7.1. Kết quả đạt được
Bộ GDĐT đã tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hợp tác và đầu tư với nước ngoài, quản lý cán bộ, công chức, viên chức đi
54
Năm 2018, theo cơ sở dữ liệu ISI; danh sách 5 đại học, trường đại học công bố 3.059 bài, chiếm 50,3% tổng công bố quốc tế toàn hệ thống giáo dục đại học năm 2018 (Trường Đại học Tôn Đức Thắng (1128), Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (677), Trường Đại học Duy Tân (487), Đại học Quốc gia Hà Nội (355) và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (312).
55
Như Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư công.
công tác nước ngoài56
; triển khai 06 dịch vụ công mức độ 3 và 4 về công tác tuyển sinh, quản lý du học sinh Việt Nam đi học ở nước ngoài bằng học bổng có sử dụng ngân sách nhà nước trên cổng Dịch vụ công quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho du học sinh.
Năm học 2019 - 2020, Bộ GDĐT đã chủ trì ký kết 21 văn bản hợp tác với nước ngoài (gồm 6 văn bản cấp Chính phủ, 15 văn bản cấp Bộ), ký kết thỏa thuận về công nhận văn bằng để thúc đẩy việc dịch chuyển sinh viên với các nước trong khu vực và trên thế giới57
; tổ chức nhiều hoạt động hợp tác quốc tế như diễn đàn, hội nghị để kết nối hợp tác giữa các chuyên gia giáo dục, nhà đầu tư, cơ sở giáo dục trong và ngoài nước để chia sẻ kinh nghiệm và thúc đẩy hợp tác và đầu tư, nâng cao chất lượng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo58.
Trong cả giai đoạn 2016 - 2020, Bộ GDĐT đã chủ trì đàm phán, ký kết 75 thỏa thuận và điều ước quốc tế cấp Chính phủ và cấp Bộ. Các điều ước, thoả thuận hợp tác về giáo dục giữa Bộ GDĐT và các đối tác đều đã được các bên chủ động xúc tiến, thực hiện cam kết một cách có hiệu quả, thiết thực. Tính đến nay, cả nước có tổng số 455 dự án FDI của nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Có 19 nước cấp học bổng Hiệp định cho Việt Nam với số lượng 1.443 suất/năm, trong đó, có nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến, nền tảng khoa học kỹ thuật hiện đại. Bộ GDĐT triển khai một cách hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận với nước ngoài về hợp tác giáo dục qua việc tuyển chọn, cử du học sinh Việt Nam đi học tập ở nước ngoài và tiếp nhận du học sinh nước ngoài đến học tập tại Việt Nam59.
Các chương trình giáo dục tích hợp ở mầm non và phổ thông đã góp thúc đẩy hội nhập quốc tế trong các cơ sở giáo dục phổ thông của Việt Nam, giúp học sinh được tiếp cận chương trình quốc tế, góp phần nâng cao trình độ ngoại ngữ cho học sinh và giáo viên.
Các cơ sở giáo dục đại học chủ động và tích cực mở rộng hợp tác nghiên cứu khoa học, tăng số lượng các chương trình giảng dạy bằng tiếng nước ngoài, chuyển giao công nghệ, liên kết đào tạo, công nhận tín chỉ, liên thông chương trình với các trường đại học nước ngoài có uy tín, và xây dựng chính sách thu hút sinh viên, nhà khoa học nước ngoài đến học tập và nghiên cứu tại Việt Nam.
56
Thông tư số 23/2019/TT-BGDĐT ngày 25/12/2019 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý việc ra nước ngoài của cán bộ, công chức và viên chức ban hành kèm theo Thông tư số 17/2014/TT-BGDĐT ngày 26/5/2014; Thông tư số 04/2020/TT-BGDĐT ngày 18/03/2020 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06/06/2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.
57 Hiệp định về trường đại học Việt- Đức, Hiệp định về việc giảng dạy tiếng Anh theo chương trình hòa bình; Công hàm trao đổi về Dự án học bổng phát triển nguồn nhân lực với Nhật Bản; Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Armenia đổi về Dự án học bổng phát triển nguồn nhân lực với Nhật Bản; Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Armenia về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và khoa học; Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Latvia về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục; Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Pháp về việc phát triển CFVG giai đoạn 2019-2023.
58
Tổ chức Diễn đàn toàn cầu của UNESCO về giáo dục vì Phát triển bền vững và Công dân toàn cầu tại, triển lãm giáo dục Việt Nam tại Lào; Hội nghị hiệu trưởng các trường đại học Việt Nam - Liên bang Nga, Hội nghị Giáo dục Việt Nam - Đài Loan, Hội nghị thúc đẩy cơ hội học tập các chương trình giáo dục quốc tế tại Việt Nam.
59
Hiện nay, Bộ GDĐT đang trực tiếp quản lý 6.067 du học sinh Việt Nam học tập ở nước ngoài theo các chương trình học bổng hiệp định, đề án của Chính phủ (chiếm 4% trong tổng số 192.000 du học sinh Việt Nam đang học tập tại nước ngoài). Có gần 21.000 du học sinh nước ngoài đang học tập tại Việt Nam, tromg đó 14.400 du học sinh theo học từ trình độ đại học trở lên.
Hiện có hơn 450 chương trình đào tạo quốc tế của 70 cơ sở giáo dục đại học60. Các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đã tuyển được tổng số 86.000 sinh viên, học viên61. Liên kết đào tạo với nước ngoài đã tăng cường hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, nâng cao vị thế các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam trên thế giới.
Biểu đồ 5. Số lượng học viên học chương trình liên kết đào tạo đã tốt nghiệp
Nguồn: Báo cáo của Cục Hợp tác quốc tế, 2020
Năm học 2019 - 2020, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch, bệnh Covid-19, Bộ GDĐT đã chủ động phối hợp với Bộ Ngoại giao hướng dẫn du học sinh công tác phòng, chống dịch bệnh; phối hợp với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài ở Việt Nam, các hội du học sinh để thu thập thông tin về tình hình du học sinh Việt Nam ở nước ngoài, báo cáo Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đề xuất biện pháp hỗ trợ phù hợp. Bộ GDĐT cũng đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học có những hoạt động cụ thể để tạo điều kiện cho các du học sinh Việt Nam ở nước ngoài và các du học sinh nước ngoài đến học tập tại Việt Nam63.
7.2. Tồn tại, hạn chế
Nguồn lực dành cho công tác hợp tác đầu tư với nước ngoài còn hạn chế; một số địa phương, cơ sở giáo dục chưa phát huy hết thế mạnh của mình để huy động nguồn lực đầu tư của các tổ chức, cá nhân của nước ngoài.
Hoạt động của các cơ sở giáo dục của Việt Nam có giảng dạy chương trình tích hợp với chương trình của nước ngoài cũng chưa được quản lý chặt chẽ. Một số địa phương chưa thể hiện rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện các hoạt động của các cơ sở giáo dục của Việt Nam có giảng dạy chương trình của nước ngoài.
60
Bao gồm 352 chương trình liên kết đào tạo, 50 chương trình của các trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài và 50 chương trình của 3 trường đại học hợp tác liên Chính phủ.