giáo dục
5.1. Kết quả đạt được
Bộ GDĐT đã trình ban hành, ban hành theo thẩm quyền nhiều văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành, hướng dẫn tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn ngành43; ký kết các chương trình phối hợp, thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp có uy tín nhằm huy động nguồn lực xã hội hóa, hỗ trợ cho giáo dục đào tạo thực hiện chuyển đổi số44.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý giáo dục được đẩy mạnh, 100% các cơ sở giáo dục, đào tạo đã kết nối internet tốc độ cao, tạo cơ sở triển khai ứng dụng công nghệ thông tin từ trung ương đến các nhà trường; 100% các trường trung học phổ thông có tối thiểu 01 phòng máy tính phục vụ giảng dạy môn Tin học và các thiết bị công nghệ thông tin khác phụ trợ công việc quản lý hành chính. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý được triển khai trên diện rộng ở tất cả các nhà trường theo hướng sử dụng các hệ thống phần mềm quản lý trực tuyến, tập trung dữ liệu nhằm tăng hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí đầu tư và nhân lực. Tỷ lệ các trường sử dụng phần mềm quản lý đạt trên 90% và hầu hết sử dụng phần mềm quản lý theo mô hình trực tuyến.
Triển khai xây dựng Chính phủ điện tử đã có những bước tiến đột phá quan trọng, trong công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ. Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ được kết nối với cổng dịch vụ công quốc gia đã cung cấp 29 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 6 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. 100% lãnh đạo, chuyên viên Bộ được cấp và sử dụng chữ ký số để tiếp nhận và xử lý văn bản điện tử và công việc hàng ngày; 63 sở GDĐT và hầu hết các trường đại học, cao đẳng trên cả nước đã triển khai e-office kết nối với Bộ GDĐT; hội nghị truyền hình kết nối giữa Bộ với 63 sở và hơn 300 điểm cầu từ các cơ sở giáo dục đại học được triển khai hiệu quả. Tích cực sử dụng gửi văn bản điện tử tới các sở qua cổng thông tin điện tử và hệ thống email toàn ngành moet.edu.vn với khoảng hơn 45.000 địa chỉ email cùng hệ thống email công vụ moet.gov.vn.
43
Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025; Thông tư quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng; Thông tư quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng, tập huấn qua mạng Internet cho giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý giáo dục; Thông tư quy định tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và trang thông tin điện tử của các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm; Thông tư quy định về quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, tạo cơ sở pháp lý trong việc triển khai dạy học trực tuyến và quản lý giáo dục. Triển khai Cơ sở dữ liệu toàn ngành về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục đại học, Bộ GDĐT đã ban hành các quy định kỹ thuật về dữ liệu tiêu biểu như: Quyết định quy định kỹ thuật về dữ liệu của hệ thống cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông, quyết định quy định kỹ thuật về dữ liệu của hệ thống cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục đại học.
44
Hiện đại hóa cải cách hành chính được cải thiện mạnh mẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Bộ GDĐT đã xây dựng và đóng góp vào Hệ tri thức Việt số hóa gần 5.000 bài giảng điện tử e-learning45 có chất lượng; cập nhật hơn 2.000 video các bài giảng trực tuyến trên truyền hình; trên 900 đề án tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng46 (từ năm 2017 và đến năm 2019); trên 7.500 luận án tiến sĩ47; gần 30 nghìn câu hỏi trắc nghiệm và dữ liệu trường học kết nối. Gần 40% số lượt giáo viên được tham gia các lớp tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin, trong đó 29% giáo viên có thể thiết kế bài giảng e-learning hỗ trợ học sinh tự học. Nhiều địa phương đã xây dựng và triển khai kho học liệu số dùng chung và đóng góp vào kho học liệu của Bộ. Khoảng 50% cơ sở đào tạo đại học triển khai học tập trực tuyến qua mạng, tỷ lệ học sinh phổ thông học qua truyền hình và trực tuyến đạt khoảng 80%. Ứng dụng các hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS) để quản lý quá trình tổ chức dạy, học, kiểm tra đánh giá trực tuyến cũng đã quan tâm triển khai, nâng cao hiệu quả học trực tuyến.
Cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông được triển khai tại 63 sở GDĐT, 710 phòng GDĐT, qua đó đã thu thập được 23 triệu hồ sơ học sinh, 1,5 triệu hồ sơ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý từ 53.000 trường học và thông tin về cơ sở vất chất, nhà vệ sinh trường học. Hệ thống thống kê về giáo dục đại học được triển khai đến nay đã thu thập được 1,3 triệu hồ sơ sinh viên, 94 nghìn hồ sơ giảng viên từ 247 trường đại học, học viên, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm (trên tổng số 536 trường). Đây là cơ sở dữ liệu rất quan trọng phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành.
Các nhà trường trên cả nước tích cực triển khai phần mềm quản lý trường học lên trên 40.000 trường, 100% các sở GDĐT, phòng GDĐT đã triển khai hệ thống website giáo dục, thư điện tử và văn bản điện tử tới các đơn vị trực thuộc theo từng mức độ; trên 60% các sở GDĐT triển khai hệ thống họp, hội thảo, tập huấn chuyên môn qua mạng. 100% cơ sở đào tạo có cổng thông tin điện tử, 95% cổng thông tin điện tử của các đơn vị hỗ trợ thiết bị di động; 100% các trường sử dụng thư điện tử để trao đổi công việc48.
Cổng thông tin tuyển sinh phục vụ kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học, hàng năm đã công khai đề án tuyển sinh của 100% cơ sở đào tạo đại học, qua đó hoàn thành việc đăng ký dự thi và nguyện vọng xét tuyển của thí sinh với hơn 880.000 thí sinh đăng ký dự thi trung học phổ thông quốc gia, hơn 650.000 thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học với tổng số hơn 2 triệu nguyện vọng. Triển khai chức năng công khai trên cổng thông tin tuyển sinh danh sách sinh viên trúng tuyển nhập học của các trường đại học. Công bố danh sách các trường đã kiểm định chất lượng; các hệ thống thông tin quản lý thi đua,
45
Hơn 4000 bài giảng thuộc chương trình giáo dục phổ thông 2018, hơn 1000 bài thuộc chủ đề Dư địa chí Việt Nam.
46
Cơ sở dữ liệu về đề án tuyển sinh được đặt tại địa chỉ https://thituyensinh.vn.
47
Hệ thống được đặt tại địa chỉ: https://luanvan.itrithuc.vn.
48
Trong đó khoảng 90% có hệ thống email riêng, 94% số đơn vị cung cấp địa chỉ thư điện tử cho đối tượng là cán bộ quản lý, giảng viên, 60% cung cấp email cho sinh viên sử dụng, 70% cơ sở đào tạo đã ban hành quy chế sử dụng email trong đơn vị; khoảng 95% các trường triển khai phần mềm quản lý chương trình đào tạo, 75% số đơn vị sử dụng phần mềm quản lý nhân sự.
khen thưởng toàn ngành, hệ thống thông tin quản lý về thanh tra giáo dục được triển khai đồng bộ từ cấp trường, cấp sở đến Bộ.
Trong điều kiện dịch Covid-19, học sinh và sinh viên không thể đến trường học tập, Bộ GDĐT đã ban hành một số văn bản chỉ đạo các sở GDĐT, cơ sở đào tạo tăng cường các hình thức dạy học qua internet và trên truyền hình. Cụ thể, 92/240 cơ sở đào tạo đại học (chiếm 38,3%) đã áp dụng phương thức đào tạo trực tuyến, trong đó 79 cơ sở áp dụng trực tuyến hoàn toàn, 13 cơ sở kết hợp giữa đào tạo trực tuyến và trực tiếp. Nhiều tỉnh, thành phố đã triển khai dạy học trên truyền hình.
5.2. Tồn tại, hạn chế
Hạ tầng và trang thiết bị công nghệ thông tin ở địa phương còn thiếu đồng bộ, nhiều nơi còn hạn chế cả về số lượng, chất lượng (đặc biệt những vùng khó khăn) dẫn đến việc triển khai học trực tuyến chưa đồng bộ giữa các vùng miền, nhất là trong thời gian cách ly xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 vừa qua.
Sự kết nối liên thông dữ liệu giữa hệ thống thông tin quản lý ở một số cơ sở giáo dục, sở GDĐT với Bộ GDĐT chưa hiệu quả, chưa thực hiện đồng bộ dữ liệu (mặc dù Bộ GDĐT đã ban hành chuẩn kết nối, chuẩn dữ liệu).
Nguồn kinh phí đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, dạy học, kiểm tra còn hạn chế, thiếu tập trung. Lực lượng chuyên trách về công nghệ thông tin tại địa phương mỏng, trình độ, năng lực chuyên môn chưa cao.