Những hạn chế của việc quản lý bán đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nêu
trên xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Thể chế pháp luật về đấu giá tài sản hiện hành chưa đồng bộ, chưa thống nhất và ban hành tại nhiều thời điểm khác nhau đã gây không ít khó khăn khi thực hiện pháp luật về bán đấu giá tài sản. Một số quy định của pháp luật còn chung chung, chưa cụ thể dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện pháp luật về bán đấu giá tài sản; một số quy
viên của Hội đồng định giá đồng thời là thành viên của Hội đồng bán đấu giá hoặc một người có thể vừa là luật sư vừa là đấu giá viên và đồng thời làm giám đốc doanh nghiệp bán đấu giá. Dịch vụ đấu giá là một hoạt động quan trọng trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp nhưng đến nay vẫn chưa có một đạo luật riêng điều chỉnh, văn bản pháp luật chung về trình tự, thủ tục đấu giá mới chỉ là Nghị định.
Quy hoạch đô thị sẽ định ra tính chất, qui mô, phương châm xây dựng đô thị, các bộ phận hợp thành của đô thị, sắp xếp một cách toàn diện hợp lý toàn diện, bảo đảm cho sự phát triển của đô thị được hài hoà và có trật tự, tạo những điều kiện có lợi cho cuộc sống và sản xuất. Tuy nhiên, trong qui hoạch sử dụng đất đai được tiến hành nhằm xác định chiến lược dài hạn về vị trí, qui mô và cơ cấu sử dụng toàn bộ đất đai như bố cục
không gian trong khu vực qui hoạch đô thị còn quy hoạch đô thị thì chi tiết cụ thể từng mục đích sử dụng, quy hoạch sử dụng đất phân theo cơ cấu sử dụng đất theo từng khu vực, dẫn đến khi quy hoạch sử dụng đất hoặc kế hoạch sử dụng đất hàng năm có sự thay đổi, quy hoạch đô thị phải điều chỉnh chi tiết khu vực đó để phù hợp với quy hoạch sử dụng đất hoặc kế hoạch sử dụng đất hàng năm.
Xác định giá đất ảnh hưởng đến kết quả và công tác quản lý đấu giá quyền sử dụng đất, cụ thể thông tin thu thập cao hơn giá thị trường, cuộc đấu giá đó sẽ không có khách hàng tham gia, coi như cuộc đấu giá không thành; Giá khởiđiểm đấu giá quyền sử dụng đất thấp hơn nhiều so với giá thị trường, sẽ có nhiều khách hàng tham gia đấu giá, dễ dẫn đến việc thông thầu giữa các khách hàng đấu giá.
Các quy định của Nghị định số 17/2010/NĐ-CP đã thể hiện một bước chuyên nghiệp hoá đội ngũ đấu giá viên nhưng hiệu lực còn thấp chỉ ở tầm Nghị định, trong khi các quy định khác liên quan đều được điều chỉnh bởi các văn bản Luật, Pháp lệnh. Về chủ trương xã hội hoá về đấu giá tài sản nói chung là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với sự phát triển trong giai đoạn hiện nay. Tuy vậy, chính quyền các cấp chưa cụ thể hoá một cách đầy đủ về điều kiện đảm bảo thực hiện (như hỗ trợ cơ sở vật chất, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức pháp lý để đảm bảo cho đấu giá viên hành nghề trong thực tế…); thiếu văn bản có hiệu lực pháp lý cao ở tầm Luật để điều chỉnh thống nhất hoạt động bán đấu giá tài sản. Vì vậy, hiện tại chưa có cơ sở pháp lý đầy đủ để phát triển
Quy định về điều kiện để trở thành đấu giá viên còn đơn giản, dễ dãi; những trường hợp được miễn đào tạo nghề đấu giá chưa thật sự hợp lý, chưa có quy định cụ thể thời gian phải công tác thời gian đào tạo nghề đấu giá còn ít so với các chức danh bổ trợ tư pháp khác, nhất là chưa có quy định về tập sự hành nghề đối với đấu giá viên do đó chất lượng và tính chuyên nghiệp của đội ngũ đấu giá viên còn hạn chế.
Việc bố trí biên chế cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản chưa ngang tầm với nhiệm vụ, chưa có trụ sở riêng cho Trung tâm mà hiện nay phải ở trung trụ sở của Sở Tư pháp; trình độ và năng lực của một số đấu giá viên còn hạn chế, nguyên nhân này là do trước khi Nghị định số 17/2010/NĐ-CP có hiệu lực (01/7/2010) các đấu giá viên được cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá không phải qua đào tạo nghề đấu giá. Do không qua đào tạo nghề đấu giá nên không được trang bị kiến thức pháp luật về đấu giá cũng như kỹ năng, nghiệp vụ điều hành bán đấu giá tài sản. Quá trình quản lý về bán đấu giá tài sản chủ yếu dựa trên vốn kiến thức và kinh nghiệm của bản thân nên trong quá
trình điều hành bán đấu giá tài sản còn nhiều sai sót, kém linh hoạt, việc xử lý nhiều tình huống còn lúng túng.
Năng lực quản lý tổ chức bán đấu giá tài sản của các cơ quan nhà nước trong quá trình bán đấu giá tài sản vẫn còn hạn chế. Cán bộ được phân công trực tiếp tổ chức quản lý bán đấu giá tài sản lại kiêm nhiệm nhiều công việc khác. Bên cạnh đó, đội ngũ này chưa thường xuyên được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tổ chức đấu giá nên không tránh khỏi những hạn chế, bất cập so với yêu cầu của việc quản lý bán đấu giá tài sản giai đoạn hiện nay của tỉnh Lạng Sơn.
Hiện tại, cơ quan chuyên môn giúp cho UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về lĩnh vực bán đấu giá tài sản là Sở Tư pháp được giao thêm nhiều nhiệm vụ mới như theo dõi tình hình thực hiện pháp luật, quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính, quản lý nhà nước về trách nhiệm bồi thường nhà nước, có những nhiệm vụ tuy không mới nhưng tăng về quy mô như phổ biến giáo dục pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, lý lịch tư pháp, giao dịch bảo đảm… song biên chế không được tăng tương ứng dẫn đến tình trạng ít người nhiều việc. Do vậy, trong công tác tham mưu cho chính quyền quản lý nhà nước trên lĩnh vực tư pháp trong đó có bán đấu giá tài sản có
Tóm lại, các nguyên nhân khách quan, chủ quan nêu trên được thể hiện trên các nội dung đã trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn tới những hạn chế của thực trạng. Việc làm rõ nguyên nhân này rất quan trọng, vì đây là cơ sở để tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý bán đấu giá tài sản ở Lạng Sơn trong thời gian tới.
Kết luận chương 2
Có thể thấy rằng công tác quản lý Nhà nước về bán đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn thời gian qua đã có những bước tiến nhất định và gặt hái được những kết quả quan trọng. Có được những kết quả trên trước hết là sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương tạođiều kiện cho công tác bán đấu giá tài sản được triển
khai thựchiện thuận lợi, thông qua đó đã tạo ra công ăn, việc làm cho nhiều người lao động, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hộicủatỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý Nhà nước về bán
đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnhLạng Sơn cũng có nhữnghạnchế, bấtcập như sựnhận thức chưa đầy đủ của các cấpủy, chính quyềnvề vị trí, vai trò và tầm quan trọng công tác bán đấu giá tài sản; về số lượng và trình độ năng lựccủa đội ngũ đấu giá viên còn
hạnchếdẫn đến hoạt độngquản lý nhà nướcvề công tác bán đấu giá tài sản chưa thực sự đạt hiệu quả cao so với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Việc thành lập, phát triển các doanh nghiệp bán đấu giá tài sản chưa được quan tâm đúng mức, thủ tục hành chính trong hoạtđộng bán đấu giá tài sảnchậmđượccải cách, đổimới.
Do đó để kịp thời khắc phục những hạn chế nêu trên cần đưa ra các giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nướcvề bán đấu giá tài sản trong giai
đoạn tới để công tác bán đấu giá trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn góp phần hơn nữa trong
việc phát triển kinh tế - xã hội củatỉnh Lạng Sơn và đóng góp tích cực vào sự nghiệp
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
ĐẤU GIÁ QUYỀNSỬ DỤNGĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNHLẠNG SƠN