18 Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 08/01/2019 ban hành Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018 – 2025; Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 18/01/2019 ban hành Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng non giai đoạn 2018 – 2025; Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 18/01/2019 ban hành Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT giai đoạn 2019 – 2030; Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 ban hành Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.
19 Tính đến tháng 5/2020, Bộ GDĐT tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Cụ thể đã bồi dưỡng cho khoảng 200 báo cáo viên dục đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Cụ thể đã bồi dưỡng cho khoảng 200 báo cáo viên nguồn để phát triển tài liệu; khoảng 800 giảng viên sư phạm chủ chốt; 1.028 cán bộ quản lý cấp sở, phòng GDĐT; 4.000 cán
phạm chủ chốt, giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông, lãnh đạo sở, phòng GDĐT. Đội ngũ cốt cán này đã trực tiếp hỗ trợ tập huấn đại trà tại các địa phương. Tăng cường kiểm tra, giám sát, tư vấn, hỗ trợ công tác tập huấn đại trà cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông tại các địa phương.
Hướng dẫn các địa phương lựa chọn và bố trí đủ những giáo viên có nhiều kinh nghiệm, đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo Chương trình giáo dục phổ thông mới để thực hiện dạy lớp 1 từ năm học 2020 - 2021; thực hiện bồi dưỡng những nội dung đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới cho giáo viên dạy lớp 1, cán bộ quản lý giáo dục và tổ trưởng chuyên môn cấp tiểu học trước thời điểm bắt đầu năm học mới; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý qua mạng trên phạm vi cả nước. Đến nay, các địa phương đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới cho 100% giáo viên dạy lớp 1 để thực hiện giảng dạy từ năm học 2020 - 2021.
Phối hợp với Bộ Nội vụ trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 102/NQ- CP về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế. Trong đó quy định, đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên được ký hợp đồng lao động (dưới 12 tháng) đối với các vị trí việc làm là giáo viên trong phạm vi số lượng biên chế viên chức được cấp có thẩm quyền giao và theo định mức quy định của Bộ GDĐT. Đối với cấp học mầm non, tiểu học tại các địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, phải bảo đảm bố trí đủ biên chế giáo viên dạy 02 buổi/ngày theo quy định. Chính sách này là hành lang pháp lý để các địa phương thực hiện, giải quyết được những khó khăn trước mắt cho ngành Giáo dục bảo đảm thực hiện chủ trương “có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp” trong khi chưa kịp sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Phối hợp với các địa phương tổ chức bồi dưỡng giáo viên theo lộ trình thực hiện Chương trình, sách giáo khoa mới. Phương thức tập huấn, bồi dưỡng kết hợp giữa qua mạng và trực tiếp, trong đó tăng cường bồi dưỡng qua mạng. Tiếp tục tổ chức xây dựng tài liệu, học liệu và tập huấn cho giảng viên sư phạm chủ chốt của các trường sư phạm, cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán và cho đội ngũ các tổ trưởng chuyên môn.
Tăng cường quản lý, sắp xếp, đánh giá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục theo các chuẩn đã ban hành20; trên cơ sở đó nắm được thực trạng về chất lượng đội ngũ, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng phát triển đội ngũ, đáp ứng yêu cầu phát triển GDĐT. Kết quả trên 99% giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được đánh giá từ mức đạt đến mức tốt.
bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán; 15.500 tổ trưởng chuyên môn; 28.000 giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.
20
Bộ GDĐT kiểm tra việc triển khai chuẩn nghề nghiệp giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tại các tỉnh: Bình Dương, Lạng Sơn, Hải Phòng.
Hình 1. Các văn bản ban hành chuẩn/tiêu chuẩn đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
Nguồn: Báo cáo của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, 2020
Chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng sư phạm, sở GDĐT tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục trong việc thực hiện quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống các vi phạm về đạo đức nhà giáo; thường xuyên rà soát, phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp; không bố trí đứng lớp các giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, kiên quyết đưa ra khỏi ngành những trường hợp vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo theo quy định của pháp luật; thực hiện kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo; đổi mới chương trình đào tạo, xây dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên gắn với chuẩn nghề nghiệp giáo viên, trong đó chú trọng tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng ứng xử sư phạm.
Hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động trong các cơ sở giáo dục đều có trách nhiệm, tâm huyết, tận tụy với nghề, luôn giữ vững đạo đức, tác phong nhà giáo; các địa phương đã làm tốt công tác truyền thông, tôn vinh khen thưởng những tấm gương nhà giáo tiêu biểu, xuất sắc, tâm huyết và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục21.
2.2. Tồn tại, hạn chế
Đội ngũ giáo viên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông còn chưa đảm bảo cơ cấu môn học, nhất là khi triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với một số môn học mới. Tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm ở các cấp học mầm non, phổ thông22.
Công tác xây dựng quy hoạch, dự báo nhu cầu về đội ngũ của nhiều địa phương chưa kịp thời hoặc không hiệu quả dẫn đến bị động trong bố trí số lượng giáo viên. Một số địa phương thực hiện việc tuyển dụng đội ngũ không đúng các
21
Như: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bắc Ninh…
22
Hiện nay toàn quốc thiếu 71.941 giáo viên mầm non, phổ thông, trong đó giáo dục mầm non thiếu 45.242 giáo viên (đây là số lượng còn thiếu năm học 2019-2020 sau khi đã được bổ sung 20.300 biên chế giáo viên mầm non), tiểu học thiếu 12.450 giáo viên, trung học cơ sở thiếu 4.486 giáo viên, trung học phổ thông thiếu 9.763 giáo viên.
quy định, đặc biệt là việc hợp đồng ngoài chỉ tiêu biên chế được giao đối với giáo viên các cấp học, nhiều nhất là đối với cấp học mầm non, tiểu học.
Một bộ phận giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nhận thức về chuẩn nghề nghiệp còn hạn chế, chưa thực sự có ý thức giữ gìn đạo đức nhà giáo; thiếu phương pháp sư phạm, thiếu kinh nghiệm ứng xử trong khi áp lực công việc ngày càng lớn đã dẫn tới có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo; ở một số nơi, cán bộ quản lý giáo dục chưa chủ động nắm bắt thông tin để ngăn chặn, chấn chỉnh và xử lý kịp thời.
Việc đánh giáo viên còn một số bất cập; chính sách tiền lương đối với đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên mầm non chưa tương xứng nên chưa tạo được động lực phấn đấu cho đội ngũ.