Phân tích tình hình tổn thất điện năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần vinaconex pc (Trang 61 - 64)

Lượng điện năng tổn thất: Là chỉ tiêu xác định mức độ tổn thất điện năng dưới dạng số tuyệt đối. Nó được xác định b ng số kWh điện chênh lệch giữa tổng sản lượng điện nhận và tổng lượng điện thương phẩm, bán cho khách hàng.

Lượng điện năng tổn thất cho chúng ta thấy quy mô của tổn thất điện năng và cơ sở để xác định giá trị của tổn thất điện năng.

Như vậy, tổn thất điện năng là lượng điện tổn thất trong tất cả các khâu từ khâu sản xuất (phát điện) truyền tải phân phối điện (quá trình lưu thông) đến khâu tiêu thụ.

* Phân loại tổn thất điện năng: Tổn thất điện năng nói chung bao gồm: + Tổn thất điện năng trong quá trình sản xuất (quá trình phát điện):

Trong quá trình sản xuất điện, phải sử dụng các máy phát điện. Do không sử dụng đồng bộ hệ thống máy phát điện nên không phát huy được hết công suất của máy móc và hiệu quả kinh tế không cao. Do máy phát không phát huy được hết công suất nên một lượng điện cũng đã bị tổn thất.

+ Tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng: Trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng, người ta chia tổn thất thành 02 loại: Tổn thất kỹ thuật và tổn thất thương mại.

- Tổn thất điện năng kỹ thuật: Là tổn thất điện năng xảy ra trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng đến các nơi tiêu thụ.

- Tổn thất kỹ thuật chính gồm có: Tổn thất điện năng trên đường dây; Tổn thất điện năng trong máy biến áp, các thiết bị điện khác … và tổn thất khác, như:

tiếp xúc, rò điện … Tổn thất kỹ thuật là một yếu tố khách quan, chúng ta chỉ có thể giảm thiểu được tổn thất kỹ thuật chứ không thể loại bỏ được hoàn toàn tổn thất kỹ thuật. Tổn thất kỹ thuật cao hay thấp do mức độ hiện tại, đồng bộ, hợp lý của tốc độ sản xuất, truyền tải, phân phối điện năng và trình độ vận hành, quản lý hệ thống này quyết định. Thông thường, trong tổng điện năng tiêu thụ để phục vụ công nghệ truyền tải gồm khoảng 65% tiêu tốn trên đường dây, 30% trong máy biến áp, còn trong các phần tử khác của mạng (cuộn điện kháng, thiết bị bù, thiết bị đo lường…) chiếm khoảng 5%. Bắt nguồn từ sai sót trong tổ chức quản lý kinh doanh điện, dẫn tới sai sót trong đầu tư xây dựng cải tạo lưới điện. Tổn thất kỹ thuật xảy ra ở trên các đường dây, trong máy biến áp, phụ thuộc vào thông số kỹ thuật của đường dây và máy.

Tổn thất điện năng thương mại: Là do tình trạng vi phạm trong sử dụng điện như: lấy cắp điện dưới nhiều hình thức (câu móc điện trực tiếp, tác động làm sai lệch mạch đo đếm điện năng, gây hư hỏng chết cháy công tơ, các thiết bị mạch đo lường…); do chủ quan của người quản lý: công tơ chết, cháy không thay thế kịp thời, bỏ sót hoặc ghi sai chỉ số công tơ, thay thế công tơ định kỳ không theo quy định… dẫn đến điện năng bán cho khách hàng đo được qua hệ thống đo đếm thấp hơn so với điện năng khách hàng sử dụng. Phản ánh trình độ quản lý của doanh nghiệp kinh doanh điện năng, trình độ quản lý càng cao thì lượng điện năng tổn thất thương mại càng thấp. Qua báo cáo tổng kết công tác SXKD của phòng kế hoạch ta thấy tỷ lệ tổn thất điện năng của Công ty như sau:

Bảng 2.6: Bảng tổn thất điện năng

Năm Tỷ lệ tổn thất điện năng (%)

Thực hiện Kế hoạch 2014 7,64 7,65 2015 7,44 7,45 2016 7,68 7,80 2017 7,29 7,30 2018 7,09 7,10

Hình 2.9: Biểu đồ tỷ lệ tổn thất điện năng

Nhìn vào biểu đồ về tổn thất điện năng, ta thấy tỷ lệ tổn thất đã giảm dần theo từng năm, tuy nhiên vẫn còn ở mức cao, nguyên nhân được phân tích như sau:

Lưới điện trung hạ thế không đảm bảo kỹ thuật chất lượng dây dẫn xuống cấp, nhiều mối nối, đường trục chính lưới điện 22kV dài, phụ tải tập trung cuối đường dây, quá tải dẫn đến TTĐN trung thế tăng cao.

Lưới điện hạ thế tiếp nhận từ địa phương có bán kính cấp điện lớn, không đảm bảo kỹ thuật, nên có TTĐN cao.

Tình trạng non tải của một số TBA khách hàng vào những thời điểm tạm ngưng sản xuất. Tổng số TBA khách hàng non tải (công suất sử dụng trung bình dưới 20%) là 969/1351 TBA, chiếm tỷ lệ 71,7% trên tổng số TBA khách hàng, chiếm tỷ lệ 24% trên tổng số TBA Công ty quản lý.

Do địa hình đồi núi nên khó khăn trong công tác vận chuyển công tơ từ nơi cân chỉnh đến nơi lắp đặt, nhiều công tơ sau khi cân chỉnh xong đến khi di chuyển đến nơi lắp đặt đã bị hỏng hóc.

Từ những nguyên nhân trên do đó khả năng thực hiện giảm chỉ tiêu tổn thất còn khó khăn vì vậy cần phải tập trung vận hành tối ưu lưới điện, triệt để khai thác phương

thức kết dây hợp lý, thực hiện các chương trình mục tiêu: chương trình giảm tổn thất điện năng, chương trình giảm suất sự cố để nâng cao chất lượng phục vụ, đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần vinaconex pc (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)