ThépThái Nguyên trong những năm tới
*Hoàn thiện cơ chế quản lý để nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư.
- Mọi dự án và nguồn vốn đầu tư đều hướng tới mục tiêu đầu tư nhất định. Mục tiêu đầu tư của Doanh nghiệp là lợi nhuận về kinh tế còn đầu tư của nhà nước thì mục tiêu không phải dừng lại ở kinh tế thuần tuý mà gắn với hiệu quả xã hội. Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội, đẩy nhanh tiến độ công cuộc xóa đói - giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, kiểm soát và duy trì sự phân tầng của xã hội trong điều kiện cho phép nhưng không làm tiềm ẩn các nguy cơ bất ổn định xã hội, đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái.
Vốn đầu tư XDCB của NSNN là tiềm lực kinh tế của nhà nước, giữ vai trò chủ đạo đối với toàn bộ nền kinh tế. Với vai trò chủ đạo, NSNN tiên phong trong đầu tư vào những
dự án sản xuất hàng hóa công cộng vừa có quy mô vốn lớn vừa không có khả năng thu hồi vốn, hoặc thu hồi vốn chậm mà các thành phần kinh tế khác không có khả năng hoặc không đầu tư.
Xuất phát từ quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta; xuất phát từ vị trí, vai trò vốn đầu tư phát triển của NSNN đối với nền KT-XH. Do đó quan điểm cơ bản định hướng quản lý vốn đầu tư XDCB của NSNN chủ yếu là để nâng cao hiệu quả KT-XH của vốn.
Thái Nguyên là một tỉnh còn nghèo, có xuất phát điểm về kinh tế thấp.Các nguồn vốn đầu tư XDCB của Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên đều là nguồn cấp của Bộ Y tế, nguồn vốn hỗ trợ nước ngoài không nhiều.Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư càng hết sức cấp bách và cần thiết. Quản lý vốn phải đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng của vốn đầu tư.
*Quản lý vốn phải đáp ứng nâng cao năng lực quản lý của bộ máy
Thông qua đầu tư xây dựng cơ bản, tận dụng các thành tựu khoa học công nghệ phát triển, nhằm xây dựng nhanh cơ sở vật chất từng bước tạo lập tính chủ động trong chiến lược hiện đại hóa, từng bước tiến lên chính quy hiện đại lực lượng Y bác sỹ nhân dân. Những tác động của vốn đầu tư vào lĩnh vực an ninh quốc phòng, cân bằng sinh thái tự nhiên, xã hội làm cho nó trở thành công cụ quản lý và điều hành vĩ mô quan trọng của nhà nước. Dưới góc độ đó, hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản là nhằm nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của bộ máy nhà nước.
*Quản lý vốn phải bảo đảm tự chủ, công bằng, minh bạch
Sản phẩm xây dựng cơ bản được tạo lập thông qua nhiều khâu: Chủ trương đầu tư; chọn nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư; lập và phê duyệt dự án đầu tư; chọn nhà thầu khảo sát, thiết kế công trình; khảo sát, thiết kế, dự toán và phê duyệt thiết kế, kỹ thuật, dự toán công trình; chọn nhà thầu thi công và tư vấn giám sát; tổ chức thi công và giám sát thi công; quyết toán và phê duyệt quyết toán công trình. Tương ứng các khâu của quá trình đầu tư là chi phí và vận hành tác nghiệp của hệ thống các chủ thể: Chủ quản đầu tư, chủ đầu tư, đại diện của chủ đầu tư, các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi
công xây lắp, cung ứng máy móc trang thiết bị và tư vấn giám sát. Hiệu quả của vốn đầu tư, chất lượng của sản phẩm xây dựng cơ bản phụ thuộc vào trách nhiệm và chất lượng tác nghiệp của các chủ thể tham gia vận hành vốn.
Theo cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, hệ thống các chủ thể trên được phân thành hai nhóm, bên mua (bên A) bao gồm các chủ thể đại diện cho nhà nước và bên bán (bên B) bao gồm hệ thống các nhà thầu tư vấn, xây lắp; bên mua cũng phân thành ba nhóm tổ chức, chủ quản đầu tư, chủ đầu tư và đại diện chủ đầu tư. Thông thường, lợi ích giữa bên mua và bên bán là không thống nhất với nhau; trách nhiệm của Ban quản lý dự án, hoặc tư vấn quản lý dự án trước chủ đầu tư và trách nhiệm của chủ đầu tư với chủ quản đầu tư tuy đã được phân định, song không phải luôn luôn được tuân thủ một cách tự giác. Do vậy, đế tạo điều kiện cho von đầu tư xây dựng cơ bản được đầu tư đúng mục tiêu, quy hoạch, .kế hoạch, đảm bảo hiệu quả và không thất thoát, yêu cầu: Cơ chế quản lý phải đáp ứng tính đồng bộ phối hợp giữa các chủ thể theo nguyên tắc tự chủ, công bằng và minh bạch.
*Lành mạnh hoá được các quan hệ kinh tế trong đấu thầu
Trong hoạt động đẩu thầu có hai mối quan hệ kinh tế cơ bản đó là mối quan hệ giữa chủ đầu tư với nhà thầu và mối quan hệ giữa hệ thống các nhà thầu với nhau. Để cho chủ đầu tư tìm kiếm được đối tác thực hiện đáp ứng có hiệu quả các nhu cầu của mình đưa ra trong điều kiện có thể lựa chọn được từ khâu tư vân lập dự án đầu tư đến khảo sát, thiết kế, giám sát, thi. công và mua sắm trang thiết bị, đòi hỏi mối quan hệ kinh tế giữa người mua và người bán và cung ứng dịch vụ tuân thủ các nguyên tắc thương mại của nền kinh tế thị trường; đảm bảo kết hợp nhuần nhuyễn giữa quy luật giá trị với giá cả thị trường và chống mọi biếu hiện về độc quyền bán hoặc độc quyền mua.
Đấu thầu là sự cạnh tranh giữa các nhà thầu với nhau trong tham gia cung ứng sản phẩm xây dựng cơ bản và các dịch vụ liên quan cho chủ đầu tư. Để đảm bảo cho nhà nước mua được những sản phẩm đạt yêu cầu và tạo điều kiện cho kinh tế thị trường phát triển, mối quan hệ kinh tế giữa nhà thầu với nhau phải đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trên một thị trường cạnh tranh hoàn hảo; thông tin đấu thầu phải trở thành một hàng hoá thực thụ; cơ chế đấu thầu phải ngăn ngừa được các hành vi hiệp thương tiêu
cực của các nhà thầu với nhau... Sự lành mạnh các quan hệ kinh tể trong đấu thầu là điều kiện tiên quyết để hạn chế mọi tiêu cực về kinh tế dẫn tới thất thoát và đầu tư kém hiệu quả của mọi nguồn vốn nói chung và nguồn vốn ngân sách nhà nước nói riêng.
*Chế độ bảo hành công trình phải ràng buộc được trách nhiệm kinh tế đối với chất lượng thi công của nhà thầu
Bảo hành công trình là một hình thức nhằm ràng buộc trách nhiệm kinh tế của nhà thầu đối với chất lượng sản phẩm xây dựng cơ bản của nhà thầu, là phương tiện của chủ đầu tư trong việc yêu cầu nhà thầu và huy động tài lực khắc phục kịp thời các sự cố công trình do chất lượng thi công không đảm bảo gây ra. Do tính đa dạng của sản phẩm xây dụng chi phối, nên sự xuống cấp của từng sản phẩm xây dựng cơ bản và chi tiết của từng sản phẩm cũng không giống nhau. Mặt khác, khi thực hiện bảo hành thì Nhà thầu phải dự phòng một khoản kinh phí cho việc bảo hành cho dù công trình có đảm bảo chất lượng, không có sự cố xảy ra, cơ chế này đã sinh ra sự bất bình đẳng đối với những nhà thầu có trách nhiệm - cung ứng sản phẩm đạt chất lượng. Do vậy, để tạo điều kiện cho nền kinh tế thị trường phát triển, đảm bảo lợi thế cạnh tranh cho các Nhà thầu có thương hiệu về chất lượng và quyền lợi của chủ đầu tư, việc hoàn thiện cơ chế bảo hành bảo đảm ràng buộc trách nhiệm kinh tể của nhà thầu đối với chất lượng sản phẩm, công trình.
Từ những luận điểm trên, quan điểm quản lý vốn đầu tư XDCB trước hết phải dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN: Phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, kiểm soát và duy trì sự phân tầng không làm tăng các nguy cơ gây bất ổn xã hội, phá hoại môi trường sinh thái.
3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên