7. Cấu trúc của luận văn
2.6.1. Những kết quả đạt được
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các sở, ngành của tỉnh, cấp ủy, chính quyền các cấp đã tập trung tổ chức quán triệt nghiêm túc Nghị quyết, xây dựng và ban hành chương trình hành động, kế hoạch thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (Khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Các cấp, các ngành đã có sự quan tâm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng NTM theo lĩnh vực ngành phụ trách.
- Nhận thức của cán bộ, đảng viên và đông đảo nhân dân về xây dựng nông thôn mới được nâng lên, tạo được sự đồng thuận và quyết tâm cao trong thực hiện mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Xây dựng nông thôn mới đang trở thành phong trào rộng khắp, huy động được sự tham gia của người dân và cộng đồng.
* Khó khăn
Xây dựng nông thôn mới là lĩnh vực rộng, nhiều nội dung nên việc tổ chức thực hiện còn gặp nhiều khó khăn.
- Các xã đã thực hiện các mô hình phát triển sản xuất, nhưng số lượng còn ít, mô hình sản xuất còn phân tán, dàn trải, quy mô nhỏ, chưa tạo được vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn, chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra do nguồn vốn đầu tư và kinh phí hỗ trợ còn ít, lồng ghép nguồn vốn còn hạn chế, hiệu quả chưa cao.
- Tuy tổng vốn đầu tư tăng qua các năm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu có một số dự án thực hiện kéo dài, chậm phát huy tác dụng hoặc đã hoàn chỉnh nhưng chưa thể đi vào thực hiện do thiếu vốn, ảnh hưởng đến lợi ích của cả nhà đầu tư và của toàn huyện.
- Vốn đầu tư trên địa bàn huyện vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ Trung ương, tỉnh do đó đã giảm khả năng tự chủ và năng động trong các hoạt động đầu tư của huyện. Về cơ cấu theo nguồn vốn đầu tư, hoạt động đầu tư nước ngoài chững lại trong một vài năm trở lại đây.
- Tuy cơ sở hạ tầng đã được đầu tư nâng cấp song ở một số địa phương vẫn còn tình trạng một số cơ sở hạ tầng bị xuống cấp, đặc biệt là các xã ở vùng sâu, vùng xa; một số tuyến đường giao thông được mượn làm đường công vụ để thi công tuyến Quốc lộ 3 mới Thái Nguyên - Bắc Kạn hiện hư hỏng nặng chưa được đầu tư bù đổi. Hiệu quả đầu tư vào các ngành vẫn chưa đạt được mức đề ra, cơ cấu nông nghiệp chậm chuyển đổi, công nghiệp tuy có những bước phát triển nhưng chưa bền vững.
- Tiến độ thực hiện một số dự án còn chậm, ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư và hiệu quả hoạt động của dự án. Hai khâu còn gặp nhiều trở ngại nhất là chuẩn bị đầu tư và giải phóng mặt bằng. Mặc dù việc huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn xây dựng Chương trình nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2017 ở huyện Định Hóa ngày càng được tăng cường và hoàn thiện, song vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của chương trình. - Huy động tổng hợp từ các nguồn lực, song trên thực tế, nguồn vốn này chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, huy động vốn từ doanh nghiệp còn thấp. Lý do còn nhiều tồn tại trong triển khai cơ chế, chính sách huy động nguồn lực đầu tư:
+ Thứ nhất, chính sách đầu tư cho NNNT còn bất cập. Nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu, cơ cấu đầu tư chưa thật hợp lý. Phân bổ vốn theo kế hoạch hàng năm nên chưa chủ động về vốn.
+ Thứ hai, nguồn vốn FDI và ODA đầu tư cho xây dựng NTM chưa nhiều. Nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm hạn chế, nhỏ cả về quy mô dự án và tỷ trọng vốn đầu tư so với vốn FDI vào các ngành công nghiệp và dịch vụ. + Thứ ba, cơ chế chính sách thu hút DN và hỗ trợ người dân đầu tư vào nông nghiệp chưa đủ sức hấp dẫn và hiệu quả.
Để huy động nguồn vốn cần tiếp tục đề xuất các đề án cụ thể, trong đó làm rõ tính minh bạch trong quá trình điều hành, phân bổ, sử dụng hiệu quả nguồn vốn, có sự theo dõi, giám sát và quản lý đầu ra từng khâu.