II. Các nhóm giải pháp cơ bản
4. Phƣơng hƣớng, nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020-
2.1. Về quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và đào tạo giáo viên
giáo viên
- Tiến độ theo nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 995/QĐ-TTg ngày 09/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho các bộ tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phủ còn chậm.
- Quyết định 995/QĐ-TTg ngày 09/8/2018 trước khi có Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quy hoạch nên việc triển khai theo Luật Quy hoạch gặp nhiều khó khăn.
- Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó đặc biệt quan trọng là chiến lược phát triển giáo dục đại học và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cùng thời kỳ trong khi hai chiến lược này chưa có. Do vậy, việc triển khai gặp nhiều khó khăn.
2.2. Triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học có hiệu lực từ ngày 01/7/2019, tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, đến ngày 30/12/2019, Nghị định hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học mới được ban hành. Theo đó, các văn bản đã được rà soát cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc ban hành mới để triển khai thực hiện theo quy định của Luật cũng chưa đảm bảo thời gian cần hoàn thành theo kế hoạch.
2.3. Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao - Tình hình tuyển sinh của các cơ sở GDĐH hiện đang gặp nhiều khó khăn: nhiều ngành đào tạo của các cơ sở không còn phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, nhiều ngành không thu hút được sinh viên.
- Chương trình đào tạo của các trường tuy đã được tổ chức rà soát, cập nhật và hoàn thiện lại nhưng vẫn chưa được đánh giá cao: có thể do việc thực hiện rà soát hoàn thiện chương trình đào tạo mới thực hiện triển khai từ năm 2016 theo Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ban hành quy định về khối lượng
kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của GDĐH và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ, nên chưa có nhiều sinh viên, học viên tốt nghiệp chương trình đã được xây dựng hoàn thiện lại; nhưng cũng có khả năng do nhiều trường cùng tuyển sinh 1 ngành nên số lượng sinh viên được đào tạo một số ngành quá nhiều gây hiện tượng cung vượt quá cầu trong giai đoạn trước làm cho số lượng sinh viên đăng ký vào các ngành đó cũng sẽ giảm do nhu cầu của thị trường lao động giảm.
- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp chưa diễn ra trên phạm vi rộng và hiệu quả như mong đợi, có thể kể đến là: Nền kinh tế phát triển chưa ổn định, năng lực/trình độ của cơ sở giáo dục đại học/doanh nghiệp chưa cao, cơ chế chính sách chưa đồng bộ, chưa phát triển truyền thông kết nối thông tin cung - cầu,… làm cho việc xác định nhu cầu lao động vùng không chính xác, nhiều ngành nguồn nhân lực được đào tạo tốt nghiệp vượt quá lượng cầu trong vùng và trên toàn quốc.
- Thiếu các nghiên cứu tổng thể về nguồn nhân lực, nhu cầu nguồn nhân lực gắn kết với thị trường lao động của từng vùng, yêu cầu năng lực đặc thù nghề nghiệp đối với nhu cầu lao động.
- Nhiều cơ sở đào tạo khi thực hiện liên kết đào tạo đã không thực hiện đúng quy định để đảm bảo chất lượng như: tuyển sinh chưa đúng tiêu chuẩn đề ra; đội ngũ giảng viên chưa đạt yêu cầu; cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý; một số cơ sở thực hiện liên kết đào tạo chưa coi trọng chất lượng mà đặt nặng mục tiêu về lợi nhuận đã gây bức xúc cho xã hội.
2.4. Đẩy mạnh giao quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đối với các cơ sở giáo dục đại học
- Về thực hiện nhiệm vụ đào tạo: Một số trường mở mã ngành mới nhưng không đủ điều kiện về giảng viên cơ hữu, điểm tuyển sinh đầu vào còn thấp, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo; việc đào tạo chương trình chất lượng cao của một số trường còn chưa tương xứng với chất lượng dịch vụ cung cấp, một số chương trình đào tạo chưa đảm bảo chất lượng theo đề án, chưa có khác biệt lớn so với chương trình đào tạo đại trà và chưa tự đánh giá, kiểm định.
- Một số trường còn chưa hoàn thiện cơ cấu tổ chức của nhà trường theo quy định, chưa thành lập Hội đồng trường,chưa ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng trường, hình thức hoạt động của Hội đồng trường chủ yếu bằng các cuộc họp, vai trò định hướng phát triển, giám sát của Hội đồng trường khá mờ nhạt.
3. Nhiệm vụ, giải pháp năm học 2020 - 2021
- Quý III năm 2020 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2020, tầm nhìn đến năm 2050 theo đúng Luật Quy hoạch năm 2017 và Nghị định 37/2019/NĐ-CP.
- Căn cứ nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt triển khai phối hợp với đơn vị tư vấn và các bộ, ngành liên quan xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm theo đúng Luật Giáo dục đại học và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và các quy định liên quan. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án quy hoạch vào năm 2021.
- Bộ GDĐT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học, thông qua công tác hoạch định chính sách, chiến lược phát triển giáo dục đại học; tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản dưới Luật như quy định về xử phạt vi phạm hành chính; các thông tư ban hành quy chế đào tạo các trình độ đào tạo, chuẩn chương trình, mở ngành, quy định về giáo trình, quy định về công khai thông tin, về thực hiện tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học…, tạo hành lang pháp lý cho các cơ sở giáo dục đại học thực hiện tự chủ đại học hiệu quả.
- Bộ GDĐT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện Luật và Nghị định tại các cơ sở giáo dục đại học; hoàn thiện hệ thống chế tài, xử lý vi phạm hoặc phối hợp với cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm vi phạm.
- Bộ GDĐT phối hợp với cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở giáo dục đại học chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học thành lập hội đồng trường đúng quy định về số lượng, tiêu chuẩn, cơ cấu, thành phần theo đúng quy định của Luật và Nghị định; cử người đại diện đủ năng lực và trách nhiệm tham gia hội đồng trường; thực hiện công nhận hội đồng trường, hiệu trưởng theo đúng quy định; tạo điều kiện để hội đồng trường có thực quyền trong việc đảm nhiệm vai trò quản trị nhà trường, thực hiện tự chủ đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học.
- Bộ GDĐT triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục đại học, chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học báo cáo, cập nhật cơ sở dữ liệu của trường, các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo vào cơ sở dữ liệu chung để công khai, minh bạch thông tin, thực hiện trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học theo quy định; tạo cơ sở để xây dựng chính sách, quản lý nhà nước, xã hội giám sát và đáp ứng nhu cầu thông tin cho cá nhân, tổ chức có liên quan.
- Bộ GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học:
+ Thành lập hoặc kiện toàn Hội đồng trường theo các mốc thời gian đã được quy định, báo cáo khó khăn, vướng mắc về Bộ GDĐT và cơ quan quản lý trực tiếp để giải quyết kịp thời. Tập thể lãnh đạo của các cơ sở giáo dục đại học phải đảm bảo sự lãnh đạo của tổ chức Đảng trong cơ sở giáo dục đại học. Các trường công lập thực hiện chủ trương bí thư Đảng bộ của cơ sở giáo dục đại học là chủ tịch hội đồng trường theo tinh thần Nghị quyết số 19/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng;
+ Chủ động xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học, quy chế hoạt động của hội đồng trường và các quy định nội bộ khác của nhà trường; trong đó, quy định rõ vai trò, trách nhiệm và sự phối hợp giữa Hội
đồng trường và Ban giám hiệu đúng quy định; phân công trách nhiệm rõ vị trí, vai trò, chức năng của mỗi thiết chế, mỗi thành viên hội đồng trường để thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu phát triển của cơ sở giáo dục đại học, đảm bảo ổn định và phát triển cơ sở giáo dục đại học;
+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản trị hiện đại cho các thành viên hội đồng trường, các cán bộ chủ chốt để quản lý, quản trị hiệu quả và thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ được giao;
+ Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng của cơ sở giáo dục đại học; đảm bảo tuân thủ các chuẩn giáo dục đại học, đẩy mạnh kiểm định chất lượng chương trình, cơ sở giáo dục đại học theo quy định;
+ Chuẩn bị đầy đủ cơ sở dữ liệu về điều kiện đảm bảo chất lượng và các hoạt động của trường để cập nhật thường xuyên vào cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục đại học. Thực hiện trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch thông tin theo quy định để người học, cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền, các bên liên quan và toàn xã hội giám sát hoạt động và chất lượng của cơ sở giáo dục đại học;
+ Kiện toàn công tác thanh tra, pháp chế và tăng cường năng lực cho cán bộ thanh tra, pháp chế tại cơ sở để chủ động tham mưu về việc thực hiện quyền tự chủ nhưng phải theo quy định của pháp luật và phòng ngừa, phát hiện vi phạm kịp thời. Có cơ chế giám sát việc tuân thủ pháp luật, thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và trách nhiệm giải trình của người có thẩm quyền theo chức năng, nhiệm vụ được giao; giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục đại học;
+ Truyền thông các hoạt động và kết quả triển khai thực hiện.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
PHỤ LỤC VII
Thống kê số lƣợng văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo ban hành trong năm học 2019 - 2020
và giai đoạn 2016 - 2020
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT BỘ GDĐT CHỦ TRÌ SOẠN THẢO ĐÃ BAN HÀNH TRONG NĂM HỌC 2019 - 2020
(Tổng số: 69 văn bản, trong đó gồm 01 Luật, 07 Nghị định, nghị quyết của Chính phủ, 09 Quyết định và chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và 52 Thông tư của Bộ trưởng)
STT Tên văn bản