Những bài học rút ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần vinaconex pc (Trang 41)

Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp, doanh nghiệp không thể kiểm soát hay thay đổi được chúng, doanh nghiệp chỉ còn cách thích nghi với chúng. Nhưng với các yếu tố bên trong doanh nghiệp, doanh nghiệp có đủ khả năng để kiểm soát. Tuy nhiên, nói thì rất đơn giản nhưng cũng là một điều không hề đơn giản. Doanh nghiệp muốn hiệu quả kinh doanh là tốt nhất cần có các chính sách quản lý chặt chẽ tình hình biến động nguồn vôn tài sản, thắt chặt chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản,... Với công nghệ hiện đại như ngày nay, nếu như không có các chiến lược mới thì rất dễ bị tụt hậu. Vì thế luôn luôn phải bám sát thị trường, học hỏi từ những cái trước và phát triển những cái mới.

- Đảm bảo quyền lợi cho các bên: Kinh doanh chỉ thực sự thành công khi đáp ứng đủ 3 yếu tố: thứ nhất đem lại lợi nhuận, thứ hai có ích cho xã hội, thứ ba là đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Và sự quyết định thành công hay không của một chiến lược kinh doanh là khách hàng. Khách hàng là người trực tiếp tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, khách hàng cũng chính là sự thành công của một kế hoạch kinh doanh. Khi khách hàng mong đợi vào sản phẩm của mình, bạn đáp ứng được hoặc trên sự kì vọng của người tiêu dùng, chắc chắn họ sẽ tin dùng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp đó. Và điều đó thúc đẩy việc tiêu thu tăng doanh thu từ đó cho thấy hiệu quả kinh doanh tốt.

- Khi thực hiện một dự án mới, cần lên kế hoạch cụ thể, tính toán chi phí và dự toán mức tiêu thụ, cần tìm hiểu thị trường, từ khâu giá cả tới chất lượng. Đối với các sản

34

phẩm đã có trước đó, khi tung ra thị trường cần đảm bảo chất lượng phải tốt nhất, khách hàng dần dần tiếp cận sản phẩm và họ thấy sản phẩm tốt chắc chắn sẽ tin dùng. - Quan tâm chất lượng hơn lợi nhuận: Một số doanh nghiệp hiện nay chỉ quan tâm tới số lượng, quan tâm tới lợi nhuận mà không quan tâm tới chất lượng sản phẩm. Với tình hình kinh tế phát triển như hiện nay các sản phẩm được tung ra thị trường ngày càng nhiều và có rất nhiều sản phẩm thay thế tương đương chính vì thế sản phẩm không tốt chắc chắn sẽ bị đào thải khỏi thị trường. Nâng cao chất lượng nguyên vật liệu, hàng hóa nếu doanh nghiệp ham rẻ nhập vào chắc chắn chất lượng sản phẩm làm ra không được tốt. Khách hàng chỉ mua một lần dùng thử, và doanh nghiệp mất khách. Doanh nghiệp không có khách hàng, đổ hết vốn vào đầu tư không thu hồi được vốn có nguy cơ giải thể thậm chí là phá sản.

- Tạo ra môi trường doanh nghiệp hòa đồng, vui vẻ: Lao động chính là yếu tố then chốt trong quá trình tạo ra lợi nhuận. Môi trường làm việc thoải mái giúp cho người lao động làm việc vui vẻ và nhiệt tình hơn. Từ đó, nâng cao hiệu quả làm việc chất lượng công việc.

1.5 Nh ng nghiên cứu c liên quan đến đề tài

Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng là vấn đề bao trùm và xuyên suốt mọi hoạt động kinh doanh, thể hiện chất lượng của toàn bộ công tác quản lý kinh tế. Bởi vì, suy cho cùng, quản lý kinh tế là đảm bảo tạo ra kết quả và hiệu quả cao nhất của mọi quá trình, mọi giai đoạn và hoạt động kinh doanh.

Do vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu trong quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp. Để thành công trong quá trình kinh doanh, buộc doanh nghiệp phải kết hợp sử dụng nhiều yếu tố trong kinh tế, quản trị. Chính vì vậy, chủ đề nâng cao hiệu quả kinh doanh đã và đang là chủ để, đề tài của rất nhiều luận văn, bài báo nghiên cứu. Bởi không phải công ty, doanh nghiệp nào hoạt

35

động cũng giống nhau, do vậy các đề tài sẽ khai thác, nghiên cứu từng khía cạnh của vấn đề kinh doanh, quản trị để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp.

Luận văn “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường” của tác giả Văn Đức Phúc (2009), luận văn thạc sĩ, ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường và làm rõ các yêu cầu cơ bản trong việc đánhgiá hiệu quả kinh doanh, luận văn đã phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, luận văn cũng đưa ra được những tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong quá trình phân tích và đánh giá như: hiệu quả sử dụng vốn thấp, chất lượng nguồn lực chưa tương xứng với sự phát triển của thị trường. Trên cơ sở thực trạng như vậy, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp và định hướng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp.

Luận văn đã nêu bật được những tồn tại chủ yếu trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Hầu hết những doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức tham gia các dự án gặp phải các vấn đề phổ biến như vốn, chất lượng nguồn lao động.

Tuy nhiên, luận văn cũng có một số hạn chế mà tác giả chưa nêu ra đó là vấn đề liên quan đến quản lý dự án. Bởi lẽ, các doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình này, chi phí thường n m trong quá trình triển khai và thực hiện dự án. Vì vậy nếu doanh nghiệp quản lý dự án tốt sẽ đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt.

Luận văn “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Vận tải Duyên Hải” của tác giả Nguyễn Tuấn Anh (2009), luận văn thạc sĩ, ĐH Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội. Luận văn đã có một số đóng góp như:

- Trình bày rõ khái niệm, mục đích, ý nghĩa, nội dung cơ bản của việc nângcao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải hàng hóa đường bộ nói riêng và các công ty TNHH nói chung.

36

- Phân tích được thực trạng và hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Duyên hải trong thời gian qua, nêu rõ ưu-nhược điểm, tồn tại và nguyên nhân của nó.

- Đề xuất được các giải pháp chủ yếu nh m nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Duyên Hải trong thời gian tới.

Luận văn “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long” của tác giả Vũ Hồng Hải - 2010, luận văn thạc sĩ Trường Đại học Mỏ Địa chất. Luận văn đã đưa ra được các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh đó là:

- Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

- Giải pháp về xây dựng chiến lược kinh doanh bền vững và Marketing sản phẩm. Ngoài các đề tài nghiêncứu về hiệu quả sử dụng lao động và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng còn có rất nhiều đề tài nghiên cún về hiệu quả sử dụng lao động và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác được tác giả sử dụng như tài liệu tham khảo phục vụ cho việc hoàn thiện luận văn thạc sĩ.

Luận văn “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Tổng công ty 36- Bộ Quốc Phòng” của tác giả Nguyễn Thị Minh Xuân (2013), luận văn thạc sĩ Trường Đại học Mỏ Địa chất. Luận văn phân tích được thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, nêu rõ những mặt được và chưa được trong việc quản lý vốn, quản lý chi phí, đánh giá hàng tồn kho, đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng lao động trong thời gian qua, nh m đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty trong thời gian tới. Tác giả đã đưa ra các giải pháp như là.

- Đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnhtranh

37

Luận văn “Huy động và sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh tại công ty TNHH Niềm tin – Thực trạng và giải pháp” của tác giả Lê Thị Lan Phương (2006), luận văn thạc sĩ, ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận văn đã hệ thống những vấnđề lý luận cơ bản về vốn và hiệu quả huy động vốn, sử dụng vốn trong nền kinh tế thị trường đồng thời khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó luận văn cũng đã nêu lên được các vấn đề còn tồn tại trong việc huy động và sử dụng vốn tại công ty TNHH Niềm Tin, điều này làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi lẽ vốn là một nhân tố thiết yếu để doanh nghiệp hoạt động, giúp doanh nghiệp hiện thực hóa các chiến lược và phát triển kinh doanh.

Trên cơ sở những tồn tại đó, tác giả cũng đề xuất những định hướng và giải pháp tăng cường khả năng huy động vốn và nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng vốn của công ty, góp phần quan trọng trong việc thực hiện chiến lược của công ty trong thời gian tới Xây dựng chính sách huy động vốn hợp lý bao gồm việc xem xét cơ cấu vốn, lựa chọn và quyết định hình thức huy động vốn.

Xây dựng kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn. Cải tiến hoạt động quản lý và sử dụng vốn.

Cải tiến tình trạng đọng vốn tồn kho.

Đảm bảo vốn cố định phù hợp với nguồn vốn kinh doanh chiến lược của công ty. Đề tài này là nguồn tham khảo rất có ích. Nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua việc tiếp cận, sử dụng và quản trị vốn là một trong những giải pháp thiết thựcđối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên luận văn cần phải phân tích cụ thể,so sánh giữa các phương án huy động vốn. Trên cơ sở đó doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương án huy động tối ưu phù hợp với chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp

38

Kết luận chương 1

Trong chương một, luận văn đã khái quát những vấn đề lý luận làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo của đề tài đó là:

Tìm hiểu khái niệm, bản chất và tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các nhân tố đặc thù ngành nói riêng.

Những kết quả nghiên cứu này sẽ tạo tiền đề và cơ sở lý luận để đánh giá thực trạng về hiệu quả kinh doanh của đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là Công ty, mà tác giả sẽ trình bày ở chương 2.

Phân tích các nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan cần phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, tạo nền tảng để so sánh những bước phát triển và hiệu quả kinh doanh của Công ty ở Chương 2 và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh phù hợp cho Công ty ở Chương 3.

39

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ

SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY VINACONEX P&C

2.1 Khái quát về Công ty cổ phần Vinaconex P&C

Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Phát triển Năng lượng Vinaconex (Vinaconex P&C) là Doanh nghiệp hạng I, với 3 chi nhánh và 2 đơn vị thành viên được thành lập vào ngày 18/5/2004. Trải qua gần 15 năm hoạt động, Công ty đã và đang khẳng định được vị thế vững vàng trong lĩnh vực năng lượng, đầu tư xây dựng...

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG VINACONEX

Tên tiếng Anh: VINACONEX POWER DEVELOPMENT AND CONSTRUCTION INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY

Tên giao dịch viết tắt: VINACONEX P&C

Trụ sở chính: Tầng 19 Tòa nhà Vinaconex 34 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội E-mail:info@vinaconexpc.com.vn

Website: http://www.vinaconexpc.com.vn

Số tài khoản: 1001158468 tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Thăng Long

Mã số thuế: 2800799804

Công ty có vốn điều lệ: 569,99 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế năm 2017 đạt 135,9 tỷ đồng; Tổng giá trị thị trường tài sản là 3.500 tỷ đồng; số lượng nhân lực: 170 người.

40

Hình 2.1. Quy mô của Công ty

Hình 2.2. Các cổ đông sáng lập CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP VINACONEX P&C TCT XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM (VINACONEX) TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ TỔNG CÔNG TY CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG (AGRIMECO) TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG THỦY LỢI 4 3 CHI NHÁNH 2 ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN VINACONEX P&C VỐN ĐIỀU LỆ 569,99 TỶ ĐỒNG VỐN ĐIỀU LỆ 75 TỶ ĐỒNG VINACONEX PC SỞ HỮU 51% VỐN ĐIỀU LỆ 50 TỶ ĐỒNG VINACONEX PC SỞ HỮU 51% CÔNG TY CP THỦY ĐIỆN BÁI THƯỢNG CÔNG TY CP THỦY ĐIỆN XUÂN MINH NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN CỬA ĐẠT CHI NHÁNH THANH HÓA CHI NHÁNH PHÚ YÊN

41

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Đăng ký thuế Công ty số: 2800799804, đăng ký thay đổi lần 4, do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà nội cấp ngày 12/07/2010. VINACONEX P&C trở thành công ty đại chúng từ ngày 31/12/2009.

CÁC NGÀNH NGHỀ CHÍNH

VINACONEX P&C

Đầu tư xây dựng các dự án thuỷ điện; Sản xuất và kinh doanh điện năng; Tư vấn xây lắp các công trình điện.

Nhận thầu xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng khác; xây dựng và kinh doanh nhà ở, văn phòng cho thuê.

Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng; thiết bị xây dựng; bất động sản.

Dịch vụ cho thuê, sửa chữa, bảo dưỡng xe máy,

thiết bị.

Thẩm tra các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, thủy điện.

Tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý dự án.

Một số ngành nghề kinh doanh khác phù hợp quy định Pháp luật. Sản xuất, cung cấp nước sạch, xử lý nước thải.

42

N

BAN KIỂM SOÁT BAN TỔNG GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÁC PHÒNG, BAN CHỨC NĂNG BAN TỔ CHỨC– HÀNH CHÍNH BAN KINH TẾ - ĐẦU TƯ BAN CÔNG NGHỆ - THIẾT BỊ - KỸ THUẬT XKIXKĨ BAN TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH CÔNG TY CP THỦY ĐIỆN BÁI THƯỢNG CÔNG TY CP THỦY ĐIỆN XUÂN MINH

CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN

BAN QLĐH

DỰ ÁN THỦY ĐIỆN NHÀ MÁY THANH HÓA CHI NHÁNH CHI NHÁNH PHÚ YÊN

CỬA ĐẠT

Công ty cổ phần VINACONEX P&C là doanh nghiệp hạng I, với đội ngũ hơn 170 cán bộ, kỹ sư, chuyên gia, công nhân viên được đào tạo ở nhiều chuyên ngành khác nhau, đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện đầu tư, quản lý, vận hành các dự án Thuỷ điện; quản lý đầu tư xây dựng trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, hạ tầng kỹ thuật và tổng thầu thi công các công trình xây dựng. Nhân sự của Công ty cổ phần Vinaconex P&C đã trải qua nhiều công trình lớn trong các lĩnh vực Công nghiệp, Thuỷ lợi, Thuỷ điện, Năng lượng tái tạo, Bất động sản như: Thuỷ điện Hoà Bình, Thuỷ điện Yaly, Thuỷ điện Tuyên Quang, Thuỷ điện Cần Đơn, Sê San 3A, Thủy điện Buôn Kuốp, Thủy lợi - Thủy điện Cửa Đạt, Xi măng Bút Sơn, Xi măng Nghi Sơn, Khu đô thị Splendora, Khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính, Nước sạch Sông Đà ...

Vinaconex P&C đã có 1 quá trình phát triển, trưởng thành mạnh mẽ qua những dự án thủy điện mà công ty đã thực hiện. Việc triển khai các dự án theo thời gian cho thấy quá trình lớn mạnh của công ty cả về chất lượng và quy mô. Ngay thời gian đầu, công trình thủy điện Cửa Đạt đã mang lại sự thành công và vị thế cho công ty từ những ngày thành lập. Hiện tại, Công ty là chủ đầu tư, quản lý vận hành và bán điện của 03 nhà máy thủy điện là thủy điện Cửa Đạt, thủy điện Xuân Minh, thủy điện Bái Thượng. Do những đặc thù của ngành điện về kỹ thuật - kinh tế và đặc điểm của sản phẩm điện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần vinaconex pc (Trang 41)