Các nhân tố bên ngoài doanhnghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần vinaconex pc (Trang 31)

1.3.2.1. Nhân tố đầu vào nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố của quá trình SXKD, trực tiếp cấu tạo nên thực thể của sản phẩm. Số lượng, chủng loại, cơ cấu, chất lượng, giá cả của nguyên vật liệu và tính đồng bộ của việc cung ứng nguyên vật liệu ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng của sản phẩm do đó ảnh

24

hưởng tới hiệu quả SXKD của doanh nghiệp, chi phí sử dụng nguyên vật liệu của các doanh nghiệp công nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí kinh doanh và giá thành đơn vị sản phẩm cho nên việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu đồng nghĩa với việc tạo ra kết quả lớn hơn với cùng một lượng nguyên vật liệu.

Mặt khác, để quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục không bị gián đoạn tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh thì việc cung ứng nguyên vật liệu phải kịp thời đầy đủ đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được diễn ra liên tục, không bị gián đoạn.

Như vậy nguyên vật liệu giữ một vai trò quan trọng trong quá trình SXKD, vì thế doanh nghiệp phải lựa chọn nhà cung ứng nguyên vật liệu sao cho đảm bảo được đúng tiến độ, số lượng, chủng loại và quy cách với chi phí thấp nhất.

1.3.2.2 Nhân tố giá cả

Giá cả là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp, phản ánh mối quan hệ trên cơ sở cân b ng cung – cầu trên thị trường.

- Nếu cung > cầu tức là lượng hàng hoá, sản phẩm được cung ứng trên thị trường lớn hơn nhu cầu của người tiêu dùng, sẽ dẫn đến việc giá bán của sản phẩm, hàng hoá giảm.

- Ngược lại, nếu cung < cầu tức là lượng hàng hoá sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng thì sẽ dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hoá, khi đó giá bán của sản phẩm sẽ tăng lên.

Như vậy, để có thể đưa ra quyết định về giá bán hàng hóa, dịch vụ của mình một cách hợp lý và chính xác thì một trong những vấn đề quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần nghiên cứu trước tiên là mọi biến động của quan hệ cung – cầu trên thị trường, tùy theo mức độ cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp sẽ có chiến lược về giá sản phẩm để tối ưu hóa lợi nhuận của mình.

25

1.3.2.3 Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật, các quy trình, quy phạm kỹ thuật sản xuất tạo ra một hành lang cho các doanh nghiệp hoạt động. Tất cả các hoạt động của doanh nghiệp như sản xuất kinh doanh cái gì, sản xuất b ng cách nào, bán cho ai ở đâu, nguồn đầu vào lấy từ đâu đều phải tuân theo các quy định của pháp luật. Doanh nghiệp phải chấp hành các quy định của pháp luật, thực hiện các nghĩa vụ của mình với nhà nước, với xã hội và với người lao động như thế nào là do luật pháp quy định. Có thể nói luật pháp là nhân tố kìm hãm hoặc khuyến khích sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả SXKD của doanh nghiệp.

1.3.2.4 Môi trường kinh tế

Đây là nhân tố tác động rất lớn tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nó bao gồm các chính sách đầu tư, chính sách phát triển kinh tế, chính sách vĩ mô… tác động tích cực hay tiêu cực tới sự phát triển của từng ngành, lĩnh vực hay khu vực kinh tế từ đó tác động đến doanh nghiệp thuộc vùng, ngành kinh tế đó. Môi trường kinh tế tốt sẽ tạo ra sự dự báo tốt để doanh nghiệp ra quyết định đúng đắn các hoạt động đầu tư của mình. Do đó, Nhà nước phải điều tiết các hoạt động đầu tư, chính sách vĩ mô phải được xây dựng thống nhất và phù hợp với môi trường hiện tại, tránh phát triển theo hướng vượt cầu, hạn chế độc quyền, tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng, tránh sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp, tạo mối kinh tế đối ngoại, tỷ giá hối đoái phù hợp qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Nếu tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân cao, các chính sách của Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, sự biến động tiền tệ là không đáng kể, lạm phát được giữ mức hợp lý, thu nhập bình quân đầu người tăng... sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và ngược lại.

26

Các ngành có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động SXKD của doanh nghiệp như: cung ứng nguyên nhiên vật liệu, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng – tài chính, … có tác động cùng chiều tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các ngành này phát triển sẽ góp phần tạo điều kiện hỗ trợ cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi từ đó doanh nghiệp cũng phát triển theo, giúp cho doanh nghiệp có thể rút ngắn chu kỳ kinh doanh, tăng vòng quay vốn, tạo cơ hội gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

1.4 Kinh nghiệm t ong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

1.4.1 Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp

1.4.1.1 Công ty Điện lực Lâm Đồng

Do những đặc thù của ngành điện về kỹ thuật - kinh tế và đặc điểm của sản phẩm điện năng đòi hỏi phải tập trung thống nhất về tổ chức và quản lý ở trình độ cao mới đưa lại hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất và kinh doanh điện năng, nên Công ty điện lực Lâm Đồng được tổ chức và hoạt động với các nhiệm vụ chính sau:

- Sản xuất, phân phối, kinh doanh điện năng;

- Quản lý, vận hành, sửa chữa: nguồn điện; đường dây và trạm biến áp cấp điện áp 35kV;

- Chế tạo và sửa chữa thiết bị điện; gia công cơ khí các loại phụ kiện; - Xây lắp đường dây và trạm biến áp đến cấp điện áp 35kV;

- Kinh doanh vật tư, thiết bị điện;

- Tư vấn khảo sát, thiết kế, lập dự toán và giám sát thi công các công trình lưới điện có cấp điện áp đến 35kV;

- Tư vấn lập dự án đầu tư, đấu thầu đường dây và trạm biến áp đến cấp điện áp 35kV; - Thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện đến cấp điện áp 35kV;

- Kiểm định phương tiện đo;

- Đại lý cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông;

- Kinh doanh thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông và thiết bị công nghệ thông tin; - Xây lắp, giám sát các công trình viễn thông công cộng;

27

- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp;

- Lắp đặt truyền hình cáp. Dịch vụ viễn thông cố định (nội hạt, đường dài trong nước, quốc tế), dịch vụ thuê kênh;

- Quảng cáo thương mại;

- Kinh doanh vận tải hàng hóa b ng ô tô, đường thủy nội địa. Kinh doanh vận tải biển. Dịch vụ thi công cơ giới;

- Đại lý bảo hiểm;

- Kinh doanh bất động sản, cho thuê mặt b ng, văn phòng; - Kinh doanh các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các chức năng nhiệm vụ khác do Tổng công ty giao.

Quản lý vốn và tài sản

Công ty được Tổng công ty giao vốn, tài sản và các nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ Tổng công ty giao, có trách nhiệm sử dụng tài sản, vốn, quỹ đúng mục đích, đúng chế độ, bảo toàn và phát triển vốn, làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước, với Tổng công ty theo quy định của pháp luật và quy chế phân cấp của Tổng công ty.

Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty gồm: Ban Giám đốc ( GĐ và 3 PGĐ ), 15 phòng ban, 2 phân xưởng, 12 điện lực trực thuộc có chức năng như sau

Những điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt đ ng sản xuất kinh doanh của Công ty Điểm mạnh

Trong những năm qua Công ty Điện lực Lâm Đồng không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao mức sống của người lao động, đóng góp cho ngân sách Nhà nước và đã đạt được thành tựu nhất định:

+ Hàng năm đều hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao như sản lượng điện thương phẩm, tỷ lệ điện tổn thất, giá bán điện bình quân, thu nộp tiền điện…

+ Cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp với tình hình kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Thực hiện cơ chế quản lý phân cấp có hiệu quả, từng bước mở rộng quyền tự

28

chủ cho các Điện lực huyện trong kinh doanh. Đồng thời tăng cường trách nhiệm của các Điện lực huyện trong quản lý điều hành doanh nghiệp.

+ Xây dựng các mô hình quản lý thích hợp như các tổ quản lý tổng hợp, tổ kiểm tra điện…cùng với việc hoàn thiện các phòng ban chức năng đã góp phần quan trọng trong thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh điện năng của Công ty Điện lực Lâm Đồng đề ra.

+ Hoàn thiện phương thức quản lý từ ký hợp đồng đến theo dõi thanh toán thu tiền điện. Các biện pháp thực hiện khá đồng bộ góp phần làm tốt công tác thu tiền điện phát sinh, giảm nợ đọng.

+ Chú trọng các giải pháp kỹ thuật tăng cường đầu tư cải tạo hệ thống trạm biến áp, lưới điện, không ngừng mở rộng mạng lưới tới các địa bàn tiêu thụ. Nhờ đó thị trường tiêu thụ được mở rộng, giảm dần tổn thất điện năng do nguyên nhân lạc hậu kỹ thuật gây ra. Cùng với quá trình đầu tư, nâng cấp đổi mới, mạng lưới điện là quá trình tăng cường bồi huấn quản lý kỹ thuật, giảm các sự cố kỹ thuật và nhanh chóng khắc phục khi có sự cố xảy ra.

+ Về lao động: Công ty Điện lực Lâm Đồng đã thu hút được người lao động trong và ngoài địa bàn tỉnh Lâm Đồng, tạo điều kiện cho người lao động có công ăn việc làm ổn định, góp phần cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và cả nước nói chung.

Điểm yếu:

Trong những năm qua, bên cạnh những thành tựu đạt được đáng khích lệ thì công tác kinh doanh điện năng của đơn vị có rất nhiều tồn tại cần khắc phục:

* Về công tác tiết kiệm chi phí trong SXKD: Nhân tố này tác động không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngành Điện lực. Mặc dù vậy, trong những năm qua, công tác này vẫn chưa được tập thể CBCNV Công ty quán triệt, quan tâm thực hiện, tình trạng sử dụng lãng phí tài sản công vẫn còn tồn tại. Nhược điểm này trách nhiệm trước hết thuộc về Ban lãnh đạo Công ty, chưa có biện pháp tuyên truyền, cơ chế

29

thưởng phạt rõ ràng,… để cho tình trạng này xẩy ra trong những năm gần đây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.

* Về điều hành lưới điện: Một số vùng lưới điện đã quá cũ nát, đã lâu không được cải tạo, thay thế nên rất khó khăn trong công tác quản lý và kinh doanh điện năng. Trong khi đó nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp nên không thể tiến hành đầu tư lớn đồng bộ cho công tác hoàn thiện lưới điện được. Quá trình đô thị hoá và xây dựng ở nhiều nơi trong tỉnh Lâm Đồng không có kế hoạch, nên việc cấp điện cho những khu mới xây dựng thường bị động, chắp vá gây khó khăn cho công tác quy hoạch và phát triển lưới điện cũng như công tác quản lý vận hành, sửa chữa lưới điện.

* Về phát triển khách hàng: Công tác phát triển khách hàng còn có trường hợp thực hiện chưa đúng với luật Điện lực và quy định của ngành, vẫn còn hiện tượng gây khó khăn cho khách hàng. Mối quan hệ giữa PCLĐ với khách hàng còn bất cập. Do việc kinh doanh điện năng có những đặc thù riêng như tiêu dùng trước trả tiền sau, ngành điện còn giữ vị thế độc quyền trong kinh doanh điện năng, số lượng khách hàng đông, rải rác phân tán rộng nên đòi hỏi phải có phương pháp và lực lượng quản lý vừa đủ, mạnh và thích hợp đảm bảo cho Ngành Điện lực hoạt động có hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện giải quyết nhanh chóng những yêu cầu của khách hàng. Hiện nay công tác quản lý khách hàng và phương pháp kinh doanh điện năng tuy đã được cải thiện nhưng so với yêu cầu thực tế đặt ra vẫn chưa đáp ứng được. Vừa quản lý tất cả khách hàng vừa xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng là một đòi hỏi quan trọng, cấp thiết đối với đơn vị trong thời gian tới. Việc thực hiện quy trình kinh doanh bán điện như lập hoá đơn, truy thu, thoái hoàn, quản lý hóa đơn... còn chưa đúng. Nghiệp vụ kinh doanh và tinh thần trách nhiệm của các nhân viên làm việc trực tiếp chưa cao nên việc áp giá điện còn thiếu chính xác, gây thất thoát cho Ngành Điện lực. Việc thực hiện các chế độ báo cáo hàng kỳ chưa nghiêm túc. Thủ tục ký kết hợp đồng còn gây nhiều phiền hà cho khách hàng, vẫn còn xẩy ra tình trạng nhầm lẫn khách hàng giữa các trạm biến áp khiến công việc tính toán hiệu suất trạm không chính xác.

30

* Về tổn thất điện năng: Hiện nay vấn đề tổn thất điện năng là một vấn đề bức xúc, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình kinh doanh điện năng gây nên tình trạng tổn thất gồm các nguyên nhân sau:

+ Do sự cũ kỹ của lưới điện, bán kính cấp điện quá lớn, không đảm bảo an toàn kỹ thuật gây nên thất thoát điện trong quá trình truyền tải ở các ranh giới, đầu mối của đường dây.

+ Do một số thiết bị chuyên dùng chưa đạt được chất lượng tin cậy nên tình trạng, chết, cháy, hỏng hóc ở các trạm biến áp, đường dây và các thiết bị đo đếm thường xuyên xẩy ra.

+ Việc kiểm tra và thay thế công tơ, TU, TI chưa kịp thời mà đặc biệt là những nơi mới tiếp nhận bán điện đến tận hộ dẫn đến tổn thất cao.

+ Trong công tác quản lý của Công ty Điện lực Lâm Đồng còn chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng lấy cắp điện vẫn còn mặc dù Công ty đã tiến hành kiểm tra xử lý nghiêm, nhưng mức độ vi phạm vẫn không giảm. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận những cố gắng nỗ lực mà Đảng bộ, Ban lãnh đạo và CBCNV Công ty Điện lực Lâm Đồng, năm 2018 đã cố gắng đưa tỷ lệ tổn thất điện năng xuống còn 7,09% nhưng vẫn còn cao, trong khi con số này trung bình của Tổng công ty là 5,46%.

Nhận xét: Điểm số của Công ty Điện lực Lâm Đồng ở mức xấp xỉ mức trung bình của Tổng Công ty trong đó có những mặt mạnh tích cực và những mặt cần được cải thiện là :

Những mặt mạnh tích cực:

+ Tuyên truyền an toàn, tiết kiệm điện + Đóng góp phát triển cộng đồng + Thái độ nhân viên

31 Những mặt cần được cải thiện:

+ Không gây nhũng nhiễu (Theo khảo sát khách hàng còn bị gây khó khăn nhũng nhiễu, tiêu cực trong việc lắp đặt điện kế và dịch vụ sửa chữa điện…)

+ Thông tin liên lạc (Khách hàng thông tin báo mất điện gặp khó khăn, các cuộn hẹn qua điện thoại chưa chính xác…)

1.4.1.2 Chi nhánh Cảng Chùa Vẽ Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng.

- Tên gọi: Chi nhánh Cảng Chùa Vẽ - Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng. - Lĩnh vực kinh doanh: Dịch vụ.

- Sản phẩm chủ yếu: Dịch vụ xếp dỡ Container, dịch vụ xếp dỡ đảo chuyển container, ịch vụ lưu kho bãi, dịch vụ khai thác hàng lẻ ( CFS ).

- Địa chỉ: Số 5 Đường Chùa Vẽ. - Điện thoại: 02253.765784. - Fax: 02253765784.

Chức năng

- Cảng là khu vực thu hút và giải toả hàng hoá. - Thực hiện việc bốc, xếp dỡ hàng hoá.

- Cung cấp các dịch vụ cho tàu như một mắt xích trong dây chuyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần vinaconex pc (Trang 31)