1. Hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính và tăng cường công tác thanh tra về giáo dục và đào tạo công tác thanh tra về giáo dục và đào tạo
76
Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội được xếp trong nhóm 801 - 1.000 đại học tốt nhất, còn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong nhóm 1.000+ do tạp chí Times Higher Education, Anh quốc xếp hạng.
77 ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Cần Thơ, ĐH Huế và ĐH Đà Nẵng (theo Quacquarelli Symonds - QS). Trường ĐH Cần Thơ, ĐH Huế và ĐH Đà Nẵng (theo Quacquarelli Symonds - QS).
78
Thời gian thành lập dưới 50 năm.
79
1.1. Kết quả đạt được
a) Công tác hoàn thiện thể chế
Năm học 2019-2020, Bộ GDĐT tiếp tục ưu tiên nguồn lực hoàn thiện các cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý để các địa phương, cơ sở giáo dục triển khai thực hiện. Từ đầu năm học đến nay, Bộ GDĐT đã trình ban hành Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 07 Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ; 09 Quyết định, Chỉ thị và ban hành theo thẩm quyền 51 thông tư. Trong đó có một số văn bản quan trọng như Luật Giáo dục năm 2019, các Nghị định quy định chi tiết Luật Giáo dục năm 2019 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Biểu đồ 8. Số lượng văn bản đã ban hành giai đoạn 2016 - 2020*80
Nguồn: Thống kê của Vụ Pháp chế, 2020
Các văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng trên tinh thần kiến tạo môi trường pháp lý để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đồng thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn đặt ra; kịp thời giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình quản lý, điều hành của ngành.
Các sở GDĐT đã thực hiện nhiệm vụ chủ trì hoặc tham mưu soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật trình hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các quy định tại địa phương về triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; công tác đào tào, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; 100% các sở GDĐT đã tham gia góp ý dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo, văn bản hướng dẫn Luật Giáo dục năm 2019, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học.
80
b) Cải cách hành chính
Bộ GDĐT đã ban hành và triển khai có hiệu quả Kế hoạch Kiểm soát thủ tục hành chính năm 201981, Kế hoạch Kiểm soát thủ tục hành chính năm 202082 và các văn bản hướng dẫn về công tác kiểm soát thủ tục hành chính phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành tại cơ quan và đối với toàn ngành. Năm học 2019 - 2020, Bộ GDĐT đã thực hiện rà soát 05 nhóm thủ tục hành chính liên quan đến điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; dạy thêm, học thêm; học bổng khuyến khích, học bổng chính sách và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh, sinh viên; cấp bản sao từ sổ gốc và chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ; công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp83
; chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên sư phạm; mở ngành đào tạo trình độ cao đẳng sư phạm, đại học và thạc sỹ, tiến sỹ để cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho cơ sở giáo dục hoặc cá nhân.
Bộ GDĐT đã công bố 76 thủ tục hành chính, thực hiện tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa của Bộ84
, kiện toàn tổ chức Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính của Bộ GDĐT85
và ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của Bộ phận Một cửa86, các quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ87
, Quy chế hoạt động của Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ88
đảm bảo đơn giản, dễ thực hiện cho cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ, đồng thời, đảm bảo việc phối hợp, tổ chức giải quyết thủ tục hành chính giữa các đơn vị thuộc Bộ được thông suốt, minh bạch, hiệu quả.
Các sở GDĐT đẩy mạnh cải cách hành chính về giáo dục và đào tạo; đơn giản hóa các thủ tục hành chính bảo đảm gọn nhẹ, đẩy mạnh triển khai thực hiện các dịch vụ công trực tuyến theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; tổ chức triển khai đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công (Đà Nẵng, Ninh Bình, Lâm Đồng, Quảng Ninh, Điện Biên…).
c) Công tác thanh tra, kiểm tra
Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung những vấn đề bức xúc trong dư luận xã hội như: việc thực hiện chế độ chính sách nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, việc thực hiện công khai trong cơ sở giáo dục, việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, công tác 81 Quyết định số 274/QĐ-BGDĐT ngày 30/01/2019. 82 Quyết định số 204/QĐ-BGDĐT ngày 22/01/2020. 83
Cắt giảm chi phí thực hiện thủ tục hành chính nhóm quy định liên quan đến điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đạt 18,30%; nhóm quy định liên quan dạy thêm, học thêm đạt 100%; nhóm quy định liên quan đến học bổng khuyến khích, học bổng chính sách và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh, sinh viên đạt 12,1%; nhóm quy định liên quan đến cấp bản sao từ sổ gốc và chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ 21,2%; nhóm quy định liên quan công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp đạt 15,7%.
84 Quyết định số 4362/QĐ-BGDĐT ngày 13/11/2019. Quyết định số 4362/QĐ-BGDĐT ngày 13/11/2019. 85 Quyết định số 588/QĐ-BGDĐT ngày 13/3/2020. 86 Quyết định số 904/QĐ-BGDĐT 31/3/2020. 87 Quyết định số 5037/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2019. 88 Quyết định số 1625/QĐ-BGDĐT ngày 19/6/2020.
liên kết đào tạo, đào tạo văn bằng 2, đào tạo ngoại ngữ chuẩn đầu ra các cơ sở giáo dục đại học, công tác tuyển sinh, đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, đặc biệt tập trung triển khai thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 phù hợp với tình hình thực tế mỗi địa phương và dịch Covid-19; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.
Năm học 2019 - 2020, tập trung thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Bộ GDĐT đã thực hiện thanh tra chuyên đề về trách nhiệm thực hiện công tác phòng chống tham nhũng90 và thanh tra hành chính tại một số cơ sở giáo dục đại học91, trong đó tập trung thanh tra thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục. Thanh tra hoạt động tuyển sinh, đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ của 5 cơ sở giáo dục đại học92
; hoạt động liên kết đào tạo, đào tạo văn bằng hai và việc đào tạo ngoại ngữ chuẩn đầu ra của 4 cơ sở giáo dục đại học93
; thanh tra việc thu chi đầu năm học, quản lý cấp phép đối với giáo dục mầm non tại 4 sở GDĐT94
; thanh tra việc thực hiện chế độ độ chính sách nhà giáo của 4 sở GDĐT95
.
Đặc biệt, trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020, Bộ GDĐT đã thành lập 10 đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị thi tại 20 tỉnh, thành phố; thành lập 62 đoàn kiểm tra công tác coi thi tại 62 tỉnh, thành phố (trừ Đà Nẵng); thành lập 32 đoàn thanh tra công tác chấm thi tại 63 tỉnh, thành phố (chưa thực hiện ở Đà Nẵng); các địa phương đã tổ chức thi đợt 1 thành lập 62 đoàn thanh tra công tác chuẩn bị thi; thành lập 62 đoàn thanh tra công tác coi thi; 62 đoàn thanh tra công tác chấm thi (có sự tham gia của thanh tra tỉnh). Các đoàn thanh tra, kiểm tra đã phối hợp tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức kỳ thi, chấm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 tại các địa phương, bảo đảm kỳ thi được diễn ra an toàn, nghiêm túc.
Các cuộc thanh tra đã thực hiện đúng tiến độ và kế hoạch đặt ra, kết luận thanh tra đã chỉ ra những hạn chế, bất cập trong cơ chế chính sách về giáo dục và kiến nghị khắc phục, phát hiện sai phạm, xử lý và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
Các hoạt động thanh tra, xử lý sau thanh tra được thực hiện đúng quy trình, quy định. Qua thanh tra đã phát hiện và xử lý vi phạm, kịp thời kiến nghị điều chỉnh các văn bản quản lý, góp phần tích cực vào việc giữ gìn kỷ cương, nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành96.
90
Tại Trường Đại học Đà Lạt, Trường Đại học Đồng Tháp.
91
Trường Đại học Tây Bắc và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
92 Học viện Tài chính, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh; Trường Đại học Lạc Hồng, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Minh; Trường Đại học Lạc Hồng, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
93
Trường Đại học Hải Phòng, Trường Đại học Thành Đông, Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội và Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh.
94
Sở GDĐT Bình Phước, Sở GDĐT Đắk Nông, Sở GDĐT Hải Dương, Sở GDĐT Vĩnh Phúc
95
Sở GDĐT Nam Định, Sở GDĐT Quảng Ninh; Sở GDĐT Sóc Trăng, Sở GDĐT Càu Mau.
96 Tính đến tháng 6/2020, đã theo dõi, đôn đốc đối với các Kết luận thanh tra tại 09 đơn vị, tiến hành kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra tại 04 đơn vị. Kết quả xử lý sau thanh tra, đã có 06/09 đơn vị xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện kết kết luận thanh tra tại 04 đơn vị. Kết quả xử lý sau thanh tra, đã có 06/09 đơn vị xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện kết luận thanh tra; 09/09 đơn vị đã có báo cáo kết quả thực hiện kết luận; 06/09 đơn vị đã tổ chức kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân liên quan; 06/09 đơn vị cơ bản đã hoàn thành các nội dung kiến nghị nêu trong kết luận.
1.2. Tồn tại, hạn chế
Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn một số bất cập như việc lấy ý kiến góp ý thông qua hình thức đăng mạng còn chưa thực sự có hiệu quả. Ngân sách dành cho công tác soạn thảo, ban hành văn bản chưa tương xứng, không đủ nguồn lực để thực hiện việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá tác động của chính sách trước, sau trước khi trình ban hành.
Chế tài xử lý sau thanh tra còn chưa đủ mạnh nên tính răn đe chưa cao đối với các đối tượng thanh tra; đội ngũ làm công tác thanh tra còn thiếu.
2. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ quản lý giáo dục
2.1. Kết quả đạt được
Bộ GDĐT đã ban hành và chỉ đạo các địa phương triển khai bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý sở, phòng GDĐT theo tiêu chuẩn chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng GDĐT thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương97, tiêu chuẩn chức danh giám đốc, phó giám đốc sở GDĐT thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương98; chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non; chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông.
Xây dựng nội dung bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục để các địa phương triển khai thực hiện. Bộ GDĐT đã ban hành Chương trình bồi dưỡng trưởng phòng, phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo99; Chương trình bồi dưỡng giám đốc, phó giám đốc sở GDĐT100; Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non101; Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông102. Bộ GDĐT đã giao nhiệm vụ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh giám đốc, phó giám đốc sở GDĐT, trưởng phòng, phó trưởng phòng GDĐT cho 11 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trên cả nước103
.
Các sở GDĐT trong cả nước đã triển khai thực hiện đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông theo các chuẩn đã ban hành; triển khai các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý về tài chính, chỉ đạo các hoạt động dạy và học, công tác xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn cho hiệu trưởng các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, bồi dưỡng một số năng lực cho cán bộ quản lý giáo dục.
Bộ GDĐT và các địa phương đã triển khai các lớp bồi dưỡng cho cán bộ quản lý giáo dục để nâng cao năng lực chỉ đạo, tổ chức các hoạt động dạy và học triển khai Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
97 Thông tư số 10/2019/TT-BGDĐT ngày 09/8/2019.
98 Thông tư số 13/2019/TT-BGDĐT ngày 30/8/2019.
99
Quyết định số 4856/QĐ-BGDĐT ngày 17/12/2019.
100
Quyết định số 4860/QĐ-BGDĐT ngày 19/12/2019.
101 Thông tư số 11/2019/TT-BGDĐT ngày 26/8/2019.
102 Thông tư số 18/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019.
103
Trong đó, 11 đơn vị được giao bồi dưỡng theo chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng GD&ĐT; 02 đơn vị được bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT.
2.2. Tồn tại, hạn chế
Công tác tổ chức triển khai một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về chính sách, các công văn chỉ đạo của ngành ở một số cơ sở giáo dục chưa tốt dẫn đến hiệu quả cao.
Công tác quản trị nhà trường của một số lãnh đạo cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ở một số nơi chưa tốt dẫn đến còn xảy vi phạm đạo đức nhà giáo; một bộ phận cán bộ quản lý còn lúng túng trong công tác tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền để thực thi chức trách, nhiệm vụ được giao.
3. Tăng cƣờng các nguồn lực đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo
3.1. Kết quả đạt được
Năm 2019, Bộ GDĐT đã trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 35/NQ- CP ngày 04/6/2019 về việc tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển GDĐT giai đoạn 2019 - 2025 để huy động các nguồn lực của xã hội, tạo bước chuyển biến rõ rệt, thực chất trong thu hút, sử dụng và quản lý các nguồn lực của các cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo.
Các địa phương đã tăng cường xã hội hóa giáo dục để huy động các nguồn lực của xã hội nhằm phát triển giáo dục và đào tạo tại địa phương mình; thực hiện quy định về ưu đãi đất đai, chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng hỗ trợ các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Khuyến khích các cơ sở đủ điều kiện thực hiện chương trình chất lượng cao với mức thu học phí tương ứng để có thêm nguồn lực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Nhiều địa phương đã triển khai thực hiện chính sách khuyến khích thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong lĩnh vực giáo dục và đã có một