Thực tiễn quản lý vốn đầu tư xây dựngcơ bản từ ngân sách nhà nước trong các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư XDCB tại bệnh viện gang thép, tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 43)

1.2.1.Thực tiễn quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của các đơn vị khác

1.2.1.1. Kinh nghiệm của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

- Công tác quản lý vốn trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và triển khai dự án khá tốt thể hiện: Kiểm soát được khối lượng ước tính và đơn giá thầu, các công tác triển khai dự án nhanh chóng và hiệu quả do vậy không có sự chênh lệch giá vật tư vật liệu, cộng với sự triển khai nhanh đồng bộ nên thời gian dự án thực hiện nhanh không bị giãn và chậm tiến độ trong quá trình thi công nên giảm thiểu được các chi phí phát sinh ngoài như bù giá nhân công và bù giá vật liệu do điều chỉnh đơn giá theo quy định của nhà nước. Giai đoạn từ 2014-2017, Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên triển khai dự án nâng cấp bệnh viện: Xây dựng và đưa vào sử dụng 2 công trình trong khuôn viên bệnh viện (Tòa nhà khối Ngoại 7 tầng, tòa nhà Khoa Khám Bệnh 5 tầng). Và 2 công trình đang

trong giai đoạn hoàn thiện (toà nhà Khối cận lâm sàng 17 tầng, khối nhà Trung tâm U Bướu 12 tầng);

- Công tác thanh toán vốn đầu tư gặp những khó khăn với nhiều nguyên nhân, ví dụ như: do thay đổi thiết kế dẫn đến thay đổi phát sinh lớn hơn 20%; Chờ quyết định điều chỉnh dự án hoặc quyết định phê duyệt quyết toán từ cấp có thẩm quyền; Nhà thầu chậm làm hồ sơ thanh quyết toán theo tiến độ nhưng đơn vị đã thanh toán tạm ứng khá nhiều khối lượng cho nhà thầu trong khi thủ tục không đáp ứng, Đến cuối giai đoạn kết thúc dự án đơn vị buộc phải xin kéo dài dự án do chưa đủ thủ tục thanh quyết toán.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của Bệnh viện A Thái Nguyên:

- Đơn vị thành lập một ban quản lý dự án và thực hiện phân công phân nhiệm cho các cán bộ chuyên môn trong ban, độc lập kiểm soát kỹ thuật, đơn giá; Trong quá trình thực hiện dự án đã sớm phát hiện ra việc tính sai khối lượng không khớp với hồ sơ thiết kế bản vẽ của tư vấn thiết kế; Nhanh chóng thực hiện điều chỉnh tổng mức của cả dự án theo đúng quy định.

- Chưa kiểm soát được khối lượng của dự án do đơn vị thiết kế nâng khối lượng để lấy chi phí tư vấn thiết kế; đơn vị tư vấn thẩm tra và đơn vị tư vấn thiết kế và dự toán có mối quan hệ nên kết quả thẩm tra thẩm định thiếu tính chất khách quan.

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên

- Thực hiện kiểm soát khối lượng tư vấn thiết kế ngay từ đầu dự án, thuê đơn vị thẩm định tư vấn thiết kế độc lập.

- Tăng cường rà soát khối lượng dự án hạn chế điều chỉnh dự án vượt quá 20% dẫn đến phải điều chỉnh dự án và cân đối phát sinh tăng với phát sinh giảm làm ảnh hưởng đến khả năng cân đối vốn đầu tư.

- Hoàn thiện thể chế phải đảm bảo tính đồng bộ và có tầm chiến lược lâu dài, hạn chế những điều chỉnh mang tính sự vụ, cục bộ và xử lý tình thế trong một thời gian ngắn.

- Chi tiết và công khai hoá các quy trình xử lý các công đoạn của quá trình đầu tư để thúc đẩy công cuộc giám sát cộng đồng và nâng cao năng lực quản lý của chính các khoa phòng sử dụng khai thác dự án sau khi đưa vào sử dụng

- Nâng cao vai trò tiên phong của cán bộ chủ chốt với tinh thần “dám làm, dám chịu trách nhiệm” và sẵn sàng đối thoại trực tiếp với CBCC của Bệnh viện.

- Kiểm soát ứng và thanh toán vốn sát với khối lượng thực tế, tránh tình trạng tạm ứng và thanh toán vượt quá khối lượng thực hiện dẫn đến hệ quả là thiếu khối lượng hoàn ứng hoặc vượt tỷ lệ phần trăm thanh quyết toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư XDCB tại bệnh viện gang thép, tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)