Quyền và trách nhiệm của ngƣời thamgia BHXH tự nguyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện marketing mix bảo hiểm xã hội tự nguyện tại địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 29)

1.1.7.1 Quyền của người tham gia

Ngƣời tham gia BHXH TN có các quyền sau: đƣợc cấp sổ BHXH; yêu cầu tổ chức BHXH cung cấp thông tin về việc đóng, thủ tục thực hiện BHXH, quyền đƣợc

hƣởng chếđộ; nhận lƣơng hƣu hoặc trợ cấp BHXH TN đầy đủ, kịp thời, thuận tiện; hƣởng BHYT khi đang hƣởng lƣơng hƣu; khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nƣớc , cá nhân có thẩm quyền khi quyền lợi hợp pháp của mình bị vi phạm hoặc tổ chức, cá nhân thực hiện BHXH TN có hành vi vi phạm pháp luật về BHXH TN; ủy quyền cho ngƣời khác nhận lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH TN.

1.1.7.2 Trách nhiệm của người tham gia

Ngƣời tham gia BHXH TN có trách nhiệm sau: Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ BHXH TN; Đóng BHXH TN theo phƣơng thức và mức đóng đã lựa chọn; bảo quản sổBHXH theo đúng quy định.

1.1.8. Chếđộ BHXH TN

BHXH TN đƣợc thực hiện gồm 2 chế độ hƣu trí và tử tuất.

1.1.8.1 Chếđộhưu trí

- Đối tƣợng và điều kiện hƣởng lƣơng hƣu hằng tháng: Nam đủ 60 tuổi, nữđủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên; trƣờng hợp nam đủ 60 tuổi, nữđủ 55 tuổi nhƣng thời gian đóng BHXH chƣa đủ20 năm thì đƣợc đóng cho đến khi đủ 20 năm đểhƣởng lƣơng hƣu. Mức lƣơng hƣu hằng tháng đƣợc quy định: Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trƣớc ngày 01 tháng 01 năm 2018 mức lƣơng hƣu hằng tháng của ngƣời đủđiều kiện hƣởng lƣơng hƣu đƣợc tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tƣơng ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ, mức tối đa bằng 75%. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lƣơng hƣu hằng tháng của NLĐ đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này đƣợc tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH và tƣơng ứng với số năm đóng BHXH nhƣ sau: Lao động nam nghỉ hƣu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 22 trở đi là 20 năm; lao động nữ nghỉ hƣu từ năm 2018 trở đi là 15 năm, sau đó cứ thêm mỗi năm, cả lao động nam và nữ đƣợc tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

30 năm) khi nghỉ hƣu ngoài lƣơng hƣu còn đƣợc hƣởng trợ cấp một lần; mức trợ cấp một lần đƣợc tính theo sốnăm đóng BHXH cao hơn sốnăm tƣơng ứng với tỷ lệ hƣởng lƣơng hƣu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì đƣợc tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

- BHXH một lần: Ngƣời tham gia BHXH TN đƣợc hƣởng BHXH một lần khi thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây: Nam đủ 60 tuổi, nữđủ 55 tuổi nhƣng chƣa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục tham gia BHXH; ra nƣớc ngoài đểđịnh cƣ; ngƣời đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhƣ ung thƣ, bại liệt, xơ gan cổ chƣớng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

- Mức hƣởng BHXH một lần: Đƣợc tính theo số năm đã đóng BHXH các tính nhƣ sau: Bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng trƣớc năm 2014; 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trởđi. Trƣờng hợp ngƣời tham gia BHXH TN có thời gian đóng BHXH TN chƣa đủ một năm thì mức hƣởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH TN. Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH TN đƣợc tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian. Thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH của NLĐ đƣợc điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳtheo quy định của Chính phủ.

1.1.8.2 Chếđộ tử tuất:

Bao gồm trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất một lần

Trợ cấp mai táng: Các đối tƣợng sau đây khi chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì ngƣời lo mai táng đƣợc nhận trợ cấp mai táng: NLĐ có thời gian đóng BHXH từ đủ 60 tháng trở lên hoặc ngƣời đang hƣởng lƣơng hƣu.

Mức trợ cấp mai táng: Bằng 10 lần mức lƣơng cơ sở tại tháng mà NLĐ chết. Trợ cấp tuất một lần: Các đối tƣợng sau đây khi chết thì thân nhân đƣợc hƣởng trợ cấp tuất một lần: NLĐ đang đóng BHXH; ngƣời đang bảo lƣu thời gian đóng BHXH; ngƣời đang hƣởng lƣơng hƣu.

Mức trợ cấp tuất một lần: Đối với thân nhân của NLĐ đang đóng BHXH hoặc đang bảo lƣu thời gian đóng BHXH đƣợc tính theo sốnăm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng BHXH trƣớc năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH; trƣờng hợp NLĐ có thời gian đóng BHXH chƣa đủ một năm thì mức trợ cấp tuất một lần bằng số tiền đã đóng nhƣng tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH; trƣờng hợp NLĐ có cả thời gian đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện thì mức hƣởng trợ cấp tuất một lần tối thiểu bằng 03 tháng mức bình quân tiền lƣơng và thu nhập tháng đóng BHXH.

Đối với thân nhân của ngƣời đang hƣởng lƣơng hƣu chết (đƣợc tính theo thời gian đã hƣởng lƣơng hƣu): nếu chết trong 02 tháng đầu hƣởng lƣơng hƣu thì tính bằng 48 tháng lƣơng hƣu đang hƣởng; trƣờng hợp chết vào những tháng sau đó cứ hƣởng thêm 01 tháng lƣơng hƣu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lƣơng hƣu.

1.1.9. Quỹ BHXH TN

1.1.9.1. Nguồn hình thành quỹ

Quỹ BHXH TN đƣợc hình thành từ các nguồn: NLĐ đóng theo quy định; tiền sinh lời từ hoạt động đầu tƣ quỹ; hỗ trợ của Nhà nƣớc ; các nguồn thu hợp pháp khác.

1.1.9.2.Phương thức đóng

NLĐ đăng ký với tổ chức BHXH đóng BHXH TN theo một trong các phƣơng thức sau đây: Hằng tháng, 03 tháng một lần, 06 tháng một lần, 12 tháng một lần, một lần cho nhiều năm về sau nhƣng không quá 5 năm một lần, một lần cho những năm còn thiếu đối với ngƣời tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hƣởng lƣơng hƣu theo quy định nhƣng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì đƣợc đóng cho đủ 20 năm để hƣởng lƣơng.

1.1.9.3. Mức đóng

NLĐ hằng tháng đóng bằng 22% mức đóng do NLĐ lựa chọn để đóng vào quỹ hƣu trí và tử tuất; (mức đóng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức

Căn cứvào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khảnăng ngân sách Nhà nƣớc , địa phƣơng trong từng thời kỳđểquy định mức hỗ trợ, đối tƣợng hỗ trợ, thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH cho NLĐ tham gia BHXH TN.

1.1.9.4. Sử dụng quỹ

Quỹ BHXH TN đƣợc sử dụng vào các mục đích sau: chi trả các chế độ cho ngƣời tham gia BHXH TN theo quy định; đóng BHYT cho ngƣời đang hƣởng lƣơng hƣu theo quy định của pháp luật về BHYT; chi phí quản lý; đầu tƣ để bảo toàn và tăng trƣởng quỹ theo quy định.

1.2. Tổng quan về Marketing - Mix 1.2.1. Khái niệm 1.2.1. Khái niệm

Thuật ngữ Marketing - Mix bắt đầu phổ biến trên thế giới từ năm 1964 qua một bài báo xuất bản mang tên “Các khái niệm Marketing - Mix ” của cựu chủ tịch Hiệp hội Marketing Hoa Kì - Neil H.Border.

Tuy nhiên, Neil H.Border không đi vào định nghĩa cụ thể khái niệm này. Cho đến khi Philip Kotler - vị cha đẻ của marketing hiện đại đƣa ra khái niệm “Marketing - Mix là tập hợp những yếu tố biến động kiểm soát đƣợc của marketing marketing mà công ty sử dụng để cố gắng gây đƣợc phản ứng mong muốn từ phía thịt trƣờng mục tiêu” thì khái niệm này đƣợc chấp nhận một cách rộng rãi.

Theo Đinh Tiên Minh và cộng sự (2012): Marketing - Mix là tập hợp những công cụ marketing mà công ty sử dụng để đạt đƣợc các mục tiêu trong một thị trƣờng đã chọn.

Theo tác giả: Marketing-Mix là tập hợp các hoạt động có liên quan trực tiếp đến dòng chuyển vận của hàng hoá - dịch vụ từ nơi sản xuất – nhà cung cấp tới ngƣời tiêu dùng, nhằm tìm ra các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ, duy trì và phát triển thị trƣờng.

1.2.2. Các thành phần của Marketing - Mix

Trong hoạt động Marketing, Marketing - Mix đóng vai trò chủđạo, góp phần tạo ra định hƣớng đúng đắn cho các hoạt động khác trong chuỗi các hoạt động tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Tùy theo loại hình sản phẩm doanh nghiệp cung ứng

cho khách hàng là sản phẩm dịch vụ hay sản phẩm vật chất mà thành phần của Marketing - Mix sẽ khác nhau:

- sản phẩm vật chất: 4 thành phần: product (sản phẩm), price (giá cả), place (phân phối) và promotion (chiêu thị). Mỗi thành phần đều bắt đầu bằng chữ“P” nên gọi tắt là Marketing - Mix 4P cho sản phẩm.

- sản phẩm dịch vụ: không còn dừng lại ở khái niệm truyền thống 4P, Marketing - Mix của dịch vụ mở rộng thêm 3 thành phần mới bao gồm: people (con ngƣời), physical evidence (yếu tố hữu hình) và process (quy trình) tạo thành một Marketing - Mix 7P cho dịch vụ.

1.2.2.1. Sản phẩm (Product)

Sản phẩm là thành phần cơ bản và quan trọng nhất trong Marketing - Mix. Sản phẩm là những thứ khi tung vào thị thƣờng đƣợc khách hàng chấp nhận, tạo đƣợc sự chú ý và thỏa mãn mong muốn và nhu cầu của khách hàng.

Sản phẩm bao gồm các yếu hữu hình nhƣ: bao bì, màu sắc, kiểu dáng, nhãn hiệu và các yếu tố vô hình tạo ra giá trị tăng thêm cho sản phẩm nhƣ: chế độ thanh toán, dịch vụ giao hàng, chếđộ bảo hành…

Với thị trƣờng cạnh tranh khốc liệt nhƣ hiện nay, khi mà vạn ngƣời bán, trăm ngƣời mua. Việc làm sao để sản phẩm của doanh nghiệp thỏa mãn đúng mong muốn của khách hàng là bài toán nan giải. Vì vậy, bên cạnh việc cải tiến các chức năng cơ bản của sản phẩm các doanh nghiệp còn không ngừng nâng cao các giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Dƣới góc nhìn marketing, sản phẩm tồn tại dƣới 3 hình thái từ bé nhất đến lớn nhất là: sản phẩm cụ thể, dòng sản phẩm và tập hợp sản phẩm. Vì thế, khi xây dựng Marketing - Mix cho sản phẩm, doanh nghiệp cần chú ý đến 3 dạng chiến lƣợc sau:

Chiến lƣợc cho sản phẩm cụ thể

- Chiến lược đổi mới sản phẩm: khi áp dụng chiến lƣợc này, doanh nghiệp sẽ tạo ra sản phẩm mới để cung cấp trên thị trƣờng hiện có hoặc một thị trƣờng hoàn toàn mới. Có hai dạng chiến lƣợc đổi mới sản phẩm gồm: đổi mới phản ứng khi đối

thủ cạnh tranh tung ra sản phẩm mới và đổi mới chủ động khi doanh nghiệp là ngƣời tiên phong đƣa sản phẩm ra thị trƣờng.

- Chiến lược bắt chước sản phẩm: doanh nghiệp thực hiện chiến lƣợc này khi thị trƣờng có tín hiệu đã thay đổi, cụ thể là đối thủ đã tung ra sản phẩm mới. Tuy nhiên, bản thân doanh nghiệp không dám tạo ra sản phẩm mới vì sợ độ rủi ro cao, nhƣng lại sợ sản phẩm của mình bị tụt hậu. Vì vậy, giải pháp cho doanh nghiệp khi đó là bắt chƣớc sản phẩm của đối thủ đã thành công. Quá trình bắt chƣớc có thể giúp tạo sản phẩm mới nếu doanh nghiệp biết tích lũy một cách có chọn lọc các thuộc tính nổi trội nhất từ sản phẩm của đối thủ.

- Chiến lược thích ứng sản phẩm: bao gồm việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm đồng thời giảm giá bán để phù hợp với nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Cụ thể là áp dụng những cải tiến công nghệ, tăng cƣờng kiểm tra quy trình sản xuất để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, bên cạnh đó cần có những phân tích sâu trong chi phí để cắt giảm những khoản chi phí không cần thiết

- Chiến lược tái định vị sản phẩm: doanh nghiệp áp dụng chiến lƣợc này cho sản phẩm với mong muốn xây dựng một vị trí mới về sản phẩm hoặc thƣơng hiệu hiện đang bán trên thịtrƣờng vào tâm trí của khách hàng.

Chiến lƣợc dòng sản phẩm

Khi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp tạo ra các dòng sản phẩm riêng biệt nhằm thu hút khách hàng. Điều này không chỉ giúp khách hàng có đƣợc sựđa dạng hóa trong các lựa chọn mà còn giúp doanh nghiệp phân tán rủi ro một cách tốt hơn. Cụ thể:

- Chiến lược thiết kế các dòng sản phẩm: doanh nghiệp muốn có lợi thế và mức độ an toàn nhất định bằng cách tạo ra một dòng sản phẩm phù hợp và từ từ củng cố dòng sản phẩm đó về chất lƣợng và số lƣợng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt hơn.

- Chiến lược phát triển dòng sản phẩm: tức là phát triển từng sản phẩm trong dòng sản phẩm bằng cách: mở rộng theo hƣớng đi lên, đi xuống hay dãn ra hai bên hoặc bổ sung sản phẩm mới hoàn toàn vào dòng sản phẩm đó.

- Chiến lược hiện đại hóa dòng sản phẩm: doanh nghiệp từng bƣớc hiệu chỉnh các sản phẩm trong dòng sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu ngày một nâng cao của thị trƣờng.

- Chiến lược cải biến dòng sản phẩm: doanh nghiệp tạo thay đổi trong bao bì, kiểu dáng, kích thƣớc của dòng sản phẩm đểthu hút khách hàng hơn.

- Chiến lược loại bỏ dòng sản phẩm: khi dòng sản phẩm nào đó không còn mang tiềm năng phát triển và mang lại lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ loại bỏ chúng để dồn nguồn lực đầu tƣ vào những sản phẩm khác tiềm năng hơn.

Chiến lƣợc tập hợp sản phẩm

- Mở rộng tập hợp sản phẩm: doanh nghiệp theo đuổi chiến lƣợc này sẽtăng số dòng sản phẩm mới một cách phù hợp.

- Kéo dài dòng sản phẩm: nếu dòng sản phẩm vẫn còn tiềm năng phát triển và

đang đƣợc khách hàng ƣa chuộng, doanh nghiệp sẽ kéo dài dòng sản phẩm đó bằng cách thêm một số sản phẩm.

- Tăng chiều sâu của tập hợp sản phẩm: doanh nghiệp theo đuổi chiến lƣợc này sẽ tạo ra nhiều phiên bản khác nhau cho một sản phẩm nhƣ thay đổi kích thƣớc, hƣơng vị nhằm tạo sựđa dạng hóa lựa chọn cho khách hàng.

- Tăng giảm tính đồng nhất của tập hợp sản phẩm: doanh nghiệp muốn mở rộng các dòng sản phẩm khác nhau cùng nhánh hàng hay không tùy thuộc vào mục tiêu chiến lƣợc của công ty.

1.2.2.2. Giá cả (Price)

Giá cả là toàn bộ giá trị mà khách hàng chấp nhận bỏ ra để sở hữu một sản phẩm hay dịch vụ nói cách khác giá cả là số tiền mà khách hàng phải trảđể sở hữu sản phẩm hay dịch vụ mà họ muốn. Trong Marketing - Mix, giá cả là nhân tố duy nhất tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp, trong khi các nhân tố khác lại tạo ra chi phí. Trong ngắn hạn, giá cả là yếu tố mà doanh nghiệp có thể dễdàng điều chỉnh. Vì tính linh hoạt này, đây là yếu tốmà đối thủ dễ sao chép và bắt chƣớc nhất trong việc chạy đua giành giành thị phần.

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của giá cả vì nó là thành phần chính mang lại doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, vào thời gian trƣớc đây, giá cả là yếu tố quan trọng tác động lớn đến quyết định mua hàng của khách hàng thì những năm gần đây, bên cạnh yếu tố giá cả, những yếu tốkhác nhƣ: thái độ tƣ vấn, chế độ thanh toán, phong cách phục vụ, dịch vụ giao hàng, chính sách bảo hành….đã tác động đáng kểđến việc mua hàng của khách hàng. Vì vậy, giá cả bao gồm: giá bán sỉ, giá bán lẻ, tín dụng, khoản chiết khấu, khoản giảm giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện marketing mix bảo hiểm xã hội tự nguyện tại địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)