Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 60 - 64)

2.5.2.1 Cơ chế, chính sách

Hiện nay, Luật đất đai năm 2013 và nhiều văn bản, quy định pháp luật mới được ban hành, là một khó khăn rất lớn cho Lãnh đạo, cán bộ chuyên môn và việc cập nhật

giá quyền SDĐ nói riêng; Cộng thêm quy định của Nhà nước còn cồng kềnh, Luật chồng Luật.

Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2015/TT-BTC thì thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm tại Điều 5 Thông tư 48/2012/TT-BTC do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định; căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh ủy quyền hoặc phân cấp cho Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất theo thẩm quyền. Cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì đấu giá quyền sử dụng đất có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị xác định giá khởi điểm tới Sở Tài chính (trong trường hợp giá khởi điểm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc Sở Tài chính quyết định) hoặc Phòng Tài chính - Kế hoạch (trong trường hợp giá khởi điểm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định). Với quy định trên, thì cơ quan tài chính sẽ có trách nhiệm xác định giá khởi điểm trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định.

Theo quy định của Điều 9 Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BTNMT-BTP thì:

“Căn cứ quyết định đấu giá quyền sử dụng đất, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện việc xác định giá khởi điểm của thửa đất đấu giá (gồm giá đất, hạ tầng kỹ

thuật, tài sản gắn liền với đất nếu có) theo quy định của pháp luật và trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phê duyệt… Căn cứ hồ sơ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân

dân cấp tỉnh thực hiện phê duyệt giá khởi điểm của thửa đất đấu giá”. Quy định trên đã khẳng định: Sở Tài nguyên - Môi trường tổ chức thực hiện việc xác định giá khởi điểm của thửa đất đấu giá trình UBND tỉnh phê duyệt, trong khi đó lại không quy định rõ cơ

quan nào thẩm định phương án giá khởi điểm. Điều này là không thống nhất với quy định của khoản 3 Điều 114 của Luật Đất đai năm 2013: “Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh trình Hội đồng thẩm định giá đất xem xét trước khi trình Ủy ban nhân dân cùng

cấp quyết định”

Với quy định chồng chéo này thì việc xác định giá khởi điểm trong đấu giá quyền sử dụng đất sẽ gây khó khăn cho quá trình tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất tại địa phương. Mặt khác, ngày 08/6/2015, Bộ Tài chính vừa ban hành Văn bản số

rõ: Việc xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 thực hiện thống nhất theo Thông tư số

02/2015/TT-BTC.

Như vậy, có thể nói đến thời điểm này, các hướng dẫn về việc xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất chưa đồng bộ, nên việc áp dụng để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất tại địa phương gặp nhiều vướng mắc, khó thực hiện.

Tỉnh Lạng Sơn chưa ban hành những quy định về quy trình thực hiện đấu giá trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Do vậy việc thực hiện đấu giá chưa được thực hiện theo một trình tự nhất định, tài sản đấu giá trên địa bàn các huyện, thành phố khi xây dựng để đưa ra đấu giá, cán bộ chuyên môn còn lúng túng về quy trình thực hiện, các bước thực hiện và điều kiện để đưa khu đất giá đấu giá chưa đủ các điều kiện. Từ đó dẫn đến việc xử lý tài sản để đưa ra đấu giá còn chậm và kém hiệu quả.

2.5.2.2 Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất so với quy hoạch xây dựng chưa đồng bộ

Theo quy định của Luật Đất Đai 2013 thì quy hoạch sử dụng đất sẽ được ban hành trong giai đoạn 10 năm, kế hoạch sử dụng đất sẽ được ban hành 5 năm kỳ đầu và 5 năm; Hàng năm UBND tỉnh ban hành kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện và thành phố.

Khu đất phù hợp với Kế hoạch sử dụng đất hàng năm chưa được cấp nhập theo Quy

hoạch xây dựng đô thị do vậy khi đưa khu đất ra đấu giá phải xem xét và điều chỉnh quy hoạch đô thị để phù hợp với mục đích công năng sử dụng của tài sản đấu giá. Đây là một trong những bất cập trong các tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khó khăn cho công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

2.5.2.3Công tác tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Cơ cấu tổ chức QLNN về bán đấu giá tài sản nói chung và bán đấu giá quyền sử dụng đất nói riêng chưa được ổn định; tổ chức bộ máy của Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản chưa được cơ cấu hợp lý, thiếu bộ phận kế hoạch; biên chế chỉ có 06 người

đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh ngày càng nhiều, với số lượng lớn, nhiều vụ việc phức tạp, do đó có thời điểm chưa đáp ứng với yêu cầu thực tiễn hiện nay. Gần một nửa số đấu giá viên hiện nay chưa qua đào tạo nghề mà được miễn đào tạo, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề còn hạn chế; việc chủ động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức pháp luật liên quan đến bán đấu giá tài sản một cách thường xuyên, chưa được nhiều đấu giá viên coi trọng.

Theo quy định khi thực hiện bán đấu giá quyền sử dụng đất , người có tài sản bán đấu giá ký hợp đồng đấu giá với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp. Do đặc thù tỉnh Lạng Sơn là tỉnh miền núi, nhu cầu bán tài sản không nhiều do vậy tổ chức bán đấu giá trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chỉ có 02 đơn vị đó là Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp và Công ty cổ phần đấu giá Lạc Việt; Chủ yếu cuộc đấu giá quyền sử dụng đất là ký Hợp đồng với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản thuộc Sở Tư

pháp.

Do một số đấu giá viên chưa qua đào tạo nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều đấu giá viên được miễn đào tạo nghề đấu giá, ít được bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ nên mặc dù là những người có kinh nghiệm trong công tác song vẫn còn gặp lúng túng trong quá trình thực hiện pháp luật, nhất là khi điều hành bán đấu giá tài sản.

Công tác ban hành các văn bản quản lý nhà nước về bán đấu giá tài sản chưa được triển khai kịp thời, thiếu đồng bộ.

Hạn chế về sự phối hợp trong công tác quản lý Nhà nước về bán đấu giá tài sản. Hiện nay, công tác quản lý đối với hoạt động bán đấu giá tài sản vẫn còn lỏng lẻo chưa có một cơ quan chức năng đủ điều kiện để quản lý thống nhất hoạt động bán đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh. Thực hiện Luật đấu giá tài sản, trong thời gian tới Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Lạng Sơn sẽ hoạt động cạnh tranh với các Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác trong khuôn khổ pháp luật.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện nay còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Một số cơ quan, tổ chức, người dân

động của đấu giá viên, vị trí vai trò của công tác bán đấu giá tài sản điều này ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả công tác bán đấu giá của tỉnh.

Công tác kiểm tra, thanh tra đôi lúc còn buông lỏng chưa thường xuyên, việc xử lý các vi phạm trong hoạt động đấu giá còn chưa nghiêm, chưa kịp thời dẫn đến hiệu quả quản lý nhà nước chưa cao. Theo Nghị định24/2014/NĐ-CP tổ chứccơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương, thì Sở Tư pháp là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh trong việc quản lý nhà nước đối với hoạt động bán đấu giá tài sản tại địa phương, nhưng Sở Tư pháp lại không có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp bán đấu giá tài sản vì doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, theo đó, chỉ có Sở Kế hoạch - Đầu tư mới có quyền thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp này.

Công tác sơ kết, tổng kết hàng năm hàng năm chưa được chú trọng và đánh giá chưa được đầy đủ công tác quản lý về bán đấu giá tài sản. Chưa có hội nghị chuyên đề về công tác đấu giá mà mới chỉ nằm trong hội nghị sơ, tổng kết công tác tư pháp do Sở Tư pháp tổ chức, do đó việc đánh giá tồn tại, hạn chế chưa sâu chưa có nhiều giải pháp

cho công tác này. Hiện nay, trong công tác bán đấu giá tài sản còn tồn tại một số tình trạng dẫn đến ảnh hưởng tới kết quả cuộc bán đấu giá dẫn đến thất thoát tài sản của Nhà nước đó là: Sự bắt tay thông đồng giữa người có tài sản và tổ chức đấu giá nhằm mục đích trục lợi cho cá nhân hoặc tổ chức mà đã được các bên thống nhất lựa chọn trước dẫn đến việc bán đấu giá chỉ là hình thức, giá bán tài sản không tăng nhiều và làm thất thoát tài sản Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)