Giá bán điện bình quân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần vinaconex pc (Trang 64)

Bảng 2.7: Giá bán điện bình quân (đồng/kwh)

Năm Kế hoạch Thực hiện So sánh

2014 1,032.70 1,033.08 0.38

2015 1,234.60 1,238.08 3.48

2016 1,346.00 1,355.98 9.98

2017 1,500.00 1,521.77 21.77

2018 1,545.00 1,560.46 15.46

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty từ năm 2014÷2018)

Hình 2.10: Biểu đồ giá bán điện bình quân

Nhìn vào biểu đồ cho thấy Công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, giá bán điện bình quân năm sau cao hơn năm trước, nguyên nhân giá bán điện bình quân tăng là do sự điều chỉnh giá bán điện hàng năm, công tác chào giá ngày càng tốt để bán điện được giá cao, phương thức vận hành hiệu quả...

2.4 Nh ng kết quả đạt được và nh ng tồn tại

Trong những năm qua Công ty Vinaconex P&C không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao mức sống của người lao động, đóng góp cho ngân sách Nhà nước và đã đạt được thành tựu nhất định:

Hàng năm đều hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao như sản lượng điện thương phẩm, tỷ lệ điện tổn thất, giá bán điện bình quân, ...

Xây dựng các mô hình quản lý thích hợp như các tổ quản lý tổng hợp, tổ kiểm tra điện…cùng với việc hoàn thiện các phòng ban chức năng đã góp phần quan trọng trong thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh điện năng của Công ty Vinaconex P&C đề ra.

Hoàn thiện phương thức quản lý từ ký hợp đồng đến theo dõi thanh toán thu tiền điện. Các biện pháp thực hiện khá đồng bộ góp phần làm tốt công tác thu tiền điện phát sinh, giảm nợ đọng.

Chú trọng các giải pháp kỹ thuật tăng cường đầu tư cải tạo hệ thống trạm biến áp, lưới điện, không ngừng mở rộng mạng lưới tới các địa bàn tiêu thụ. Nhờ đó thị trường tiêu thụ được mở rộng, giảm dần tổn thất điện năng do nguyên nhân lạc hậu kỹ thuật gây ra. Cùng với quá trình đầu tư, nâng cấp đổi mới, mạng lưới điện là quá trình tăng cường bồi huấn quản lý kỹ thuật, giảm các sự cố kỹ thuật và nhanh chóng khắc phục khi có sự cố xảy ra.

Về lao động: Công ty Vinaconex P&C đã thu hút được người lao động tạo điều kiện cho người lao động có công ăn việc làm ổn định, góp phần cho sự phát triển kinh tế xã hội.

Trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh, Công ty luôn đặt cho mình mục tiêu phát triển và luôn nỗ lực trong việc thực hiện các mục tiêu đặt ra. Nhưng trong điều kiện hiện nay, mọi nỗ lực của Công ty đều nh m mở rộng quy mô hoạt động của mình trên cơ sở mở rộng thị trường, đa dạng mặt hàng kinh doanh, hình thức kinh doanh... đồng thời Công ty cũng đặt ra tiêu chí hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh lên hàng đầu.

Doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước. Đó là một dấu hiệu thị trường tốt. Doanh nghiệp đang trên đà phát triển mở rộng được quy mô kinh doanh. Tuy nhiên doanh thu tăng không hẳn là kéo theo lợi nhuận tăng. Lợi nhuận phụ thuộc vào chi phí doanh nghiệp.

Lợi nhuận gộp tuy có tăng giảm qua các năm nhưng nhìn chung là cao, và tương đối ổn định.

Tổng tài sản của doang nghiệp là tăng dần qua các năm, doanh thu tăng tài sản tăng cho thấy quy mô công ty ngày càng mở rộng. Là một tín hiệu tốt để thâm nhập thị trường sâu hơn nắm bắt các khách hàng mới.

Hàng tồn kho chiếm tỉ trọng tương đối nhỏ trong cơ cấu tài sản công ty. Điều này giúp cho doanh nghiệp không bị ứ đọng vốn, bởi vì hàng tồn kho là chỉ tiêu có tính thanh khoản thấp nhất.

Chỉ tiêu tiền và tương đương tiền của công ty cao, điều này cho thấy công ty có khả năng thanh toán tốt, đặc biệt là các khoản nợ đến hạn. Tình hình tài chính tương đối tốt.

Về học tập, năng cao trình độ chuyên môn: Đã cử nhiều đợt cán bộ đi học tập, tập huấn để nâng cao trình độ nghiệp vụ phục vụ công tác, sản xuất.

Qua phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng quát và theo bộ phận của Công ty giai đoạn 2013-2018. Nhận thấy tình hình tài chính của Công ty là tương đối tốt với tổng tài sản ngắn hạn nhiều và hàng năm luôn tạo ra một lượng lợi nhuận ổn định cho Công ty. Mặc dù nền kinh tế giai đoạn này đang rất khó khăn, nhưng Công ty vẫn giữ được hoạt động sản xuất ổn định không có thua lỗ xẩy ra, là nhờ có uy tín về chất lượng sản phẩm tốt, có chiến lược kinh doanh đúng đắn nên công ty đã không rơi vào tình trạng nợ xấu hay phá sản như nhiều doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay, các chỉ tiêu cho ta thấy đều đạt hiệu quả.

Trong những năm gần đây Công ty luôn ưu tiên đầu tư vốn vào đổi mới trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. Là đơn vị tiên phong trong việc cập nhật, sử dụng thiết bị hiện đại, là nơi thăm quan học hỏi cho các đơn vị khác trong cùng ngành. Đã mạnh

dạn chuyển đổi từ đo vẽ thủ công sang số hóa dữ liệu một cách tự động hóa b ng các phần mềm chuyên dụng.

Công ty đã hoạch định chiến lược về con người, thường xuyên cử các cán bộ đi đào tạo nh m nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như luôn tổ chức các lớp tập huấn nh m nâng cao tay nghề cho đội ngũ kỹ thuật viên để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Ngoài ra Công ty còn được đánh giá là đơn vị có tài chính lành mạnh, không có nợ xấu, có khả năng tự phát triển thị trường dựa trên uy tín vốn có, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong giai đoạn này có thể nói công ty đã đạt được nhiều mặt mạnh trong kinh doanh tạo tiền đề phát triển công ty ngày một tốt hơn và đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn nữa trong giai đoạn tiếp theo.

2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân gây ra tồn tại

2.4.2.1 Những tồn tại

Trong giai đoạn từ năm 2013-2018, Công ty có nhiều cố gắng trong hoạt động kinh doanh của mình nh m nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty song song với những mặt đã được ở trên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế dẫn đến hiệu quả kinh doanh chưa cao đó là:

- Phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, chứng tỏ khả năng thu hồi các khoản nợ ngắn hạn chậm, vốn kinh doanh bị chiếm dụng.

- Cơ cấu tài sản doanh nghiệp chưa cân đối, tỷ trọng tài sản ngắn hạn cao hơn nhiều lần so với tài sản dài hạn.

- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng quát và bộ phận vẫn còn lên xuống thất thường, mức tăng giảm tuy không chêch lệch quá nhiều nhưng cho thấy công ty chưa thực sự kiểm soát được các vấn đề tài chính sao cho hiệu quả nhất.

* Về công tác tiết kiệm chi phí trong SXKD: Nhân tố này tác động không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Mặc dù vậy, trong những năm qua, công tác này vẫn chưa được tập thể CBCNV Công ty quán triệt, quan tâm thực hiện, tình trạng sử dụng lãng phí tài sản công vẫn còn tồn tại.

* Về tổn thất điện năng: Hiện nay vấn đề tổn thất điện năng là một vấn đề bức xúc, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình kinh doanh điện năng gây nên tình trạng tổn thất gồm các nguyên nhân sau:

+ Do sự cũ kỹ của lưới điện, bán kính cấp điện quá lớn, không đảm bảo an toàn kỹ thuật gây nên thất thoát điện trong quá trình truyền tải ở các ranh giới, đầu mối của đường dây.

+ Do một số thiết bị chuyên dùng chưa đạt được chất lượng tin cậy nên tình trạng, chết, cháy, hỏng hóc ở các trạm biến áp, đường dây và các thiết bị đo đếm thường xuyên xẩy ra.

+ Trong công tác quản lý của Công ty còn chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng lấy cắp điện vẫn còn mặc dù Công ty đã tiến hành kiểm tra xử lý nghiêm, nhưng mức độ vi phạm vẫn không giảm. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận những cố gắng nỗ lực mà Đảng bộ, Ban lãnh đạo và CBCNV Công ty cố gắng đưa tỷ lệ tổn thất điện năng xuống thấp

* Về nhân lực: Năng lực tiếp thu các kỹ thuật cao của CBCNV của Công ty còn yếu cũng là một trong những tồn tại cần quan tâm khắc phục. Nhiệm vụ kinh doanh đặt ra những yêu cầu mới về năng lực của cán bộ quản lý kinh doanh điện năng và nhân viên toàn Công ty, đặc biệt là những kiến thức về quản lý kinh tế thị trường. Đội ngũ lao động cần được trang bị những kiến thức về chuyên môn kỹ thuật tiên tiến. Tuy nhiên trong thời gian qua, công tác này chưa được quan tâm đầy đủ, vẫn còn những khiếm khuyết. Tăng cường nghiệp vụ kinh doanh cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm với mỗi CBCNV là một đòi hỏi cấp bách cần thực hiện trong thời gian tới.

Các nguyên nhân này chính là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty trong thời gian qua chưa cao. Vì vậy công ty cần phải có các giải pháp kịp thời nh m nâng cao hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn tới.

2.4.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Vinaconex P&C

- Yếu tố lao động là một trong những yếu tố hết sức quan trọng trong việc xác định hiệu quả kinh doanh của một công ty bất kì. Nó là chỉ tiêu tính vào chi phí doanh nghiệp, tham gia vào mọi hoạt động của doanh nghiệp, và chính những người lao động là người tạo ra doanh thu cho tổ chức. Trình độ, năng lực, và tinh thần ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Mức lương cũng là một yếu tố hết sức quan trọng, nếu muốn giảm chi phí b ng cách cắt giảm lương nhân viên, điều đó ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng công việc. Nắm bắt được điều đó công ty luôn chú ý tới chế độ tiền lương mức lương, các chính sách hỗ trợ nh m thúc đẩy tinh thần làm việc cho cán bộ công nhân viên, tạo ra môi trường làm việc thoải mái vui vẻ. Tất nhiên, mức lương sẽ phù hợp theo năng lực và trình độ chuyên môn và đó là điều không nhân viên nào phàn nàn. Mặt khác, tạo ra một môi trường làm việc vui vẻ thoải mái tạo cho nhân viên cảm giác vui vẻ khi đi làm từ đó cũng là một cách đơn giản mà đem lại hiệu quả làm việc cao đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng là yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh: Tình hình phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ, tình hình ứng dụng của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất ảnh hưởng tới trình độ kỹ thuật công nghệ và khả năng đổi mới kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp do đó ảnh hưởng tới năng suất chất lượng sản phẩm tức là ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty luôn áp dụng công nghệ khoa học kĩ thuật và luôn không ngừng cải tiến, điều đó giúp ích cho công việc đơn giản và nhanh gọn hơn rất nhiều. Công ty đã đầu tư xây dựng, mở rộng khuôn viên trụ sở chính của công ty, hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 11/2015. Công ty đã tiếp tục đầu tư máy tính, nâng cấp trang thiết bị phần mềm... đảm bảo phục vụ sản xuất và nâng cao điều kiện làm việc cho CBCNV.

- Tình hình tài chính Công ty: Doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh thì không những đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục và ổn định mà còn giúp cho doanh nghiệp có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nh m làm giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.Vì vậy tình hình tài chính của doanh nghiệp tác động rất mạnh tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp đó.

Bảng 2.7. Tỉ trọng nguồn vốn giai đoạn 2013-2018 Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1. Tỉ trọng vốn chủ sở

hữu trên tổng nguồn vốn 39.1% 34.6% 35.3% 37.2% 39.1% 35.5% 2. Tỉ trọng nợ phải trả

Nhìn một cách tổng quát có thể nói r ng, công ty có cơ cấu vốn tăng dần qua các năm, trong đó tỉ trọng về các khoản nợ vẫn nhiều hơn nguồn vốn của chủ sở hữu. Nguồn vốn chủ sở hữu càng nhiều và chiếm tỉ trọng càng cao trong tổng cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp cho thấy tính độc lập tự chủ tài chính doanh nghiệp càng cao. Và ngược lại, tỉ trọng vốn chủ sở hữu thấp cho thấy doanh nghiệp còn bị lệ thuộc nhiều vào các nguồn tiền bên ngoài. Qua 6 năm tài chính vốn chủ sở hữu tăng giảm thất thường nhưng nhìn chung là ở mức sàn sàn như nhau. Có điều tỉ trọng này năm thấp nhất đạt 34,6% vào năm 2014, năm cao nhất chỉ đạt 39,1% vào năm 2017 và năm 2013. Trong khi đó tỉ trọng của các khoản nợ phải trả cao trên 50% trong tổng cơ cấu nguồn vốn của công ty. Cho thấy mức độ độc lập về tài chính chưa thực sự tốt, còn bị lệ thuộc nhiều vào các luồng tiền khác.

Xây dựng hình ảnh công ty;

Trong năm 2018, Công ty đã có các hoạt động ủng hộ các chương trình do các tổ chức xã hội phát động như ủng “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất đọc màu da cam năm 2018”, “ủng hộ xây dựng nhà tưởng niệm các chiến sĩ đảo Gạc Ma” …b ng các hình thức trích quỹ phúc lợi, vận động cán bộ CNV ủng hộ.

Năm 2018 công ty đã tham gia đóng góp để xây dựng nông thôn mới.

Tổng kinh phí đã ủng hộ >300 triệu đồng. Có thể thấy rõ công ty đang xây dựng hình ảnh của mình qua việc khuyên góp, một mặt ủng hộ cho các công tác xã hội giảm nghèo, mặt khác là quảng bá hình ảnh công ty để nhiều người biết đến đặc biệt là trong khu vực. Và khi nhiều người biết đến tên tuổi công ty chắc chắn sẽ có nhiều khách hàng, đối tác đến tìm gặp và từ đó làm tăng số hợp đồng và tăng doanh thu của công ty.

Yếu tố bên ngoài

Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp là các yếu tố doanh nghiệp không thể kiểm soát được chỉ khắc phục nó một cách tốt nhất.

Vì trong ngành sản xuất và kinh doanh điện nên cũng không có quá nhiều đối thủ, đây là một ngành đặc thù, đa số là các đơn vị của nhà nước, nhưng không vì thế mà công ty không nâng cao vị thế của Công ty trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh điện. Công ty cần luôn phải cố gắng nâng cao hiệu quả kinh doanh b ng cách nâng cao chất lượng, tăng thương hiệu trên thị trường. Như vậy đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời tạo ra sự tiến bộ trong kinh doanh, tạo ra động lực phát triển của doanh nghiệp.

- Sự ổn định của nền kinh tế:

Đây là nhân tố quan trọng mà doanh nghiệp quan tâm. Khi nền kinh tế ổn định và tăng trưởng tới tốc độ nào đó thì các hoạt động đầu tư được mở rộng, thị trường vốn ổn định, sức mua của thị trường lớn. Điều đó sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển với nhịp độ phát triển chung của nền kinh tế, do đó sẽ tăng doanh thu và lợi nhuận đảm bảo được hiệu quả sủ dụng vốn kỳ vọng của doanh nghiệp và ngược lại. Giai đoạn 2013-2018 kinh tế thế giới cũng như kinh tế trong nước có nhiều sự thay đổi, nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra ảnh hưởng tới các công ty trên toàn thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần vinaconex pc (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)