Giải pháp quản lý cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 77 - 90)

- Triển khai Luật đấu giá tài sản và các văn bản hướng dẫn thi hành: Trên cơ sở quy định của Luật đấu giá tài sản 2017 Bộ tư pháp giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về đấu giá tài sản; trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang bộ trong việc phối hợp với Bộ Tư pháp trong công tác quản lý nhà nước về đấu giá tài sản. Trong đó đối với tài sản nhà nước thì việc xác định giá khởi điểm, giám định tài sản đấu giá, cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dịch vụ đấu giá do cơ quan tài chính hướng dẫn; đối với tài sản là quyền sử dụng đất thì việc xác định giá khởi điểm, giám định tài sản đấu giá, cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dịch vụ đấu giá do cơ quan tài nguyên và môi trường quản lý; đối với tài sản thi hành án thì việc xác định giá khỏi điểm, giám định tài sản đấu giá, cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dịch vụ đấu giá, chuyển giao tài sản đấu giá do cơ quan thi hành án dân sự quản lý.

Luật đấu giá tài sản quy định trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản nhằm thống nhất trình tự, thủ tục bán đấu giá đối với các loại tài sản phải bán đấu giá, tránh tình trạng quy địnhtản mạn, trùng lặp hoặc mâu thuẫn, chồng chéo trong các văn bản QPPL về bán đấu giá tài sản, qua đó góp phần làm minh bạch hóa hoạt động bán đấu giá tài sản, chống thất thoát tài sản Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Từ những quy định của pháp luật hiện hành UBND tỉnh Lạng Sơn cần phải tiến hành một số nội dung nhằm thống nhất quản lý nhà nước về công tác bán đấu giá tài sản cho phù hợp với quy định của pháp luật:

Rà soát các quy định hiện hành về bán đấu giá tài sản để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới thay thế các văn bản chồng chéo, không còn phù hợp. Hoạt động này bao gồm nhiều nội dung như kiểm tra, đánh giá, tập hợp hóa, hệ thống hóa các quy định của pháp luật thành những nhóm văn bản để phân loại, đánh giá. Một trong những nội dung quan trọng sau khi Hiến pháp 2013 ra đời là cần phải xem xét đánh giá lại toàn bộ hệ thống pháp luật trong đó có cả pháp luật về bán đấu giá tài sản có đảm bảo các yêu cầu như tính đồng bộ, tính thống nhất, tính khả thi.

văn bản trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản. Tuy nhiên không đồng nghĩa với việc Trung ương ban hành văn bản thì địa phương cũng có văn bản cụ thể hướng dẫn. Điều quan trọng là cần xem xét, nghiên cứu những vấn đề mà văn bản Trung ương yêu cầu phải hướng dẫn hoặc văn bản Trung ương chưa quy định hoặc quy định chung chung để từ đó quy định cho phù hợp, khắc phục được sự lúng túng trong quá trình bán đấu giá tài sản.

Đối với những nội dung cụ thể trong quá trình thực hiện pháp luật về bán đấu giá tài sản mà Nhà nước chưa có văn bản quy định hoặc quy định một cách chung chung, việc xây dựng văn bản QPPL của tỉnh cần phải tránh tình trạng mâu thuẫn với văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương.

- Về trình tự, thủtục bán đấu giá đốivới các loại tài sảnbắtbuộcphải bán đấu giá theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm việc bán đấu giá tài sản thực sự khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả, hạn chế tình trạng tiêu cực, thất thoát tài sản của nhà nước. Tạo cơ chế bán đấu giá tài sản tựnguyện phù hợpvới nhu cầu của các cá nhân,

tổ chức trong xã hội. Tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có tài

sản bán đấu giá, người mua được tài sản bán đấu giá, góp phần nâng cao hiệuquả hoạt động bán đấu giá tài sản.

- Về nâng cáo chất lượng nuồn nhân lực: Để nâng cao chất lượng đội ngũ đấu giá viên và tính chuyên nghiệp trong hoạt động hành nghề đáp ứng yêu cầu thực tiễn, Luật đấu giá tài sản quy định theo hướng muốn trở thành đấu giá viên phải tham gia khóa đào tạo nghề đấu giá với thời gian 06 tháng và yêu cầu phải là người có ít nhất 03 năm công tác trong lĩnh vực được đào tạo mới được tham gia khóa đào tạo nghề; tập sự hành nghề đấu giá trong thời gian 06 tháng và đạt yêu cầu kiểm tra kết quả hành nghề đấu giá. Bên cạnh đó Luật đấu giá cũng đã thu hẹp đối tượng được miễn đào tạo nghề đấu giá, theo đó chỉ những người đã qua các khóa đào tạo nghề nghiệp và có kỹ năng hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp và ĩnh vực liên quan như luật sư, công chứng viên, quản tài viên...mới được miễn đào tạo nghề đấu giá. Do vậy, đây là điều kiện quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đấu giá viên. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho hoạt động bán đấu giá tài sản, trên cơ sở tạo nguồn và phát triển đội ngũ đấu

UBND tỉnh Lạng Sơn cần thiết phải thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật đấu giá và vận dụng thích hợp vào tình hình thực tiễn tại tỉnh trong đó đặc biệt chú ý một số nội dung:

+ Chú trọng nâng cao bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ bán đấu giá tài sản, quy tắc đạo đức nghề nghiệp cho những người làm công tác bán đấu giá tài sản trong phạm vi toàn tỉnh, hạn chế vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đấu giá; tạo môi trường giao dịch cạnh tranh lành mạnh.

+ Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, bổ sung biên chế cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, tạo điều kiện thuận lợi để các đấu giá viên thực hiện nghiệp vụ liên quan đến việc bán đấu giá tài sản như đi xác minh tài sản, niêm yết, thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản, tổ chức bán đấu giá tài sản.

+ Nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động bán đấu giá tài sản; quy định chặt chẽ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề đấu giá, quản lý đấu giá viên khi hành nghề. Chúng ta thấy rằng xã hội không ngừng thay đổi và phát triển, các mối quan hệ xã hội ngày càng đa dạng phức tạp thì các văn bản QPPL ngày càng được ban hành nhiều hơn. Do vậy việc cập nhật kiến thức pháp luật mới và nâng cao kỹ năng hành nghề đấu giá cho đội ngũ đấu giá viên là một yêu cầu tất yếu. Tuy nhiên, vấn đề này trong thời gian qua chưa được các cấp chính quyền quan tâm. Cần thông qua việc thống kê, rà soát để có cơ sở tổ chức các lớp tập huấn kiến thức pháp lý, đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng cần thiết trong hoạt đồng bán đấu giá tài sản cho các đấu giá viên, đặc biệt đối với những đấu giá viên chưa qua đào tạo nghề đấu giá. Đây được xem là vấn đề quan trọng, thiết yếu trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ đấu giá viên trong thời gian tới.

+ Đối với các đấu giá viên làm việc trong Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản, bên cạnh những quy định chung thì cần có những quy định phù hợp vì họ là những viên chức nhà nước làm việc trong đơn vị sự nghiệp của nhà nước. Do vậy, cần tăng cường biện pháp giáo dục về tinh thần trách nhiệm, ý thức tận tâm, tận tụy với công việc trong quá trình thực hiện pháp luật về bán đấu giá tài sản. Thực hiện tốt quy định về đạo đức công vụ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định tại Quyết định số 468/QĐ-BTP ngày 26/02/2009 ban hành các quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức Bộ Tư

pháp. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng cần xây dựng tiêu chí cụ thể về tôn vinh nghề nghiệp, danh dự của đấu giá viên. Ban hành và thực hiện nghiêm quy chế quản lý viên chức, gắn với thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ quan nhà nước, nâng cao ý thực trách nhiệm, ý thức tổ chức kỹ thuật; đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, nhất là việc lợi dụng các cuộc bán đấu giá tài sản để trục lợi.

- Về Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về tổ chức, hoạt động bán đấu giá tài sản Hàng năm Sở Tư pháp với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước đối với công tác bán đấu giá tài sản phải xây dựng Kế hoạch kiểm tra hàng năm ít nhất 01 đơn vị. Kế hoạch kiểm tra phải bám sát vào Chương trình công tác của Sở Tư pháp trên cơ sở đã được UBND tỉnh phê duyệt, phải cụ thể các nội dung và thời gian thực hiện. Trong đó đặc biệt tập trung vào các lĩnh vực bán đấu giá những tài sản có giá trị lớn hoặc dư luận có những ý kiến trái chiều.

Thanh tra Sở Tư pháp phải phối hợp với phòng tham mưu quản lý nhà nước về công tác bán đấu giá tài sản để tiến hànhcông tác kiểm tra đảm bảo đạt hiệu quả. Đồng thời

tăng cường kiểm tra để nắm bắt tình hình về tổ chức và hoạt động đấu giá, kịp thời

phát hiện những khó khăn, vướng mắc, sai phạm để tháo gỡ và chấn chỉnh, đưa hoạt độngđấu giá vào nềnếp.

Tăng cường chỉ đạo các cơ quan có liên quan tiến hành kiểm tra hoạt động bán đấu giá tài sản của Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản và doanh nghiệp bán đấu giá tài sản nhằm đảm bảo việc bán đấu giá được thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Kiểm tra việc thực hiện đăng ký hoạt động cho các doanh nghiệp đấu giá tài sản. Kiểm tra, hướng dẫn các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước thực hiện việc chuyển giao tài sản bán đấu giá theo quy định về quản lý tàisản nhà nước.

Tích cực mở rộng các hình thức thanh tra như thanh tra định kỳ, thanh tra đột xuất, thanh tra chuyên đề, thanh tra vụ việc, tổ chức các đợt thanh tra chuyên ngành...Các hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện pháp luật rất tinh vi, phức tạp, do

như Thanh tra tỉnh, cơ quan Công an, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và môi trường và các huyện, thành phố. Trong quá trình thanh tra cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra, đảm bảo kết quả thanh tra phản ánh trung thực, tránh hiện tượng bao che, né tránh, đồng thời xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện pháp luật về bán đấu giá tài sản của những người tham gia đấu giá. Nếu có những vi phạm đủ cấu thành tội phạm phải nhanh chóng chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để truy cứu trách nhiệm hình sự. Cần kiểm tra chặt chẽ việc quản lý danh sách những người tham gia đấu giá để phát hiện những dấu hiệu vi phạm thông đồng, móc nối với nhau. Việc quản lý giữ bí mật danh sách những người tham gia đấu giá là vấn đề mấu chốt, quan trọng nhất, vì nếu không nắm được những người đăng ký tham gia đấu giá thì việc liên hệ, thông đồng, móc nối với nhau khó có thể xảy ra. Do vậy, trong

quá trình phân công công việc, tiếp nhận hồ sơ cần quy định rõ từng phần hành công việc từ mua hồ sơ, nộp hồ sơ đến nộp tiền đặt trước để từ đó xác định trách nhiệm của từng cán bộ khi để xảy ra sai phạm.

Để công tác thanh tra, kiểm tra đem lại hiệu quả, bên cạnh việc vào cuộc của các cơ quan chức năng,. Đây là cơ sở vững chắc trong việc cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện những hành vi thông đồng, dìm giá. Đồng thời, đây cũng là lực lượng đông đảo để làm tốt công tác hòa giải ở cơsở.

Kiên quyết chống mọi biểu hiện bao che, nể nang, nương nhẹ việc xử lý vi phạm pháp luật trong bán đấu giá tài sản. Để làm được điều này cần có sự chỉ đạo đúng đắn, sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân. Cần loại trừ và xử lý nghiêm những biểu hiện can thiệp, cản trở trong quá trình thực hiện pháp luật về bán đấu giá tài sản của chính quyền các cấp về xử lý vi phạm trong bán đấu giá tài sản.

Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động bán đấu giá tài sản. Khẩn trương hoàn thành chương trình quản lý hồ sơ ủy quyền bán đấu giá tài sản trên máy tính và quản lý hồ sơ qua mạng nội bộ của Trung tâm. Đầu tư hệ thống ghi âm, ghi hình cố định tại các phòng bán đấu giá để phục vụ cho công tác quản lý,

kiểm tra của lãnh đạo và sử dụng để làm tư liệu phục vụ cho công tác bồi dưỡng rút kinh nghiệm cần thiết sau này.. Trung tâm trực tiếp quản lý tài sản được bán sẽ tạo

Khi khách hàng trúng đấu giá thì việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng cũng được tiến hành một cách dễ dàng thuận lợi. Các chi phí phát sinh, những rủi ro trong quá trình bảo quản tài sản sẽ giảm bớt khi Trung tâm có đủ điều kiện quản lý tài sản.

3.2.5. Nâng cao hiệu quả bán đấu giá tài

- Đối với tài sản nhà nước trước hết cần xác định giá khởi điểm để bán đấu giá phải được định giá phù hợp với giá thị trường, không định giá thấp tạo kẽ hở trong việc tổ chức đấu giá, quy định bước giá phù hợp tạo điều kiện cho khách hàng có thể trả giá thuận lợi nhất tránh trường hợp quy định bước giá cao nên khách hàng không thể trả giá được tiếp do đó tạo điều kiện cho người trả trước có lợi thế mua được tài sản. Theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 52/2009/NĐ-CP thì đối với tài sản là trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất bao gồm cả quyền sử dụng đất, cơ quan nhà nước có tài sản thuê tổ chức có đủ điều kiện thẩm định giá tài sản. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với cá cơ quan có liên quan xem xét, trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giá khởi điểm. Trường hợp không thuê được tổ chức có đủ điều kiện thẩm định thì Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan thành lập Hội đồng để xác định và trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giá khởi điểm. Đối với tài sản khác thì thủ trưởng cơ quan có tài sản bán thành lập Hội đồng để xác định giá khởi điểm hoặc thuê tổ chức có đủ điều kiện thẩm định giá để làm căn cứ xác định giá khởi điểm.

- Đối với tổ chức đấu giá tài sản cần thực hiện đúng đảm bảo tính công khai, minh

bạch, nghiêm túc trong quá trình đấu giá, giữ kín thông tin về khách hàng đăng ký tham gia đấu giá, đảm bảo tốt an ninh trật tự tại cuộc đấu giá tránh tình trạng thông đồng dìm giá.

- Phải lựa chọn các tổ chức đấu giá có uy tín theo đúng quy định của Luật đấu giá tài sản, không lựa chọn và ký hợp đồng với các tổ chức đấu giá đã có những hành vi vi phạm như: Cá nhân không phải là đấu giá viên mà vẫn điều hành cuộc đấu giá, cố tình cho phép những người không đủ điều kiện tham gia đấu giá. Không niêm yết đấu giá tài sản, không thông báo công khai việc đấu giá tài sản, thực hiện không không đúng quy định về bán hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá, thông đồng móc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 77 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)