệu quả cao nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn huyện mai sơn (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)