Công văn số 1106/BGDĐT-GDTrH ngày 20/3/2019 của Bộ GDĐT về việc biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình GDPT 2018.

Một phần của tài liệu giay-moi-tham-du-hoi-nghi-truc-tuyen-toa-1-1604025241 (Trang 121 - 132)

II. Các nhóm giải pháp cơ bản

167 Công văn số 1106/BGDĐT-GDTrH ngày 20/3/2019 của Bộ GDĐT về việc biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình GDPT 2018.

dục địa phương trong Chương trình GDPT 2018.

168

Thông tư số 10/2019/TT-BGDĐT ngày 09/8/2019; Thông tư số 13/2019/TT-BGDĐT ngày 30/8/2019; Thông tư số 2020/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018; Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018.

thực hiện kế hoạch tuyển dụng giáo viên bảo đảm số lượng và chất lượng, cân đối về cơ cấu giáo viên, nhân viên, nhất là các môn Tin học, Ngoại ngữ, Mĩ thuật, Âm nhạcđáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình GDPT 2018.

Chủ động phối hợp với các nhà xuất bản có sách giáo khoa được lựa chọn để tổ chức tập huấn cho giáo viên về sách giáo khoa mới, bảo đảm tập huấn cho 100% giáo viên dạy học lớp 6 theo Chương trình GDPT 2018. Bảo đảm hệ thống quản lý học tập (LMS) và cấp tài khoản cho tất cả giáo viên, cán bộ quản lý để thực hiện các nội dung tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cốt cán và đại trà triển khai Chương trình GDPT 2018 và tổ chức thực hiện các chương trình thường xuyên theo quy định của Bộ GDĐT.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

PHỤ LỤC IV

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 và nhiệm vụ, giải pháp năm học 2020 - 2021 của giáo dục thƣờng xuyên

1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 - 2020

1.1. Rà soát, quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên a) Tổng số cơ sở giáo dục thường xuyên: 17.178 trung tâm. Trong đó: 71 Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, 575 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) cấp huyện; 5.512 Trung tâm tin học - ngoại ngữ (THNN), 634 Trung tâm giáo dục kỹ năng sống và 10.386 Trung tâm học tập cộng đồng.

Biểu đồ 1. So sánh số lượng cơ sở giáo dục thường xuyên năm học 2019 - 2020 với năm học 2018 - 2019

b) Số lượng học viên theo học các chương trình giáo dục thường xuyên: Số người học để lấy bằng cấp và học các chương trình bồi dưỡng (không lấy bằng cấp) tăng dần trong các năm. Trong năm học 2019-2020, toàn quốc đã có hơn 21.893.000 lượt người tham gia học tập các chuyên đề tại các Trung tâm học tập cộng đồng; hơn 2.243.253 lượt người học ngoại ngữ và tin học ứng dụng; hơn 117.746 lượt người tham gia học nghề ngắn hạn; hơn 40.139 người theo học lớp xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; trên 252.983 học viên tham gia học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông; gần 144.679 lượt người học bồi dưỡng thường xuyên; 728.840 người học

giáo dục kỹ năng sống; 36.153 người học liên kết đào tạo. Số cán bộ, công chức được cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số là 31.110 người.

Biểu đồ 2. So sánh số lượng học viên theo học các chương trình giáo dục thường xuyên năm học 2019 - 2020 với năm học 2018 - 2019

1.2. Tình hình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ cơ bản năm học đối với giáo dục thường xuyên

a) Thực hiện Quyết định số 489/QĐ-TTg ngày 08/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Kết luận số 49-KL/TW ngày 10/5/2019 của Ban Bí thư khóa XII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị; Quyết định số 1420/QĐ-BGDĐT ngày 01/6/2020 của Bộ GDĐT ban hành kế hoạch của ngành Giáo dục thực hiện Quyết định số 489/QĐ- TTg ngày 08/4/2020 của Chính phủ, các Sở GDĐT đã chủ động xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Quyết định số 489/QĐ-TTg ngày 08/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch tổ chức tổng kết Đề án “Xây

dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”, chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các kế hoạch.

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể, các cơ quan, doanh nghiệp và toàn thể Nhân dân về mục đích, ý nghĩa, nội dung xây dựng xã hội học tập đã có bước chuyển biến rõ rệt. Nhiều Sở GDĐT đã có giải pháp tuyên truyền thiết thực, hiệu quả và có tác động mạnh mẽ đến nhận thức của các tầng lớp Nhân dân, như: phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh định kỳ hằng tuần, tháng phát sóng các tin, bài, phóng sự về xây dựng xã hội học tập, phong trào khuyến học, khuyến tài ở các địa phương, đơn vị, cơ quan; phối hợp với các Báo địa phương tích cực tuyên truyền hoạt động học tập suốt đời; biểu dương các điển hình tiên tiến trong phong trào khuyến học, khuyến tài; đẩy mạnh công tác tuyên truyền phát triển văn hóa đọc trong các cơ sở giáo dục thông qua việc tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày Sách Việt Nam 21/4. Đặc biệt là vào tuần đầu tháng 10 hằng năm, các Sở GDĐT đã chủ động phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Khuyến học cấp tỉnh tham mưu cho Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học tập cấp tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2019 với những nội dung, hoạt động cụ thể, thiết thực, hiệu quả, huy động được sự tham gia của các ban, ngành, các tổ chức xã hội; qua đó tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, xã hội và cộng đồng về vai trò, ý nghĩa của việc học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.

Thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư đến năm 2020” ngày 20/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT ngày 12/12/2014 của Bộ GDĐT về đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã, các Sở GDĐT đã chủ động phối hợp với Hội Khuyến học cấp tỉnh tham mưu UBND tỉnh/thành phố chỉ đạo, hướng dẫn các cấp, các ban ngành, đoàn thể và địa phương triển khai đánh giá, công nhận/xếp loại các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”; tổ chức sơ kết 05 năm thực hiện Thông tư số 44/2014/TT- BGDĐT nhằm đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề ra các giải pháp để thực hiện đồng bộ, hiệu quả việc đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã. Việc tham mưu UBND tỉnh lựa chọn thành phố để đăng ký tham gia Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu của UNESCO theo hướng dẫn tại Công văn số 86/BGDĐT-GDTX ngày 08/01/2019 của Bộ GDĐT đã được nhiều Sở GDĐT triển khai. Kết quả đã có 06 tỉnh, thành phố (Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, Thành phố Vinh, Nghệ An; Thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp; Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng; Thành phố Cần Thơ; Thành phố Tân An, Long An) khảo sát, đánh giá, xây dựng kế hoạch và đăng ký tham gia vào Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu của UNESCO.

Để nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học thường xuyên, học tập suốt đời của người dân, nhiều Sở GDĐT đã chủ động phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan biên soạn các tài liệu đặc thù riêng của địa phương về chính trị, pháp luật, bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, khuyến

nông, khuyến lâm, khuyến ngư tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển khai các chuyên đề phổ biến kiến thức tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm học tập cộng đồng. Nhiều thành tựu khoa học, công nghệ mới về lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt đã được nông dân ứng dụng thành công và nhân rộng trong cộng đồng. Các trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên cũng có nhiều giải pháp thúc đẩy học tập suốt đời cho đối tượng này, bằng việc mở các lớp đào tạo theo nhu cầu cho đối tượng lao động nông thôn trong đào tạo nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, qua đó đã hỗ trợ tốt việc học tập cho lao động nông thôn góp phần nâng cao tỷ lệ, tiếp cận dần các mục tiêu của Đề án 89.

b) Công tác xóa mù chữ

Công tác chỉ đạo ở nhiều nơi đã được chú trọng, các biện pháp nâng cao chất lượng xóa mù chữ xóa mù chữ ở nhiều địa phương vẫn được tăng cường. Trong năm học 2019-2020, cả nước đã huy động được đã huy động được hơn 40.139 người theo học lớp xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, trong đó có 32.307 người tham gia học lớp xóa mù chữ và 7.832 người học lớp giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ. Vì vậy, công tác xóa mù chữ đã có những tiến bộ đáng kể, tỷ lệ người biết chữ tăng dần. Theo số liệu báo cáo của các Sở GDĐT, hiện nay tỷ lệ người biết chữ mức độ 1 đạt 95%, tỷ lệ người biết chữ mức độ 2 đạt 91,8%.

- Năm học 2019-2020, một số tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc, Trung bộ và Tây Nguyên đã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 như Lạng Sơn, Điện Biên, Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Lâm Đồng.

Một số tỉnh gần đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 như Thanh Hóa, Khánh Hòa, Phú Yên, Tiền Giang (còn 01 huyện chưa đạt chuẩn xóa mù chữ mức 2).

- Các địa phương năm học 2019-2020 đã tổ chức được nhiều lớp xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ177, ...

- Kết quả xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ được duy trì, củng cố và từng bước nâng cao chất lượng, Tỷ lệ người biết chữ các mức độ tăng dần; số đơn vị cấp xã, huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 tăng hơn năm học trước. Tuy nhiên, hiện tượng tái mù chữ vẫn cao, tập trung vào độ tuổi 36- 60, chẳng hạn: Hà Giang (3.436 người tái mù, trong đó 2.945 người trong độ tuổi 36-60), Thanh Hóa (35.203 người tái mù, trong đó 26.478 người trong độ tuổi 36-60), Gia Lai (1.948 người tái mù, trong đó 1.634 người trong độ tuổi 36- 60), Long An (14.184 người tái mù, trong đó 12.923 người trong độ tuổi 36-60).

c) Đối với trung tâm GDTX cấp tỉnh, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên(GDNN-GDTX) cấp huyện

177

Huy động được nhiều người học như Điện Biên (132 HV XMC, 2.573 HV giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ (GDTTSKBC), Hà Giang (1.915 HV XMC, 1.052 HV GDTTSKBC), Lai Châu (2.134 HV XMC, 556 HV GDTTSKBC), Nghệ An (896 HV XMC, 220 HV GDTTSKBC), Đắk Lắk (351 HV XMC, 141 HV GDTTSKBC), Cần Thơ (2.580 HV XMC),... Tuy nhiên, cung có nhiều địa phương không huy động được người học XMC hoặc huy động được rất ít người học như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Bình, Bình Định, An Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Trà Vinh (0 HV); Quảng Trị (17 HV XMC, 24 HV GDTTSKBC), Tây Ninh (16 HV XMC), Cà Mau (30 HV XMC, 3 HV GDTTSKBC), Hậu Giang (40 HV GDTTSKBC).

Năm học 2019 -2020, mạng lưới Trung tâm GDTX, Trung tâm GDNN- GDTX (gọi chung là Trung tâm) được duy trì ổn định. Hệ thống Trung tâm này là nòng cốt tại các địa phương trong việc nâng cao trình độ văn hóa, bồi dưỡng nâng cao năng lực việc làm, phân luồng học sinh sau THCS…. Các Trung tâm từng bước đa dạng hóa các chương trình bồi dưỡng có chất lượng nâng cao năng lực tự chủ theo lộ trình và khẳng định vị thế là cơ sở hạt nhân góp phần xây dựng xã hội học tập từ cơ sở.

- Đứng trước xu hướng dịch chuyển nhu cầu học tập của xã hội, bên cạnh việc tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học các chương trình GDTX cấp THCS và THPT, các trung tâm GDTX đã linh hoạt trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, chú trọng tổ chức các khóa bồi dưỡng cho giáo viên các trường phổ thông; dạy kỹ năng cho học sinh và người dân có nhu cầu; nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDTX cấp THCS, THPT; tham gia tích cực trong công tác phân luồng học sinh sau THCS. Nhiều trung tâm đã triển khai các chương trình bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành, cá nhân liên quan tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn như: giáo dục kĩ năng sống, đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, các lớp chuyên đề phổ biến kiến thức cho cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên và người lao động.

- Năm học 2019-2020, các Trung tâm đã làm tốt công tác tư vấn cho cha mẹ học sinh trường trung học cơ sở hiểu một số định hướng giáo dục (việc học văn hóa kết hợp với học nghề tại địa phương, tinh thần giáo dục khởi nghiệp), qua đó đã huy động được 252.983 học viên học chương trình GDTX cấp THCS và cấp THPT (tăng 8.594 học viên so với năm học 2019-2020). Nhiều tỉnh/thành phố đã có những giải pháp để đáp ứng nhu cầu người học như tổ chức các lớp học theo chương trình GDTX cấp THPT kết hợp với học nghề nhằm phân luồng học sinh sau THCS, tỷ lệ học viên tham gia học văn hóa kết hợp với học nghề tăng so với năm học trước, góp phần thực hiện hiệu quả Quyết định số 522/QĐ- TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý đã được các địa phương ứng dụng hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học. Nhiều tỉnh/thành phố đã trang bị máy tính kết nối internet và trang bị các thiết bị nghe nhìn để cập nhật, trao đổi thông tin hai chiều với cơ quan quản lý giáo dục và trao đổi thông tin giữa các cơ sở giáo dục; xây dựng Website riêng, khai thác có hiệu quả dữ liệu từ mạng internet, phục vụ tốt cho công tác dạy học, quản lý, nghiên cứu và bồi dưỡng giáo viên.

- Công tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông đã được các Trung tâm GDTX, Trung tâm GDNN-GDTX tổ chức thực hiện và từng bước đạt hiệu quả.

- Các Sở GDĐT đã thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Chương trình GDTX cấp THCS và THPT và thường xuyên thanh tra, kiểm tra

việc thực hiện Chương trình, đổi mới phương pháp dạy học tại các Trung tâm GDTX, Trung tâm GDNN-GDTX.

d) Đối với trung tâm học tập cộng đồng

- Mô hình hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng được duy trì và củng cố; một số trung tâm học tập cộng đồng đã làm tốt công tác điều tra, khảo sát, tuyên truyền vận động người dân tham gia học tập tại trung tâm học tập cộng đồng. Một số địa phương đã lồng ghép các chương trình dự án với hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng cuộc sống và đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.

- Theo số liệu báo cáo của các Sở GDĐT, năm học 2019-2020 có 21.893.000 lượt người tham gia học Chương trình đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ... tại trung tâm học tập cộng đồng.

- Hầu hết các địa phương đã triển khai thực hiện nghiêm túc Thông tư số 96/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các trung tâm học tập cộng đồng; tham mưu với HĐND tỉnh quy định mức phụ cấp trách nhiệm cho CBQL của trung tâm học tập cộng đồng và hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các trung tâm học tập cộng đồng.

- Trong năm học qua, nhiều Sở GDĐT đã tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác xây dựng xã hội học tạp; chỉ đạo các trung tâm GDNN- GDTX chủ động phối hợp với Phòng GDĐT tổ chức tập huấn cán bộ quản lý, báo cáo viên, hướng dẫn viên các trung tâm học tập cộng đồng; tăng cường phối

Một phần của tài liệu giay-moi-tham-du-hoi-nghi-truc-tuyen-toa-1-1604025241 (Trang 121 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)