Những tồn tại và nguyên nhân gây ra tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần vinaconex pc (Trang 67)

2.4.2.1 Những tồn tại

Trong giai đoạn từ năm 2013-2018, Công ty có nhiều cố gắng trong hoạt động kinh doanh của mình nh m nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty song song với những mặt đã được ở trên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế dẫn đến hiệu quả kinh doanh chưa cao đó là:

- Phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, chứng tỏ khả năng thu hồi các khoản nợ ngắn hạn chậm, vốn kinh doanh bị chiếm dụng.

- Cơ cấu tài sản doanh nghiệp chưa cân đối, tỷ trọng tài sản ngắn hạn cao hơn nhiều lần so với tài sản dài hạn.

- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng quát và bộ phận vẫn còn lên xuống thất thường, mức tăng giảm tuy không chêch lệch quá nhiều nhưng cho thấy công ty chưa thực sự kiểm soát được các vấn đề tài chính sao cho hiệu quả nhất.

* Về công tác tiết kiệm chi phí trong SXKD: Nhân tố này tác động không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Mặc dù vậy, trong những năm qua, công tác này vẫn chưa được tập thể CBCNV Công ty quán triệt, quan tâm thực hiện, tình trạng sử dụng lãng phí tài sản công vẫn còn tồn tại.

* Về tổn thất điện năng: Hiện nay vấn đề tổn thất điện năng là một vấn đề bức xúc, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình kinh doanh điện năng gây nên tình trạng tổn thất gồm các nguyên nhân sau:

+ Do sự cũ kỹ của lưới điện, bán kính cấp điện quá lớn, không đảm bảo an toàn kỹ thuật gây nên thất thoát điện trong quá trình truyền tải ở các ranh giới, đầu mối của đường dây.

+ Do một số thiết bị chuyên dùng chưa đạt được chất lượng tin cậy nên tình trạng, chết, cháy, hỏng hóc ở các trạm biến áp, đường dây và các thiết bị đo đếm thường xuyên xẩy ra.

+ Trong công tác quản lý của Công ty còn chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng lấy cắp điện vẫn còn mặc dù Công ty đã tiến hành kiểm tra xử lý nghiêm, nhưng mức độ vi phạm vẫn không giảm. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận những cố gắng nỗ lực mà Đảng bộ, Ban lãnh đạo và CBCNV Công ty cố gắng đưa tỷ lệ tổn thất điện năng xuống thấp

* Về nhân lực: Năng lực tiếp thu các kỹ thuật cao của CBCNV của Công ty còn yếu cũng là một trong những tồn tại cần quan tâm khắc phục. Nhiệm vụ kinh doanh đặt ra những yêu cầu mới về năng lực của cán bộ quản lý kinh doanh điện năng và nhân viên toàn Công ty, đặc biệt là những kiến thức về quản lý kinh tế thị trường. Đội ngũ lao động cần được trang bị những kiến thức về chuyên môn kỹ thuật tiên tiến. Tuy nhiên trong thời gian qua, công tác này chưa được quan tâm đầy đủ, vẫn còn những khiếm khuyết. Tăng cường nghiệp vụ kinh doanh cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm với mỗi CBCNV là một đòi hỏi cấp bách cần thực hiện trong thời gian tới.

Các nguyên nhân này chính là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty trong thời gian qua chưa cao. Vì vậy công ty cần phải có các giải pháp kịp thời nh m nâng cao hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn tới.

2.4.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Vinaconex P&C

- Yếu tố lao động là một trong những yếu tố hết sức quan trọng trong việc xác định hiệu quả kinh doanh của một công ty bất kì. Nó là chỉ tiêu tính vào chi phí doanh nghiệp, tham gia vào mọi hoạt động của doanh nghiệp, và chính những người lao động là người tạo ra doanh thu cho tổ chức. Trình độ, năng lực, và tinh thần ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Mức lương cũng là một yếu tố hết sức quan trọng, nếu muốn giảm chi phí b ng cách cắt giảm lương nhân viên, điều đó ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng công việc. Nắm bắt được điều đó công ty luôn chú ý tới chế độ tiền lương mức lương, các chính sách hỗ trợ nh m thúc đẩy tinh thần làm việc cho cán bộ công nhân viên, tạo ra môi trường làm việc thoải mái vui vẻ. Tất nhiên, mức lương sẽ phù hợp theo năng lực và trình độ chuyên môn và đó là điều không nhân viên nào phàn nàn. Mặt khác, tạo ra một môi trường làm việc vui vẻ thoải mái tạo cho nhân viên cảm giác vui vẻ khi đi làm từ đó cũng là một cách đơn giản mà đem lại hiệu quả làm việc cao đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng là yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh: Tình hình phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ, tình hình ứng dụng của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất ảnh hưởng tới trình độ kỹ thuật công nghệ và khả năng đổi mới kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp do đó ảnh hưởng tới năng suất chất lượng sản phẩm tức là ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty luôn áp dụng công nghệ khoa học kĩ thuật và luôn không ngừng cải tiến, điều đó giúp ích cho công việc đơn giản và nhanh gọn hơn rất nhiều. Công ty đã đầu tư xây dựng, mở rộng khuôn viên trụ sở chính của công ty, hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 11/2015. Công ty đã tiếp tục đầu tư máy tính, nâng cấp trang thiết bị phần mềm... đảm bảo phục vụ sản xuất và nâng cao điều kiện làm việc cho CBCNV.

- Tình hình tài chính Công ty: Doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh thì không những đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục và ổn định mà còn giúp cho doanh nghiệp có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nh m làm giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.Vì vậy tình hình tài chính của doanh nghiệp tác động rất mạnh tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp đó.

Bảng 2.7. Tỉ trọng nguồn vốn giai đoạn 2013-2018 Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1. Tỉ trọng vốn chủ sở

hữu trên tổng nguồn vốn 39.1% 34.6% 35.3% 37.2% 39.1% 35.5% 2. Tỉ trọng nợ phải trả

Nhìn một cách tổng quát có thể nói r ng, công ty có cơ cấu vốn tăng dần qua các năm, trong đó tỉ trọng về các khoản nợ vẫn nhiều hơn nguồn vốn của chủ sở hữu. Nguồn vốn chủ sở hữu càng nhiều và chiếm tỉ trọng càng cao trong tổng cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp cho thấy tính độc lập tự chủ tài chính doanh nghiệp càng cao. Và ngược lại, tỉ trọng vốn chủ sở hữu thấp cho thấy doanh nghiệp còn bị lệ thuộc nhiều vào các nguồn tiền bên ngoài. Qua 6 năm tài chính vốn chủ sở hữu tăng giảm thất thường nhưng nhìn chung là ở mức sàn sàn như nhau. Có điều tỉ trọng này năm thấp nhất đạt 34,6% vào năm 2014, năm cao nhất chỉ đạt 39,1% vào năm 2017 và năm 2013. Trong khi đó tỉ trọng của các khoản nợ phải trả cao trên 50% trong tổng cơ cấu nguồn vốn của công ty. Cho thấy mức độ độc lập về tài chính chưa thực sự tốt, còn bị lệ thuộc nhiều vào các luồng tiền khác.

Xây dựng hình ảnh công ty;

Trong năm 2018, Công ty đã có các hoạt động ủng hộ các chương trình do các tổ chức xã hội phát động như ủng “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất đọc màu da cam năm 2018”, “ủng hộ xây dựng nhà tưởng niệm các chiến sĩ đảo Gạc Ma” …b ng các hình thức trích quỹ phúc lợi, vận động cán bộ CNV ủng hộ.

Năm 2018 công ty đã tham gia đóng góp để xây dựng nông thôn mới.

Tổng kinh phí đã ủng hộ >300 triệu đồng. Có thể thấy rõ công ty đang xây dựng hình ảnh của mình qua việc khuyên góp, một mặt ủng hộ cho các công tác xã hội giảm nghèo, mặt khác là quảng bá hình ảnh công ty để nhiều người biết đến đặc biệt là trong khu vực. Và khi nhiều người biết đến tên tuổi công ty chắc chắn sẽ có nhiều khách hàng, đối tác đến tìm gặp và từ đó làm tăng số hợp đồng và tăng doanh thu của công ty.

Yếu tố bên ngoài

Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp là các yếu tố doanh nghiệp không thể kiểm soát được chỉ khắc phục nó một cách tốt nhất.

Vì trong ngành sản xuất và kinh doanh điện nên cũng không có quá nhiều đối thủ, đây là một ngành đặc thù, đa số là các đơn vị của nhà nước, nhưng không vì thế mà công ty không nâng cao vị thế của Công ty trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh điện. Công ty cần luôn phải cố gắng nâng cao hiệu quả kinh doanh b ng cách nâng cao chất lượng, tăng thương hiệu trên thị trường. Như vậy đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời tạo ra sự tiến bộ trong kinh doanh, tạo ra động lực phát triển của doanh nghiệp.

- Sự ổn định của nền kinh tế:

Đây là nhân tố quan trọng mà doanh nghiệp quan tâm. Khi nền kinh tế ổn định và tăng trưởng tới tốc độ nào đó thì các hoạt động đầu tư được mở rộng, thị trường vốn ổn định, sức mua của thị trường lớn. Điều đó sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển với nhịp độ phát triển chung của nền kinh tế, do đó sẽ tăng doanh thu và lợi nhuận đảm bảo được hiệu quả sủ dụng vốn kỳ vọng của doanh nghiệp và ngược lại. Giai đoạn 2013-2018 kinh tế thế giới cũng như kinh tế trong nước có nhiều sự thay đổi, nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra ảnh hưởng tới các công ty trên toàn thế giới. Chính vì thế đó cũng được coi là một sự lý giải cho việc tăng giảm thất thường của các chỉ tiêu tại công ty

- Môi trường chính trị - pháp luật

Các yếu tố thuộc môi trường chính trị - pháp luật chi phối mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị được xác định là một trong những tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay đổi của môi trường chính trị có thể ảnh hưởng có lợi cho một nhóm doanh nghiệp này nhưng lại kìm hãm sự phát triển nhóm doanh nghiệp khác hoặc ngược lại. Hệ thống pháp luật hoàn thiện, không thiên vị là một trong những tiền đề ngoài kinh tế của kinh doanh. Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường này nó tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì môi trường pháp luật ảnh hưởng đến mặt hàng sản xuất, ngành nghề, phương thức kinh doanh... của doanh nghiệp. Không những thế nó còn tác động đến chi phí của

doanh nghiệp cũng như là chi phí lưu thông, chi phí vận chuyển, mức độ về thuế... đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh XNK còn bị ảnh hưởng bởi chính sách thương mại quốc tế, hạn ngạch do nhà nước giao cho, luật bảo hộ cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh. Giai đoạn 2013-2018 đã có nhiều sự thay đổi trong bộ máy chính trị. Tuy nhiên, xét về sự bình ổn chính trị là tương đối bình ổn. Chính vì thế yếu tố môi trường chính trị không ảnh hưởng nhiều tới kết quả kinh doanh của công ty và các doanh nghiệp khác.

- Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước:

Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, mọi doanh nghiệp được lựa chọn ngành nghệ sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật và khả năng của mình. Nhà nước tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển SXKD theo ngành nghề mà doanh nghiệp đã lựa chọn và hướng các hoạt động đó theo chính sách quản lý kinh tế vĩ mô. Vì vậy chỉ một thay đổi nhỏ trong cơ chế quản lý và chính sách của nhà nước đều trực tiếp hay gián tiếp đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng của doanh nghiệp. Công ty cũng chịu tác động mạnh từ các chính sách vĩ mô của nhà nước. Một số chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước ảnh hưởng tới công ty là:

+ Chính sách thuế: Thuế là công cụ quan trọng của nhà nước để điều tiết kinh tế vĩ mô nói chung và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng. Chính sách thuế của nhà nước tác động trực tiếp vào hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Bởi vì, mức thuế cao hay thấp sẽ làm cho phần lợi nhuận sau thuế nhiều hay ít, do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

+ Chính sách lãi suất: Lãi suất tín dụng là một công cụ để điều hành lượng cung cầu tiền tệ, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động vốn và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi lãi suất tăng làm chi phí vốn tăng, nếu doanh nghiệp không có cơ cấu cốn hợp lý, kinh doanh không hiệu quả thì hiệu quả sử dụng vốn, nhất là với phần vốn vay giảm sút. Tuy nhiên, giai đoạn 2013-2018 các khoản nợ phải trả công ty chủ yếu là các mục phải trả người lao động, phải nộp ngân sách nhà nước, và người mua trả trước tiền cho công ty mà không phát sinh khoản nợ từ việc đi vay chính vì thế lãi

suất tăng giảm không ảnh hưởng tới vấn đề tài chính công ty giai đoạn này.

+ Chính sách tỷ giá: Tỷ giá hối đoái vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa biểu hiện cung cầu về ngoại tệ. Do sự tác động đến cung cầu ngoại tệ, nên tỷ giá điều tiết sản xuất qua việc thúc đẩy hoặc hạn chế sản xuất hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu. Nếu tỷ giá của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ cao sẽ kích thích xuất khẩu, làm tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và ngược lại. Do đó, khi tỷ giá thay đổi, có doanh nghiệp thu lãi nhưng cũng có doanh nghiệp thu lỗ.

Tóm lại, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố khách quan và chủ quan mà bản thân doanh nghiệp không có khả năng tự điều chỉnh mà phải nắm bắt được quy luật của nó và vận dụng được các quy luậy này vào thực tiễn hoạt động sao cho mang lại kết quả cao nhất. Việc nhìn nhận và đánh giá đúng thực tiễn khách quan sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được những điều kiện tốt, khắc phục được các hạn chế nh m nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Kết luận chương 2

Trong chương 2, tác giả đã nêu khái quát chung về công ty, đặc điểm sản xuất kinh doanh và bộ máy quản lý của công ty. Phân tích các chỉ tiêu, đánh giá cụ thể từng mặt đạt được và chưa đạt được trong quá trình kinh doanh của Công ty. Qua các số liệu thống kê, phân tích cho phép đưa ra nhận xét sau đây:

So sánh tất cả các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty trong 6 năm 2013-2018 ta thấy hầu hết các chỉ tiêu có biến động nhẹ, thể hiện việc kinh doanh của công ty tương đối ổn định, tuy nhiên sự biến động không cùng chiều, và sự tăng giảm thất thường qua các năm. Chính vì thế Công ty cần có những biện pháp khắc phục ngay đảm bảo tính ổn định tốt hơn.

Qua phân tích đánh giá chung hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây cho thấy những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế, tồn tại làm cơ sở đánh giá những thành tựu đã đạt được, và đưa ra các giải pháp khắc phục những tồn tại đó làm tiền đề cho việc đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần vinaconex pc (Trang 67)