Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư XDCB tại bệnh viện gang thép, tỉnh thái nguyên (Trang 87 - 91)

- Lập kế hoạch trong đầu tư xây dựng chưa thực sự sát thực tế

Hầu hết các dự án được đầu tư đều xuất phát từ nhu cầu thực tế và trên cơ sở quy hoạch chung, nhưng thực tế có trường hợp không có quy hoạch, hoặc quy hoạch chưa hợp lý phải điều chỉnh lại, duyệt lại hoặc trong quá trình lập dự án do khảo sát không kỹ, lựa chọn địa điểm chưa thích hợp, đầu tư không đồng bộ giữa các hạng mục... Xác định quy mô công trình vượt quá nhu cầu sử dụng, nguyên nhân này đều dẫn đến lãng phí, thất thoát tiêu cực ở khâu này khá lớn.Như vậy, sai lầm trong chủ trương đầu tư sẽ gây lãng phí, thất thoát nghiêm trọng nhất, cả về lãng phí trực tiếp và lãng phí về gián tiếp. Khảo sát không đảm bảo chất lượng, chưa sát với thực tế hoặc không đúng với những tiêu chuẩn, quy chuẩn dẫn đến việc phải khảo sát lại hoặc phải phải thay đổi, bổ sung, điều chỉnh thiết kế, phương án thi công nhiều lần, kéo theo là làm thay đổi dự toán, làm chậm tiến độ thi công,... gây lãng phí thời gian, tiền của của dự án; thiết kế không đảm bảo chất lượng, không đồng bộ gây lún, nứt; phương án thiết kế không hợp lý, sử dụng vật tư, vật liệu không phù hợp với loại công trình (sử dụng vật liệu quá đắt tiền cho công trình cấp thấp); việc chọn hệ số an toàn quá cao, tính toán không chặt chẽ gây lãng phí vật liệu xây dựng.

Thi công không đảm bảo khối lượng theo thiết kế được phê duyệt hoặc thi công không đúng thiết kế dẫn đến phải phá đi làm lại; sử dụng vật liệu không đảm bảo chất lượng; khai khống khối lượng; ăn bớt vật liệu trong quá trình thi công, chất lượng công trình không đảm bảo...

- Bố trí kế hoạch vốn còn dàn trải, nợ đọng xây dựng còn cao

Theo số liệu thống kê về bố trí kế hoạch vốn từ Sở tài chính; Sở kế hoạch và đầu tư thấy có xu hướng tập trung hơn. Những dự án chuyển tiếp được ưu tiên hơn trong việc bố trí kế hoạch, những dự án xây dựng mới chỉ là những dự án có tính chất thực sự cấp bách. Tình trạng dự án phải điều chỉnh nội dung và tổng mức đầu tư có xu hướng giảm, việc điều chỉnh tổng mức đầu tư theo đúng quy định hiện hành. Những dự án chậm tiến độ dần được khắc phục và đặc biệt là những dự án hoàn thành được phê duyệt quyết toán được ưu tiên bố trí kế hoạch vốn dứt điểm. Tuy nhiên tình trạng đầu tư dàn trải còn nhiều. Bố trí danh mục các dự án đầu tư quá phân tán, dàn trải, không sát với tiến độ thi công của dự án đã được phê duyệt, bố trí kế hoạch đầu tư cho dự án không đủ điều kiện dẫn đến kéo dài thời gian thi công, chậm đưa vào sử dụng làm giảm hiệu quả đồng vốn đầu tư; bố trí kế hoạch đầu tư chỉ chú trọng kế hoạch khối lượng, không xây dựng kế hoạch vốn dẫn đến phát sinh mất cân đối giữa kế hoạch khối lượng và kế hoạch vốn dẫn đến hiện tượng thừa thiếu vốn giả tạo cho các dự án; bố trí kế hoạch đầu tư hàng năm cho các dự án không theo sát tiến độ đầu tư thực hiện dự án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt trong quyết định đầu tư... - Tổ chức thực hiện quản lý đầu tư XDCB còn nhiều bất cập

Thẩm định và phê duyệt dự án, thiết kế, dự toán và tổng dự toán: Việc cho phép lập, tiến hành thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư không căn cứ vào kế hoạch tổng thể, không cân đối được khả năng huy động vốn từ các kênh, chính vì việc duyệt dự án tràn lan dẫn đến những dự án được duyệt hoặc đã được khởi công nhưng không có vốn thanh toán. Những vấn đề này tạo nên bức xúc về tình trạng nợ đọng XDCB.

- Công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng vẫn còn những khiếm khuyết trong quá trình thực hiện, dẫn đến một số nhà thầu trúng thầu nhưng năng lực thực tế không đáp ứng, làm giảm chất lượng công trình, thời gian thi công kéo dài, làm tăng chi phí.

- Công tác giám sát thi công vẫn còn lỏng lẻo, nghiệm thu công trình chưa thực hiện đầy đủ quy trình.

Những năm gần đây tại Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên việc thành lập các Ban quản lý dự án được tổ chức theo dạng: không chuyên trách (kiêm nhiệm). Ngược lại, ban quản lý không chuyên thì gặp khó khăn nhiều trong việc sắp xếp cán bộ và thường kiêm nghiệm công việc, công việc không ổn định.

Ban quản lý chuyên trách sẽ có ưu điểm hơn ban quản lý kiêm nhiệm về trình độ, năng lực điều hành quản lý tiến độ thi công, quản lý vốn đầu tư, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Do số lượng cán bộ được bố trí tương đối đông nên có điều kiện tổ chức và phân công mang tính chất chuyên ngành, cán bộ của ban quản lý chuyên ngành. Trên thực tế tại Sở Y tế chưa có quy chế trong việc giao nhiệm vụ chủ đầu tư. Các đơn vị không chuyên môn về xây dựng nhưng vẫn giao chủ đầu tư dẫn đến quản lý hoạt động đầu tư gặp rất nhiều khó khăn.

Những tồn tại trên làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ xây dựng, chất lượng công trình và hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng.

Chưa tách chức năng quản lý về công tác chuyên môn và quản lý dự án của chủ đầu tư(thuộc về quản lý tổ chức bộ máy…)

Những Ban quản lý tại bệnh viện, lãnh đạo Ban quản lý thường là Giám đốc hoặc cán bộ làm công tác tổng hợp, thủ quỹ, như vậy một cán bộ có thể đóng vai trò quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực vừa đóng vai trò quản lý dự án. Vấn đề này tác động tới việc quản lý nhà nước của cán bộ kiêm nhiệm đối với quản lý dự án làm cho hoạt động đầu tư xây dựng đi chệch với mong muốn về quản lý nhà nước ở lĩnh vực đầu tư xây dựng. - Công tác thanh quyết toán và giải ngân hàng năm chưa đáp ứng tiến độ đề ra, tạo nên nợ đọng, làm giảm hiệu quả vốn đầu tư.

- Giám sát, kiểm tra, thanh tra trong đầu tư XDCB còn nhiều bất cập. Hiện nay, để kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản chúng ta có nhiều cơ quan tuy đã làm được nhiều việc nhưng vẫn còn những bất cập, có sự chồng chéo, không

thực sự hiệu quả, Tỷ lệ giảm giá trị sau kiểm tra, thẩm định giữa các năm có chiều hướng giảm đi là do chất lương công trình thi công tăng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận văn đã tóm tắt được đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, từ đó chỉ ra được ảnh hưởng của nó tới công tác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn toàn tỉnh nói chung cũng như Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên nói riêng. Điều quan trọng là luận văn đã đánh giá đúng thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Bệnh viện Gang ThépThái Nguyên. Đây là nội dung rất quan trọng, có giá trị cao, không những đề ra phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế, nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Bệnh viện Gang ThépThái Nguyên mà còn giúp cho các nhà quản lý trong việc nghiên cứu sửa đổi bổ sung Luật Ngân sách nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cơ bản cho phù hợp với thực tiễn.

Qua việc nghiên cứu, khảo sát, tổng kết đánh giá thực tế đã chỉ ra được rằng với cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay, Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, tuy nhiên cũng còn có hạn chế trong quá trình thực hiện dự án từ khâu lập kế hoạch, duyệt chủ trương đầu tư đến khi dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng và thanh, quyết toán nên cần phải thay đổi để đồng vốn mà ngân sách nhà nước bỏ ra đầu tư thực sự có hiệu quả.

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI BỆNH VIỆN GANG THÉP THÁI NGUYÊN

3.1. Phương hướng đầu tư và quan điểm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bảncủa Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư XDCB tại bệnh viện gang thép, tỉnh thái nguyên (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)